Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1053

Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NĂM 2021

Tên công trình: Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học

nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hường

Lớp:17SMN, Khóa học 2017 - 2021

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Triều Tiên,

Giảng viên Khoa Giáo dục Mầm non

Đà Nẵng – Năm 2021

i

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S

Nguyễn Thị Triều Tiên, Giảng Viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng - Người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện

đề tài. Cô là người đã định hướng con đường nào là tốt nhất, hướng dẫn cho tôi những

điều còn vướng mắc để có thể hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt nhất.

Tôi cũng xin ghi nhớ công ơn của các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại khoa Giáo

dục mầm non thuộc Trường Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng đã luôn tạo điều kiện

và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, tập thể Giáo viên, và các cháu trường

Mầm non Họa Mi, trường Mầm non 1/6 thuộc quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng đã giúp đỡ

tôi trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những thầy giáo, cô giáo, bạn bè và những

người thân trong gia đình đã hết lòng thương yêu và động viên, giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập, thực hiện đề tài.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2021

Tác giả

Trần Thị Thu Hường

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i

MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................x

A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .....................................................................2

3.1. Khách thể nghiên cứu:....................................................................................2

3.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2

4. Giả thuyết khoa học của đề tài .............................................................................2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3

6.1. Nội dung ...........................................................................................................3

6.2. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................3

6.3. Thời gian nghiên cứu: Tháng 1 đến tháng 5 năm 2021................................3

7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................3

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .....................................................4

7.2.1. Phương pháp quan sát ...............................................................................4

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi .......................................................4

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn............................................................................4

7.2.4. Phương pháp sử dụng giáo cụ ...................................................................4

7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..........................................................4

7.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................5

8. Bố cục đề tài ...........................................................................................................5

B. NỘI DUNG ................................................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TOÁN

HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ......6

iii

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...........................................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài......................................................................6

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam. ........................................................................9

1.2. Một số khái niệm cơ bản. .................................................................................10

1.2.1. So sánh. .......................................................................................................10

1.2.2. Khả năng so sánh........................................................................................11

1.2.3. Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học............................................................12

1.2.4. Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so

sánh cho trẻ 5-6 tuổi. ............................................................................................13

1.3. Lí luận về sự phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi........................13

1.3.1. Mối quan hệ giữa khả năng so sánh với các hoạt động tư duy khác.......13

1.3.2. Vai trò của việc phát triển khả năng so sánh đối với sự phát triển các

quá trình nhận thức..............................................................................................16

1.3.3. Sự phát triển khả năng so sánh của trẻ 5-6 tuổi .......................................17

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng so sánh của trẻ 5-6

tuổi ...................................................................................................................20

1.3.4.1. Yếu tố di truyền .....................................................................................20

1.3.4.2. Yếu tố về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi\ ................................21

1.3.4.3. Yếu tố giáo dục......................................................................................23

1.3.4.4. Yếu tố về tính tích cực hoạt động của trẻ .............................................24

1.4. Đồ dùng, đồ chơi toán học với sự phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5

– 6 tuổi.......................................................................................................................25

1.4.1. Đặc điểm của đồ dùng, đồ chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi......................25

1.4.2. Chức năng đồ dùng, đồ chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi..........................25

1.4.2.1. Chức năng truyền thụ tri thức cho trẻ 5 – 6 tuổi ..................................25

1.4.2.2. Chức năng hình thành kỹ năng cho trẻ 5 – 6 tuổi.................................26

1.4.2.3. Chức năng phát triển hứng thú nhận biết cho trẻ 5 – 6 tuổi ................27

1.4.2.4. Chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận biết của trẻ ................27

1.4.3. Cấu trúc của hệ thống ĐD, ĐC dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi .......................28

1.4.4. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong quá trình phát triển kỹ năng so sánh

cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................................................28

1.4.4.1. Vai trò của đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ 5 – 6 tuổi...............................28

iv

1.4.4.2. Những yêu cầu đối với đồ dùng đồ chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi....29

1.4.5. Phương tiện, điều kiện sử dụng đồ dùng, đồ chơi toán học cho trẻ 5-6

tuổi. ...................................................................................................................30

1.5. Nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi...............................30

1.5.1. Nội dung chương trình hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ 5

– 6 tuổi ...................................................................................................................30

1.5.2. Chỉ số của bộ chuẩn cho trẻ 5 tuổi trong lĩnh vực toán............................32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI

TOÁN HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ 5-6

TUỔI. ............................................................................................................................35

2.1. Địa bàn và khách thể điều tra..........................................................................35

2.2. Mục đích điều tra..............................................................................................35

2.3. Nội dung điều tra ..............................................................................................35

2.4. Thời gian điều tra thực trạng: Từ tháng 2 đến tháng 5/2021 .........................35

2.5. Phương pháp điều tra.......................................................................................35

2.6.Tiêu chí và thang đánh giá................................................................................37

2.7.Kết quả thực trạng.............................................................................................39

2.7.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc thiết kế đồ

dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi .....39

2.7.2. Thực trạng mức độ phát triển khả năng so sánh trên đồ dùng, đồ

chơi toán học của trẻ 5-6 tuổi...............................................................................50

2.7.2.1. Cách tiến hành khảo sát........................................................................50

2.7.2.2. Kết quả điều tra mức độ KNSS của trẻ thông qua ĐD, ĐC toán học ..50

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................52

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TOÁN HỌC NHẰM PHÁT

TRIỂN KHẢ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI............................................54

3.1. Nguyên tắc thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả

năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi ..................................................................................54

3.2. Yêu cầu về việc thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả

năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi ..................................................................................55

v

3.3. Quy trình thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng

so sánh cho trẻ 5-6 tuổi............................................................................................56

3.3.1. Cơ sở khoa học của việc thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển

KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi.........................................................................................56

3.3.2. Quy trình thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5

-6 tuổi ...................................................................................................................58

3.4. Một số đồ dùng, đồ chơi toán học đã thiết kế nhằm phát triển khả năng

so sánh cho trẻ 5-6 tuổi............................................................................................60

3.4.1. Chiếc cân thăng bằng:................................................................................60

3.4.2. Bảng chơi đa năng......................................................................................65

3.4.3. Tìm dấu >, <,=.............................................................................................67

3.4.4. Chiếc bảng tăng tiến ...................................................................................70

3.4.5. Sách tìm bóng: ............................................................................................71

3.5. Điều kiện để thực hiện việc thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm

phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi.........................................................74

3.5.1. Về phía nhà trường.....................................................................................74

3.5.2. Về phía trẻ ...................................................................................................76

3.5.3. Về phía gia đình..........................................................................................76

3.5.4. Sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình........................................76

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..............................................................................................77

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TOÁN HỌC NHẰM

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI .............................78

4.1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................78

4.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................78

4.3. Thời gian thực nghiệm .....................................................................................78

4.4. Đối tượng thực nghiệm.....................................................................................78

4.5. Cách tiến hành thực nghiệm............................................................................79

4.6. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm...........................................79

4.7. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................80

4.8. Kết quả TN ........................................................................................................80

4.8.1. Kết quả đo đầu vào trước khi tiến hành TN..............................................80

vi

4.8.1.1. Mức độ phát KNSS của trẻ 5-6 tuổi thông qua thao tác với ĐD ĐC

toán học trên hai nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN ...............................80

4.8.1.2. Mức độ phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua ĐD ĐC toán

học trên hai nhóm ĐC và TN trước TN qua từng bài tập đo.............................82

4.8.1.3. Mức độ phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với

ĐD ĐC toán học trên hai nhóm ĐC và TN trước TN qua từng tiêu chí...........85

4.8.2. Kết quả sau thực nghiệm............................................................................91

4.8.2.1. Mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi qua thao tác ĐD ĐC

toán học trên hai nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành thực nghiệm....................91

4.8.2.2. Mức độ phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với

ĐD ĐC toán học trên hai nhóm ĐC và TN sau TN qua từng đồ dùng, đồ

chơi.....................................................................................................................93

4.8.2.3. Mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác ĐD

ĐC toán học ở hai nhóm ĐC và TN sau khi tiến hành thực nghiệm ở từng

tiêu chí................................................................................................................95

4.8.3. So sánh mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao

tác với ĐD ĐC toán học trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của hai

nhóm ĐC và TN ..................................................................................................103

4.8.3.1. So sánh mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao

tác với ĐD ĐC toán học trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng.......103

4.8.3.2. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm....104

4.8.4. Kiểm định kết quả thực nghiệm ...............................................................105

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4............................................................................................108

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................109

1. Kết luận chung ...................................................................................................109

2. Kiến nghị.............................................................................................................110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của GV..................................................39

Bảng 2.2: Thống kê ý kiến của giáo viên về vấn đề SS .................................................40

Bảng 2.3. Thống kê ý kiến của giáo viên về thành phần tâm lý của KNSS ...................41

Bảng 2.4. Cách thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi...42

Bảng 2.5. Nguyên tắc khi thiết kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở

trường MN....................................................................................................42

Bảng 2.6. Mức độ thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5-6.........43

Bảng 2.7. Khảo sát ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ..........................44

Bảng 2.8: Những mục đích của việc thiếc kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5

– 6 tuổi..........................................................................................................44

Bảng 2.9: Thống kê ý kiến của GV về tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển

KNSS đối với trẻ...........................................................................................45

Bảng 2.10. Nhận thức của GVMN về vai trò của việc thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm

phát triển KNSS cho trẻ 5-6 tuổi..................................................................46

Bảng 2.11. Nguồn ĐD, ĐC toán học GV sử dụng để phát triển KNSS cho trẻ 5-6 ở

trường MN....................................................................................................46

Bảng 2.12: Thống kê ý kiến của GV về những khó khăn giáo viên gặp phải để phát

triển KNSS cho trẻ 5–6 tuổi thông qua ĐD, ĐC toán học...........................47

Bảng 2.13: MĐ phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua ĐD, ĐC toán học .......50

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát mức độ phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN

trước TN........................................................................................................80

Bảng 4.2. Mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác ĐD ĐC toán

học của nhóm ĐC và TN trước TN ..............................................................83

Bảng 4.3. Mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với ĐD ĐC toán

học của nhóm ĐC và TN trước TN qua từng tiêu chí ......................................85

Bảng 4.4. Thái độ của trẻ khi tham gia chơi của nhóm ĐC và TN Trước TN ..............86

Bảng 4.5. Kỹ năng sử dụng cách thức SS khi tham gia thao tác với ĐD ĐC toán học

của hai nhóm ĐC và TN trước TN..................................................................88

Bảng 4.6. Thời gian và mức độ độc lập thực hiện nhiệm vụ SS khi chơi của hai nhóm

ĐC và TN trước TN......................................................................................89

viii

Bảng 4.7. Mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi qua thao tác ĐD ĐC toán học trên

hai nhóm ĐC và TN sau TN...........................................................................91

toán học ở hai nhóm ĐC và TN sau TN...........................................................................92

Bảng 4.8. Mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với ĐD ĐC

toán học của nhóm ĐC và TN sau TN qua từng ĐD ĐC đó........................93

Bảng 4.9. Mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác ĐD ĐC toán học ở

hai nhóm ĐC và TN sau TN qua từng tiêu chí.................................................96

Bảng 4.10: Thái độ của trẻ khi tham gia thao tác với ĐD ĐC toán của nhóm ĐC và TN sau

TN.................................................................................................................97

Bảng 4.11 Khả năng sử dụng cách thức SS, sử dụng hợp lý các giác quan để phát hiện các

dấu hiệu đặc trưng, chính xác của đối tượng SS trong quá trình tham gia thao

tác với ĐD ĐC toán của hai nhóm ĐC và TN sau TN ...................................99

Bảng 4.12 Thời gian và mức độ độc lập thực hiện nhiệm vụ SS khi chơi của hai nhóm

ĐC và TN sau TN.......................................................................................101

Bảng 4.12. Kết quả đo trước TN và sau TN của nhóm ĐC..............................................103

Bảng 4.13. Kết quả đo trước TN và sau TN của nhóm TN ..............................................104

Bảng 4.14: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và TN sau TN về mức độ phát triển

KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với ĐD ĐC toán học..................106

Bảng 4.15: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC trước và sau TN về mức độ phát triển

KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với ĐD ĐC toán học..................106

Bảng 4.16: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau TN về mức độ phát triển

KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với ĐD ĐC toán học..................107

ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH – SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Hình 3.1 Sơ đồ các bước thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS ................58

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa so sánh với các thao tác tư duy khác ..............................16

Sơ đồ 1.2. Các mức độ so sánh căn cứ vào số lượng đối tượng so sánh ......................18

Biểu đồ 2.1. MĐ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc thao tác ĐD, ĐC

toán học.........................................................................................................51

cho trẻ 5 – 6 tuổi............................................................................................................58

Biểu đồ 4.1. So sánh mức độ phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi ở hai nhóm ĐC và TN trước

TN..................................................................................................................81

Biểu đồ 4.2. Thái độ của trẻ khi tham gia chơi của nhóm ĐC và TN Trước TN ..........86

Biểu đồ 4.3. Kỹ năng sử dụng cách thức SS khi tham gia thao tác với ĐD ĐC toán học

của hai nhóm ĐC và TN trước TN ..................................................................88

Biểu đồ 4.4. Thời gian và mức độ độc lập thực hiện nhiệm vụ SS trong khi chơi của hai

nhóm ĐC và TN trước TN ..............................................................................90

Biểu đồ 4.5. Mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác ĐD ĐC ........92

Biểu đồ 4.6. Thái độ khi tham gia thao tác với ĐD ĐC toán của trẻ 5 – 6 tuổi của nhóm ĐC

và TN sau TN.................................................................................................97

Biểu đồ 4.7. Kỹ năng sử dụng cách thức SS khi tham gia trò chơi của hai nhóm ĐC và

TN sau TN....................................................................................................100

Biểu đồ 4.8. Thời gian và mức độ độc lập thực hiện nhiệm vụ SS khi chơi của hai nhóm

ĐC và TN sau TN.........................................................................................102

Biểu đồ 4.9. Mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với ĐD ĐC toán

học của nhóm ĐC trước TN và sau TN .........................................................104

Biểu đồ 4.10. Mức độ phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thao tác với ĐD ĐC

toán học của nhóm TN trước TN và sau TN ..................................................105

x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BT Biểu tượng

BTTH Biểu tượng toán học

ĐD,ĐC Đồ dùng, đồ chơi

ĐC Đối chứng

GV Giáo viên

GVMN Giáo viên mầm non

MN Mầm non

MG Mẫu giáo

MĐ Mức độ

KNSS Khả năng so sánh

TN Thực nghiệm

TB Trung bình

TĐ Tương đối

TTN Trước thực nghiệm

SS So sánh

STN Sau thực nghiệm

1

A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu

của giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa cả về thể

chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn

bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những yêu cầu quan trọng là

trẻ cần phải được trang bị các năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy với

các thao tác cơ bản như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa.

Khả năng so sánh là một trong những khả năng nhận thức, khả năng tư duy rất quan

trọng. Đây là một trong những năng lực nhận biết, phân biệt các sự vật, hiện tượng đa

dạng, phong phú xung quanh trẻ. Trên cơ sở kết quả so sánh, đối chiếu để tìm ra những

dấu hiệu giống và khác nhau về hình dạng giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình tư

duy khác sẽ được diễn ra nối tiếp và hiệu quả. Mặt khác, thực tế cho thấy khả năng so

sánh là một khả năng rất cần thiết, gắn với vô vàn các tình huống nảy sinh hàng ngày

trong cuộc sống của trẻ, đòi hỏi trẻ phải sử dụng khả năng so sánh để giải quyết các tình

huống đó. Phát triển khả năng so sánh vừa có ý nghĩa giúp phát triển khả năng tư duy cho

trẻ, vừa giúp trẻ có thể giải các bài toán so sánh đặt ra trong cuộc sống.

Hoạt động cho trẻ làm quen với toán là dạng hoạt động rất có ưu thế trong việc

phát triển khả năng so sánh cho trẻ. Trong quá trình hoạt động, trẻ phải thực hiện rất

nhiều nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi trẻ phải sử dụng kỹ năng so sánh để phân biệt các

hình học phẳng- khối hình để khám phá sự giống và khác nhau về hình dạng giữa các

đồ vật xung quanh trẻ.

Trên thực tiễn giáo dục mầm non, các giáo viên mầm non đã quan tâm đến việc

phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện vẫn chưa

thực sự cao do các đồ dùng, đồ chơi toán học được giáo viên sử dụng vào quá trình dạy

học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ còn mang tính rập khuôn, máy móc và chủ

yếu là những bộ đồ chơi công nghiệp. Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động

chính vì thế đồ dùng, đồ chơi vừa là phương tiện học vừa là công cụ chơi hiệu quả nhất

giúp trẻ phát triển khả năng so sánh.

Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giúp trẻ

phát triển khả năng so sánh, khi so sánh trẻ vừa được thao tác, được hoạt động, trải

2

nghiệm, để lĩnh hội kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu. Khi đó trẻ đến với toán không có

chút áp lực, mệt mỏi mà trái lại vừa được vui chơi giải trí, vừa tiếp thu được kiến thức,

vừa tạo được sự hứng thú cho trẻ trong quá trình học. Đặc biệt là đối với trẻ 5 – 6 tuổi,

khả năng này lại càng cần thiết và cần được phát triển để làm tiền đề cho cấp học tiếp

theo.

Thực tế hiện nay, tại một số trường Mầm non việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi toán

học vẫn chưa đạt hiệu quả cao, còn lộn xộn về hình thức, chưa phong phú và đa dạng;

chưa đảm bảo tính sư phạm, tính an toàn, tính đa năng linh hoạt, đặc biệt chưa phát triển

khả năng so sánh cho trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi chủ yếu là đồ chơi công nghiệp với giá

thành cao nên để đáp ứng nhu cầu về đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là một bài toán khó. Ngoài

ra, vẫn còn nhiều giáo viên chưa biết cách tạo ra các đồ dùng, đồ chơi toán học mang

tính đa năng linh hoạt, cũng như việc sử dụng các sản phẩm dạy toán một cách hợp lý

và có khoa học để phát triển khả năng so sánh cho trẻ.

Chính vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế đồ dùng, đồ chơi

toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi” để nghiên cứu các

vấn đề lí luận, thực trạng và đề xuất thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm nâng

cao hiệu quả phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học

nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, qua đó góp phần

nâng cao khả năng so sánh, tư duy, nhận thức và phát triển toàn diện cho trẻ.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu:

Quá trình hình thành phát triển khả năng so sánh và quá trình tổ chức sử dụng đồ

chơi cho trẻ 5-6 tuổi.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6

tuổi.

4. Giả thuyết khoa học của đề tài

Nếu thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học một cách có hệ thống, chính xác, hợp lí và

sáng tạo, phù hợp với trẻ 5-6 tuổi và nó được sử dụng theo hướng mở, đa năng, linh

3

hoạt, dễ dàng trong hoạt động cho trẻ “Làm quen với toán” thì trẻ sẽ phát triển được khả

năng so sánh nhanh nhạy và sắc sảo, phản xạ nhanh cũng như khả năng ghi nhớ của trẻ

qua đó phát triển tư duy não bộ toàn diện.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng, đồ chơi toán học

nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi.

- Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế và sử dụng đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm

phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi.

- Nghiên cứu cách thức thiết kế và sử dụng đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát

triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi

của cách thức thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho

trẻ 5-6 tuổi đã đề xuất.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Nội dung

Đưa ra cách thiết kế và thiết kế mới một số đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát

triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi và hướng dẫn cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi toán

học này ở trường MN.

6.2. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được khảo sát tại các trường Trường Mầm non, phụ huynh và kết hợp cùng

với việc tìm hiểu thị trường đồ chơi trên địa bàn thành Phố Đà Nẵng.

6.3. Thời gian nghiên cứu: Tháng 1 đến tháng 5 năm 2021

7. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dưới sự vận dụng, phối hợp với các phương pháp nghiên cứu

sau:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, thu thập, tổng hợp và khái quát

những nguồn tài liệu có liên quan. Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, phân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!