Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế chủ đề dạy học một số kiến thức chương “mắt. các dụng cụ quang học” vật lý 11 nâng cao
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
ĐẶNG THỊ TÂM
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƯƠNG “ MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”
VẬT LÝ 11 NÂNG CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
ĐẶNG THỊ TÂM
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƯƠNG “ MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”
VẬT LÝ 11 NÂNG CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý
Khóa học: 2013 - 2017
GVHD: Th.S TRẦN THỊ HƯƠNG XUÂN
Đà Nẵng, 2017
I
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa
Vật lý, trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Vật lý đã tận tình dạy dỗ tôi
trong suốt 4 năm ngồi dưới mái trường Đại học Sư phạm, giúp tôi trang bị
những kiến thức của một người giáo viên để bước vào đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Hương Xuân đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành khóa luận
của mình.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trường THPT Phan Châu Trinh, Nguyễn Trãi,
Thái Phiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và trường THPT Sào Nam,
Nguyễn Hiền ở Quảng Nam đã giúp đỡ, góp ý và tạo điều kiện cho tôi thực
hiện khảo sát thực trạng và hoàn thiện đề tài của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè, đặc
biệt là các bạn lớp 13SVL đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong những
tháng ngày tôi học tập tại trường Sư phạm cũng như thời gian tôi hoàn thành
khóa luận này.
Mặc dù tôi đã cố gắng trong khả năng và phạm vi cho phép của mình để
hoàn thành khóa luận này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
mong nhận được sự thông cảm và góp ý tận tình của quý thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Tâm
II
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................I
MỤC LỤC........................................................................................................ II
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT.......................................... V
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................VI
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 2
a. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................... 2
b. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3
a) Nghiên cứu lí luận:................................................................................ 3
b) Phương pháp điều tra khảo sát:............................................................. 3
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................ 4
Phần 2. NỘI DUNG .......................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ .................. 5
1.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề............................................................. 5
1.2. So sánh dạy học theo chủ đề với dạy học truyền thống........................ 6
a) Điểm tương đồng: ............................................................................... 8
b) Điểm khác biệt cơ bản: ......................................................................... 8
1.3. Những nét mới của dạy học theo chủ đề............................................... 9
1.4. Nguyên nhân sử dụng dạy học theo chủ đề trong tiến trình đổi mới giáo
dục hiện nay .................................................................................................. 9
1.5. Những điểm cần chú ý khi xây dựng chủ đề dạy học ......................... 11
1.6. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học ....................................................... 13
Chương 2. THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC TRONG
CHƯƠNG “ MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” VẬT LÝ 11 NÂNG
CAO. ............................................................................................................... 13
III
2.1. Đặc điểm chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” vật lý 11 nâng cao... 13
2.1.1. Cấu trúc của chương. ........................................................................... 14
2.1.2. Phân tích nội dung và đặc điểm cơ bản của chương........................ 15
2.1.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy học chương “ Mắt.
Các dụng cụ quang học” vật lý 11 nâng cao............................................... 15
2.2. Thiết kế chủ đề dạy học một số kiến thức trong chương “ Mắt. Các dụng
cụ quang học” vật lý 11 nâng cao. .................................................................. 16
2.2.1. Cơ sở xác định chủ đề dạy học ........................................................ 16
2.2.2. Thiết kế chủ đề dạy học một số kiến thức chương “ Mắt. Các dụng
cụ quang học”.............................................................................................. 16
2.2.2.1. Chủ đề “ Các dụng cụ quang học ” ........................................... 16
2.2.2.2. Chủ đề: “ Tán sắc ánh sáng” ...................................................... 51
2.2.2.3. Chủ đề: “ Mắt” ....................................................................... 68
2.2.3. Thiết kế Rubric đánh giá mẫu. .......................................................... 70
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................ 79
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm. ....................................................... 79
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm. ...................................................... 79
3.3. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm. ...................................................... 79
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm......................................................... 79
3.5. Thời gian thực nghiệm............................................................................. 80
3.6. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 80
3.6.1. Điều tra về mức độ quan tâm đến dạy học theo chủ đề .................... 80
3.6.2. Điều tra về việc thiết kế chủ đề dạy học và tiến trình dạy học theo
chủ đề .......................................................................................................... 81
3.6.2.1. Điều tra về sự phù hợp giữa tên chủ đề với các phần nội dung
kiến thức trong chủ đề............................................................................. 81
3.6.2.2. Điều tra về thời lượng thực hiện giảng dạy chủ đề................ 81
3.6.2.3. Điều tra về cách phân bố nội dung các tiết dạy của chủ đề ....... 82
3.6.2.4. Điều tra về sự đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của dạy học theo
chủ đề và dạy học truyền thống .............................................................. 82
3.6.2.5. Điều tra về sự phù hợp giữa bộ câu hỏi định hướng và trình độ
nhận thức của học sinh lớp 11................................................................. 82
IV
3.6.2.6. Điều tra về sự phù hợp giữa bộ câu hỏi định hướng và chủ đề
dạy học .................................................................................................... 83
3.6.2.7. Điều tra về tính hiệu quả của các hoạt động dạy học đưa ra với
mục tiêu dạy học ..................................................................................... 83
3.6.2.8. Điều tra về cách đánh giá dự án học tập .................................... 84
3.6.2.9. Điều tra về phương pháp dạy học .............................................. 84
3.6.2.10. Điều tra về tính khả thi của việc dạy học theo chủ đề ............. 84
3.6.2.11. Điều tra về những khó khăn khi áp dụng dạy học theo chủ đề 85
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm................................................... 86
Phần 3. KẾT LUẬN........................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 1
PHIẾU ĐIỀU TRA ....................................................................................... 1
V
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
CNTT
DHCĐ
GV
HS
PP
SGK
THPT
Công nghệ thông tin
Dạy học chủ đề
Giáo viên
Học sinh
Phương pháp
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông
VI
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh dạy học theo chủ đề với dạy học truyền thống
Bảng 2: Bảng điều tra kết quả mức độ quan tâm đến dạy học theo chủ đề của
giáo viên trường THPT
Bảng 3: Bảng điều tra về thời lượng thực hiện giảng dạy chủ đề
Bảng 4: Bảng điều tra về tính hiệu quả của các hoạt động dạy học đưa ra với
mục tiêu dạy học
Bảng 5: Bảng điều tra về tính khả thi của việc dạy học theo chủ đề
Bảng 6: Bảng điều tra về những khó khăn khi áp dụng dạy học theo chủ đề
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Cấu trúc chương “ Mắt. Các dụng cụ quang học” vật lý 11 nâng cao
Hình 2: Cơ sở xác định chủ đề “ Các dụng cụ quang học ”
Hình 3: Biểu đồ kết quả mức độ quan tâm đến dạy học theo chủ đề của giáo
viên trường THPT
Hình 4: Biểu đồ thời lượng thực hiện giảng dạy chủ đề
Hình 5: Biểu đồ tính hiệu quả của các hoạt động dạy học đưa ra với mục tiêu
dạy học
GVHD: Trần Thị Hương Xuân SVTH: Đặng Thị Tâm
Khóa luận tốt nghiệp 1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với
sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại và những thành tựu
của nó gần như được áp dụng vào tất cả các lĩnh vực, là động lực thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và tạo ra những
chuyển biến cơ bản trong nền sản xuất hiện đại. Để đáp ứng được những
chuyển biến mạnh mẽ đó, người lao động không những phải có trình độ văn
hóa, chuyên môn nghiệp vụ nhất định mà còn phải có tính độc lập, tự chủ,
năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, giúp mình
không ngừng tiến bộ và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Thực tiễn đó
đặt ra cho nền giáo dục của mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới cả về nội
dung cũng như phương pháp giáo dục và đào tạo con người.
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 đã xác định, để phát triển giáo
dục thì: “ đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên là trọng
tâm” hay “... nội dung, chương trình cần được đổi mới theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ chương trình của các khu vực và trên thế
giới, đồng thời thích ứng với nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội
của đất nước,...”
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS".
Để việc đổi mới diễn ra một cách đồng bộ, triệt để, tiếp cận được với nền giáo
dục trong khu vực và trên thế giới cần đổi mới sâu sắc từ mục tiêu, nội dung
chương trình, phương pháp giảng dạy và phương tiện kiểm tra đánh giá. Trong
đó, việc xác định mục tiêu giữ vai trò chủ đạo, từ đó có cơ sở để xác định nội
dung, phương pháp và phương tiện dạy học một cách hợp lí. Nội dung kiến thức
cần trang bị cho HS phải nằm trong một cấu trúc chặt chẽ, gắn kiến thức giáo
dục với kiến thức thực tiễn cuộc sống.
Trên thế giới, theo đánh giá của UNESCO, việc đổi mới chương trình và cách
tiếp cận nội dung chương trình dạy học ở nhiều quốc gia đang có xu hướng tích
GVHD: Trần Thị Hương Xuân SVTH: Đặng Thị Tâm
Khóa luận tốt nghiệp 2
hợp theo chủ đề học tập và cách tiếp cận dạy học theo chủ đề đang được quan
tâm, chú trọng một cách đặc biệt.
Ở nước ta, mặc dù đã có những chiến lược đổi mới về mục tiêu, chương trình,
nội dung cũng như định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy như trên. Cụ thể,
gần đây nhất, chúng ta đã triển khai biên soạn và thử nghiệm chương trình SGK
mới. Nhưng qua tổng kết, bên cạnh một số ưu điểm, việc đổi mới vẫn được đánh
giá là chưa đồng bộ, nên việc thực hiện mục tiêu giáo dục đặt ra vẫn còn gặp
những khó khăn hạn chế. Một vài trong số những khó khăn vẫn được quan tâm
và bàn luận nhiều nhất là sự mâu thuẫn giữa mục tiêu với nội dung chương trình
đào tạo; giữa phương pháp giảng dạy với chương trình SGK; giữa mục tiêu, nội
dung, phương pháp giảng dạy với nền tảng kiến thức của người học và phương
tiện kiểm tra đánh giá,...
Khi tìm hiểu cấu trúc, nội dung kiến thức và thực trạng dạy học phần kiến thức
chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” hiện nay, tôi nhận thấy khi dạy phần kiến
thức này, cả GV và HS đều gặp phải những khó khăn về mặt nội dung kiến thức,
về logic hình thành cũng như phương pháp tiếp cận từng đơn vị kiến thức. Do
đó, dẫn đến chất lượng và hiệu quả dạy học phần kiến thức này chưa cao.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu là: “ Thiết kế chủ
đề dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật lý
11 Nâng cao”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thiết kế được chủ đề dạy học một số kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ
quang học” Vật lý 11 Nâng cao .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thiết kế chủ đề dạy học một số kiến thức chương “ Mắt. Các dụng cụ quang
học” chương trình vật lý nâng cao.
- Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề ở chương“ Mắt. Các dụng cụ quang
học” chương trình vật lý nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của chủ đề dạy
học đã được thiết kế trong quá trình nghiên cứu. Từ đó rút ra biện pháp sửa
chữa và áp dụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật lý 11 nâng cao.