Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường E F Từ Km 0 00 Đến Km 6 477 69 Thuộc Xã Nghĩa Lạc Huyện Nghĩa Đàn Tỉnh Nghệ An
PREMIUM
Số trang
148
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1656

Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường E F Từ Km 0 00 Đến Km 6 477 69 Thuộc Xã Nghĩa Lạc Huyện Nghĩa Đàn Tỉnh Nghệ An

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Sau 5 năm học tại trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam là quãng thời gian

đầy ý nghĩa đối với tôi, để đánh giá kết quả học tập của mỗi sinh viên đồng thời

giúp sinh viên tổng hợp và củng cố các kiến thức đã học, vận dụng các kiến thức đó

vào thực tế sản xuất , bước đầu giúp sinh viên làm quen với mỗi công việc của

người cán bộ kỹ thuật, được sự đồng ý của bộ môn công trình khoa cơ điện và công

trình trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành thực hiện tên đề tài.

“Thiết kế đường ô tô tuyến E-F đoạn từ km0+00 ÷ km6+477.69 thuộc xã

Nghĩa Lạc huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An”

Sau gần 3 tháng làm việc khẩn chương với sự giúp đỡ tận tình của các thầy

cô giáo trong bộ môn kỹ thuật xây dựng công trình tôi đã hoàn thành bản khóa luận.

Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ tấm lòng cảm ơn chân tình và sâu sắc nhất

tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa cơ điện và công trình, các bạn bè đồng

nghiệp, các cán bộ nhân viên trong công ty TNHH TM & XD Thu Ngân và đặc biệt

là thầy giáo Th.s Trần Việt Hồng người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình làm bản khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2012

SVTH

Nguyễn Văn Dƣơng

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giao thông vận tải là huyết mạch của mọi quốc gia, một quốc gia muốn phát

triển không cách nào khác là phải có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh, trong đó

cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải chiếm vị trí số 1. Đối với nước ta, một nước có nền

kinh tế đang ở giai đoạn phát triển - cần phải có cơ sở hạ tầng tốt - thì giao thông

đường bộ ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Nhằm củng cố những kiến thức đã được học và giúp cho sinh viên nắm bắt

thực tiễn, Bộ môn Kỹ thuật xây dựng công trình – Khoa cơ điện và công trình –

Trường Đại Học Lâm Nghiệp tổ chức đợt bảo vệ tốt nghiệp với mục tiêu đào tạo đội

ngũ kỹ sư ngành xây dựng cầu đường giỏi chuyên môn, nhanh nhậy trong lao động

sản xuất, phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là

những điều tâm huyết nhất của nhà trường nói chung và các thầy, các cô trong bộ

môn nói riêng.

Là một sinh viên lớp 52KTXDCT Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam,

được sự đồng ý của Bộ môn Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình, Khoa Cơ Điện &

Công Trình và Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, em được làm

khóa luận tốt nghiệp với nhiệm vụ tham gia thiết kế một đoạn tuyến với số liệu thực

tế.

Khoá luận tốt nghiệp gồm ba phần:

- Phần I: Hồ sơ báo cáo lập dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến EF.

Thuộc xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Đànn, tỉnh Nghệ An từ Km0+00  Km6+477.69

-Phần II: Thiết kế kỹ thuật 1Km từ Km4+00  Km5+100

- Phần III: Tổ chức thi công chi tiết mặt đường tuyến EF.

2

PHẦN I

LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƢ TUYẾN E ÷ F

KM 0+00 ÷ KM 6+477.69

Chƣơng 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu về vị trí tuyến

Tuyến E - F nằm trong dự án đường quốc lộ, tuyến xuất phát từ làng Mồn, xã

Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Đàn đi qua UBND xã Nghĩa Bình, Nghĩa Lợi, huyện

Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Điểm khống chế:

 Điểm đầu tuyến: E

 Điểm cuối tuyến: F

Căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế và bình đồ địa hình khu vực tỉ lệ 1: 10000,

đường đồng mức cách nhau 5m. Tuyến dài 6+477.69 Km đi qua các khu vực dân

cư rải rác.

Tên dự án: Thiết kế mới tuyến đường EF, giai đoạn lập dự án đầu tư.

1.2. Các căn cứ thiết kế

Cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông nói riêng trong đó có mạng

lưới đường bộ luôn là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế của bất kì

quốc gia nào trên thế giới. Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều đổi

thay to lớn do sự tác động của cơ chế thị trường, kinh tế phát triển, xã hội ngày càng

ổn định văn minh làm phát sinh nhu cầu vận tải. Sự tăng nhanh về lượng phương tiện và

chất lượng phục vụ đã đặt ra yêu cầu bức bách về mật độ và chất lượng của mạng lưới

giao thông đường bộ. Tuyến E-F là một bộ phận sẽ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu

đó.

Việc xây dựng tuyến sẽ đáp ứng được sự giao lưu của dân cư trong vùng về

kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân

dân trong vùng, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tuyến đường được xây dựng làm rút ngắt thời gian, tăng khả năng vận

chuyển hàng hoá cũng như sự đi lại của nhân dân. Đặc biệt nó còn phục vụ đắc lực

cho công tác quốc phòng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuyến E-F đi qua địa phận xã Nghĩa Lạc. Đây chính là điều kiện để Nghĩa

Lạc phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Như vậy dựa trên những nhu cầu và cơ sở thiết kế trên việc xây dựng tuyến

E-F là hết sức hợp lý.

3

1.3. Các quy trình và quy phạm sử dụng trong thiết kế

Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10000

Quy trình khảo sát:

+ Quy trình khảo sát thiết kế đường Ô tô 22TCN 263 - 2000

+ Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 82 - 85

+ Quy trình khảo sát địa chất 22TCN 27 – 82

Các quy trình quy phạm thiết kế:

+ Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 - 05

+ Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211 - 06

+ Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 272-05 Bộ GTVT

+ Quy trình thiết kế áo đường mềm và áo đường cứng theo hướng dẫn của

AASHTO - 86

+ Quy trình thiết kế điển hình cống tròn 533-01-01

+ Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01

+ Tiêu chuẩn tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ 22 TCN 220-95.

4

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại II, 02 thị xã và 17 huyện:

Thành phố Vinh; Thị xã Cửa Lò; Thị xã Thái Hòa.

Gồm 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con

Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn.

7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn

Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp

và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc

xuống Đông - Nam.

Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

Vị trí địa lý huyện Nghĩa Đàn.

Nghĩa Đàn là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, nằm phía bắc của tỉnh,

cách thành phố Vinh chừng 90 km, giáp các huyện Quỳnh Lưu, Quỳ Châu, Yên

Thành, Tân Kỳ, Quế Phong.

Huyện Nghĩa Đàn nằm trong khoảng từ 19°13' đến 19°33' vĩ độ Bắc và 105°18'

đến 105°35' độ kinh đông.

 Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá

 Phía Nam giáp Huyện Tân Kỳ và huyện Quỳnh Lưu

 Phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu

 Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp

 Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 85 km.

Nghĩa Đàn có diện tích tự nhiên là 75.578 ha, chiếm 4,5% tổng diện tích tự

nhiên của tỉnh Nghệ An.

Có quốc lộ 48 chạy dọc xuyên suốt huyện, có đường mòn Hồ Chí Minh chạy

ngang, điều kiện giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Địa hình

Nghĩa Đàn có địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi của

tỉnh. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao

quanh là các dãy núi có độ cao từ 300 m đến 400 m như Chuột Bạch, Cột Cờ, Bồ

Bồ, Hòn Sương…

Thời tiết, khí hậu

Nghĩa Đàn là nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, chịu sự tác động

trực tiếp của gió mùa Tây-Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng8) và gió mùa

Đông Bắc lạnh ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ bình quân hàng

5

năm là 23,0°C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 41,6°C, cao hơn so với trung bình hàng

năm là 0,2°C, tổng nhiệt bình quân hàng năm: 8 503°C.

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1591,7 mm (trong khi bình quân vùng

Phủ Quỳ là 1563 mm, toàn tỉnh là 1853 mm), lượng mưa phân bố không đồng đều

trong năm: mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10.

Mùa khô lượng mưa không đáng kể. Hướng gió chủ yếu là Tây Bắc, Đông

Nam, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam (gió Lào) khoảng từ

tháng 5 đến tháng 8.

Đặc điểm khí hậu nêu trên là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng các loại cây,

con vùng nhiệt đới.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên: 75578 ha

Trong đó:

 Đất nông nghiệp: 35345 ha

 Đất lâm nghiệp: 22203 ha

 Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 6150 ha

Theo các tài liệu cập nhật mới nhất của sở Tài nguyên – Môi trường Nghệ

An thì Nghĩa Đàn có 14 loại đất chính thuộc 2 nhóm lớn theo nguồn gốc phát sinh:

đất thuỷ thành và đất địa thành.

Nhóm đất thuỷ thành có diện tích 18672 ha chiếm 25,3% đất toàn huyện gồm

6 loại đất sau:

 Đất phù sa ven sông được bồi đắp hàng năm: 1.400 ha (1,9%)

 Đất phù sa không được bồi: 4110 ha (5,6%)

 Đất phù sa có nhiều sản phẩm beranit: 4680 ha (6,3%)

Các loại đất này phân bố chủ yếu ở hai bên sông Hiếu

 Đất nâu vàng phát triển trên vùng phù sa cổ lũ tích 3610 ha (4,9%)

 Đất dốc tụ

 Đất feralit biến đổi do trồng lúa.

Tóm lại, tài nguyên đất của huyện Nghĩa Đàn rất phong phú, thích hợp với

nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Đây là thế

mạnh để phát triển lâu dài các ngành kinh tế của huyện.

Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê năm 2005, tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là:

22203 ha chiếm 29,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

 Đất rừng tự nhiên: 15321,31 ha chiếm 69,3%

6

 Đất rừng trồng: .6831,69 ha chiếm 30,7%

Tài nguyên rừng của huyện rất phong phú, có nhiều loại gỗ quý với trữ lượng

lớn, đây là nguyên liệu chính phục vụ sản xuất mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng. Có

nhiều loài thú quý hiếm nhưng hiện nay đang có nguy cơ cạn kiệt do săn bắn và do

thiếu nơi cơ trú. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm do việc khai thác chưa hợp

lý. Tuy nhiên, huyện cũng đã và đang cố gắng tăng diện tích rừng trồng nhằm cân

bằng lại hệ sinh thái vốn phong phú, đa dạng đang có nguy cơ bị tàn phá nặng nề.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Nghĩa Đàn có các loại sau:

 Đá bọt bazan (làm nguyên liệu phụ gia cho xi măng) có trữ lượng 100-150 triệu m³

 Đá vôi và đá hoa cương, trữ lượng một triệu m3, tập trung ở xã Nghĩa Tiến.

 Sét, gạch ngói: Trữ lượng 6-7 triệu m³, tập trung ở xã Nghĩa Hoà, Nghĩa

Thắng, Nghĩa Quang.

 Nước khoáng cacbonat: Lưu lượng 11/s ở Nghĩa Quang.

 Than Việt Thái: Mỏ than non, trữ lượng bé.

 Thiếc: Điểm mỏ Nghĩa Liên, trữ lượng bé.

Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và dồi dào, trữ lượng lớn, thuận lợi cho

việc phát triển ngành công nghiệp khai thác, cung cấp đầu vào cho công nghiệp sản

xuất vật liệu xây dựng.

Tài nguyên nƣớc - thuỷ sản

 Nguồn nước bề mặt

Chủ yếu là từ sông Hiếu, sông Dinh và trên 50 chi lưu lớn nhỏ. Sông Hiếu là

nhánh sông chính của hệ thống sông Cả, chảy qua địa phận huyện Nghĩa Đàn với

chiều dài trên 50 km (từ ngã ba Dinh đến khe Đá). Tổng lưu lượng dòng chảy bình

quân nhiều năm qua Nghĩa Đàn là 3,7 tỷ m3

nước. - Dòng chảy lớn nhất mùa lũ:

5810m3

/s - Dòng chảy mùa kiệt chỉ đạt: 13m3

/s Sông Hiếu có 5 nhánh chảy vào đó

là: - Sông Sào: có lưu vực 160km2, dào 34km. - Khe Cái: dài 23km. - Khe Hang:

dài 23km - Khe Diên: dài 16km

 Nguồn nước ngầm

Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đánh giá chính thức về nguồn nước ngầm ở

huyện Nghĩa Đàn nhưng qua thực tế cho thấy mạch nước ngầm ở huyện Nghĩa Đàn

tương đối dồi dào. Khả năng khai thác nguồn nước ngầm phục vụ các ngành sản

xuất là rất lớn.

Dân cƣ

Huyện Nghĩa Đàn có 61754,01 ha diện tích tự nhiên và 129158 nhân khẩu

7

2.1. Đƣờng sông

Trong khu vực tuyến có một số con sông suối nhỏ tuy nhiên chỉ có nước về mùa

mưa (tháng 8 - 10). Do đó không thể phát triển giao thông đường thuỷ trong khu vực tuyến.

Bởi vậy, giao thông đường sông không được thuận tiện .

2.2. Đƣờng sắt

Trong khu vực mạng lưới đường sắt chưa phát triển, hiện tại chưa có tuyến

đường sắt nào trong khu vực.

Do đó, phát huy tác dụng của đường sắt vào phát triển kinh tế còn hạn chế.

2.3. Đƣờng bộ

Khu vực có QL15 đi qua là trục giao thông của vùng.Trên toàn tuyến chỉ

giao cắt với một số con đường đất, ngõ, nhánh của các đường dân sinh. Nói chung

tình hình giao thông đường bộ trong khu vực còn kém phát triển. Các con đường

cấp thấp không thể đáp ứng được nhu cầu lưu thông và phát triển kinh tế của dân cư

trong vùng.

Kết Luận

Hiện trạng mạng lưới giao thông trong khu vực nghiên cứu đang còn chưa

phát triển, nhìn chung chất lượng chư cao,tiêu chuẩn kỹ thuật chưa đáp ứng được

nhu cầu vận tải và phát của vùng. Xét trong mạng lưới giao thông đường bộ của

vùng sau khi hoàn thành xây dựng tuyến đường E – F , điều kiện giao thông trong

khu vực sẽ được cải thiện một bước đáng kể.

8

Chƣơng 3

CÁC QUY HOẠCH VÀ DỰ ÁN LIÊN QUAN

DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI

3.1. Những dự án có liên quan

Xét trong mạng lưới giao thông quốc gia từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ

Chí Minh, từ lâu đã hình thành hai trục dọc là QL1A ở phía đông và các QL21A,

QL15A, QL14 ở phía tây. Trục dọc phía đông đã nối liền hoàn chỉnh từ Bắc- Nam còn

trục dọc phía tây do nhiều nguyên nhân cộng lại (nhu cầu sử dụng, chi phí đầu tư...)

nên chất lượng sử dụng kém, nhiều đoạn không thể thông xe, nhất là vào các mùa lũ.

Các dự án xây dựng các nhà máy, quy hoạch du lịch, quy hoạch thuỷ sản,

quy hoạch công nghiệp và các dự án chuyên nghành khác.

3.2. Dự báo nhu cầu vận tải trên tuyến

Nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong tỉnh ngày càng tăng.

Các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng phát triển, do đó yêu cầu về vận tải cũng

tăng lên. Mặt khác, Nghệ An còn là nơi có nhiều khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng

thích hợp cho ngành du lịch phát triển, nên nhu cầu vận tải ngày càng cao.

3.3. Dự báo nhu cầu vận tải đến năm 2020

GTVT Việt Nam phải phát triển đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, vận tải và công

nghiệp GTVT theo hướng CNH-HĐH, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn,

liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao lưu thông suốt và thuận lợi

trong phạm vi cả nước, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công

nghiệp vào năm 2020.

3.3.1. Đường bộ

Giai đoạn 2002-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của phương tiện đường bộ

toàn quốc là 13-17%/năm, trong đó xe con dưới 9 chỗ là 13-18%/năm, xe khách

trên 10 chỗ là 16-22%/năm và xe tải là 12-14%/năm

Hạn chế tốc độ tăng trưởng xe máy và kiểm soát sự gia tăng xe con cá nhân

đặc biệt ở các thành phố lớn. Từ nay đến năm 2010 khống chế tăng trưởng xe máy

dưới 7%/năm (theo hướng giảm dần) và xe con 10-15%/năm, từ năm 2010 trở đi, tại

các đô thị lớn, không phát triển xe máy mà phát triển mạnh vận tải công cộng.

3.3.2. Đường sắt

Đến năm 2010, đường sắt Việt Nam cần bổ sung 110 đầu máy khổ 1000 mm,

20 đầu máy khổ 1435 mm, 10 đoàn DMU, 800 toa xe khách và 1800 toa xe hàng;

Đến năm 2020, nhu cầu bổ sung là 200 đầu máy khổ 1000 mm, 50 đầu máy khổ

1435 mm, 10 đoàn DMU, 2100 toa xe khách và 10000 toa xe hàng và đầu máy, toa

xe phục vụ các tuyến đường sắt cao tốc.

9

3.3.3. Đường biển

Tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam năm 2010 là 3 triệu DWT, bao gồm:

0,25 triệu DWT tàu chở hàng rời, 1 triệu DWT tàu chở hàng bách hóa, 0,5 triệu

TEU tàu container, 0,3 triệu DWT tàu dầu sản phẩm và 0,8 triệu DWT tàu dầu thô;

Năm 2020 là 4,7 triệu DWT, bao gồm: 0,45 triệu DWT tàu chở hàng rời, 1,8 triệu

DWT tàu chở hàng bách hóa, 0,9 triệu TEU tàu container, 0,5 triệu DWT tàu dầu

sản phẩm và 0,8 triệu DWT tàu dầu thụ.

3.3.4 Đường sông

Năm 2010, tổng sức kéo yêu cầu của đội tàu sông Việt Nam là 3,6 triệu CV,

tổng trọng tải là 3,3 triệu TPT và tổng số ghế khách là 0,32 triệu ghế. Năm 2020,

tổng sức kéo yêu cầu là 5,4 triệu CV, tổng trọng tải là 4,9 triệu TPT và tổng số ghế

khỏch là 0,48 triệu ghế.

10

Chƣơng 4

CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG TUYẾN ĐI QUA

4.1. Đặc điểm địa hình

Nghệ An nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc gia chạy

xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có cửa khẩu quốc gia giáp với Lào. Mặt khác, Nghệ

An là một tỉnh ven biển, hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinh tế. Vị trí địa

lý là một lợi thế trong sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Tuyến E-F nằm hoàn toàn trên vùng đá vôi trên các thung lũng hẹp ngay phía

chân các dãy núi đá vôi có vách dốc dựng đứng. Nhìn chung địa hình tương đối

thuận lợi cho việc lựa chọn phương án tuyến men theo đường mòn cũ, trên đoạn

tuyến phải cắt qua con suối do vậy phải bố trí cầu dầm 33m.

4.2. Điều kiện địa chất và địa chất công trình

4.2.1. Các đặc điểm địa chất công trình dọc tuyến

Căn cứ vào kết quả các lộ trình đo vẽ địa chất công trình - các kết quả khoan

đào trong toàn đoạn, căn cứ vào kết quả phân tích các mẫu đất trong phòng, địa tầng

trong toàn đoạn có thể phân chia như sau:

- Lớp sườn tích, tàn tích (cl-dQIV): Lớp này gồm sét lẫn dăm hoặc có cả sỏi

sạn màu nâu vàng nâu đỏ. Phân bố chủ yếu trên các sườn đồi, trạng thái thường từ

dẻo cứng đến cứng, bề dày thay đổi từ 1- 4 m.

- Đá gốc: Trong toàn đoạn gặp các loại đá vôi màu xám trắng, xám xanh.

Trong toàn bộ tuyến có các hiện tượng đáng chú ý như sau:

- Hiện tượng xâm thực bóc mòn bề mặt do dòng chảy mặt thường xảy ra mạnh

vào mùa mưa, hiện tượng này rải rác trên toàn tuyến, tuy nhiên không ảnh hưởng

lớn đến việc ổn định công trình.

- Hiện tượng sụt trượt mái dốc: hiện tượng này thường xảy ra ở những đoạn

địa hình dốc  > 30o

, đất đá phong hoá bở rời , hiện tượng này có nhiều quy mô

khác nhau từ nhỏ - vừa - lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định công trình.

- Hiện tượng hang động cástơ: tuyến đi trong vùng đá vôi. Đây là vùng đá vôi

mà hiện tượng castơ khá phát triển, có nhiều hang với hình thái khác nhau, từ khe

xói, phễu trụ đến hang dài đều có, nhiều hang đã có chất lấp nhét, thường là sét lẫn

dăm, có hang vẫn còn tiếp tục phát triển. Nền đường và công trình đi qua vùng này cần

phải lưu ý để có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo ổn định lâu dài cho công trình.

4.2.2. Vật liệu xây dựng

Khu vực tuyến đi qua vật liệu xây dựng tương đối phong phú về trữ lượng,

đảm bảo về chất lượng và thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển xây dựng

công trình.

11

Đá: có nhiều mỏ đang khai thác ở Quan Hoá, Thạch Thành ,Hà Trung..và

cũn nhiều điểm dọc tuyến có thể lập mỏ để khai thác.

Cát, sỏi: các bãi vật liệu dọc các sông đều có thể khai thác làm vật liệu xây dựng được.

Kết luận: Căn cứ vào các điều kiện mô tả như ở trên có thể rút ra các kết luận:

Điều kiện địa hình tương đối khó khăn phức tạp.

Địa tầng đại bộ phận nền đường đi trên nền đất tốt và đá có cường độ chịu lực

khá Rtc>2.0 kg/cm2

, nền ổn định tốt, không phải xử lý.

Đánh giá chung: điều kiện địa chất công trình toàn đoạn tuyến là thuận lợi cho

việc thiết kế và thi công công trình.

4.2.3. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn

4.2.3.1. Nhiệt độ

Nghệ An nằm trong khu vực cú khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của

khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông

Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đó bớt lạnh hơn và

ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rừ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa

nóng.

Nhiệt độ bình quân ở Nghệ An thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông

chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18 - 22oC,

ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay

đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.

4.2.3.2. Độ ẩm

Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 84%, từ tháng 6 đến tháng 10 năm sau độ

ẩm lên tới 93%

4.2.3.3. Mưa

Nghệ An là tỉnh có lượng mưa nhiều, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các

vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên

3000 mm.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, lượng mưa lớn, mùa

này thường có bão từ biển thổi vào.

Mùa khô hanh từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau .

4.2.3.4. Gió

Mang đặc điểm chung của khí hậu Trung du, Trung bộ Việt Nam, cho nên

chịu ảnh hưởng của gió Lào mang không khí nóng và khô (từ tháng 4 đến tháng 10).

Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh từ

phương Bắc xuống (từ khoảng tháng 10 đến tháng 3). Trong mùa mưa thường xuất

hiện gió bão.

12

13

Bảng 4.1. Bảng tần suất gió trung bình trong năm

Hƣớng gió Số ngày gió trong năm Tỷ lệ % số ngày gió

B 22 6,0

B - ĐB 19 5,2

ĐB 17 4,7

Đ - ĐB 18 4,9

Đ 20 5,5

Đ - ĐN 17 4,7

ĐN 43 11,8

N - ĐN 26 7,1

N 28 7,7

N - TN 23 6,3

TN 26 7,1

T - TN 18 4,9

T 25 6,9

T - TB 21 5,7

TB 25 6,9

B - TB 15 4,1

Không gió 2 0,5

Tổng 365 100

0.5

4.7

6.0

5.2

4.1

5.5

4.7

7.7

7.1

11.8

4.9

6.9

5.7

6.9

4.9

7.1

6.3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!