Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế chủ đề dạy học địa lý 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh Điện Biên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
ĐỊA LÝ 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
ĐỊA LÝ 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: LL&PP dạy học địa lý
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGSTS.NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trong
luận văn là trung thực, luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Thuận
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn có tên: “Thiết kế chủ đề dạy học Địa Lí 12 THPT theo
định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh Điện Biên” được hoàn thành tại
khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn khoa học
nghiêm túc, sự chỉ bảo tận tình của PGSTS. Nguyễn Phương Liên. Tác giả xin bày
tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Phương Liên. Trong quá
trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự chỉ đạo, động viên, đóng góp ý kiến của các
thầy cô, các nhà khoa học trong khoa Địa lí - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, lãnh
đạo khoa Địa lí, phòng sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ
và động viên tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020
Tác giả của luận văn
Nguyễn Thị Bích Thuận
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................4
5. Giới hạn nghiên cứu...................................................................................................4
6. Quan điểm nghiên cứu...............................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................6
8. Cấu trúc đề tài..............................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC ....................................................................................................8
1.1. Cơ sở lí luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực ...............................8
1.1.1. Khái niệm năng lực..............................................................................................8
1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.......................................................9
1.1.3. Năng lực chung và năng lực đặc thù.................................................................11
1.1.4. Đổi mới quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực.......................15
1.2. Cơ sở lý luận về dạy học theo chủ đề ...................................................................19
1.3. Thực trạng dạy học Địa lí nói chung và dạy học theo chủ đề ở các trường
THPT tỉnh Điện Biên...................................................................................................21
1.4. Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh lớp 12 - THPT....................................................22
1.5. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 12 (hiện hành) ở
trường THPT...............................................................................................................26
iv
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................28
Chương 2: THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 12 THPT THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH..........................................29
2.1. Yêu cầu thiết kế ....................................................................................................29
2.2. Quy trình thiết kế ..................................................................................................29
2.3. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học theo chủ đề.........31
2.3.1. Các phương pháp dạy học..................................................................................31
2.3.2. Các kỹ thuật dạy học.............................................................................................35
2.4. Hình thức tổ chức dạy học theo chủ đề......................................................................41
2.5. Đánh giá kết quả dạy học theo chủ đề .......................................................................45
2.6. Thiết kế một số chủ đề dạy học Địa lí lớp 12.............................................................46
2.6.1. Chủ đề 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ .....................................46
2.6.2. Chủ đề 2: ĐỊA LÝ DÂN CƯ.................................................................................55
2.6.3. Chủ đề 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP......68
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................86
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................87
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm.........................................................................87
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................................87
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ......................................................................................87
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm.......................................................................................87
3.3. Phương pháp thực nghiệm....................................................................................88
3.4. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................................89
3.4.1. Trường thực nghiệm ..........................................................................................89
3.4.2. Bài thực nghiệm.................................................................................................89
3.4.3 . Dạy thực nghiệm...............................................................................................89
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm..............................................................................90
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh trước khi thực nghiệm.................................91
3.5.2. Kết quả đánh giá kết quả của học sinh sau thực nghiệm...................................92
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................96
KẾT LUẬN.................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................99
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viêt đầy đủ
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông
3 DS Dân số
4 ĐLĐP Địa lý địa phương
5 ĐTH Đô thị hóa
6 ĐC Đối chứng
7 GDPT Giáo dục phổ thông
8 GV Giáo viên
9 HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học
10 HS Học sinh
11 KTĐG Kiểm tra đánh giá
12 KT-XH Kinh tế - xã hội
13 NCKH Nghiên cứu khoa học
14 NXB Nhà xuất bản
15 PPDH Phương pháp dạy học
16 PPDHTN-XH Phương pháp dạy học thực nghiệm-xã hội
17 SGK Sách giáo khoa
18 SGV Sách giáo viên
19 TN Thực nghiệm
20 THPT Trung học phổ thông
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả học tập của học sinh trước thực nghiệm ........................91
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả học tập của học sinh qua bài dạy số 1............................92
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả học tập của học sinh qua bài dạy số 2............................93
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả học tập của học sinh qua bài dạy số 3............................94
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện lượng điểm trung bình của học sinh các trường
trước thực nghiệm.....................................................................................91
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện lượng điểm trung bình của học sinh các trường qua
bài dạy số 1...............................................................................................92
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện lượng điểm trung bình của học sinh các trường qua
bài dạy số 2...............................................................................................93
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện lượng điểm trung bình của học sinh các trường qua
bài dạy số 3...............................................................................................94
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với
những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng
đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ
lao động. Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày
càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh, trong khi thị trường lao động luôn
đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo,
linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn
đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời....
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học - từ chỗ quan tâm tới việc
học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh làm được cái gì qua việc
học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải
chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra,
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá
kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời
nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Qua các kì thi THPT Quốc gia của nhiều năm nay cho thấy, môn Địa lí là môn
học được nhiều học sinh lựa chọn. Học môn Địa lí đòi hỏi học sinh phải học lý
thuyết và phải biết cách vận dụng kiến thức đã học giải thích cho các hiện tượng
trong thực tiễn của cuộc sống… Để có thể vận dụng kiến thức vào việc giải quyết
vấn đề khi làm bài thi và phải có kĩ năng biểu đồ, nhận xét, giải thích, phân tích
bảng số liệu thống kê, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình học tập cũng
như trong các kì thi.
Do vậy, thiết kế một số chủ đề dạy học Địa lí nói chung và dạy học Địa lí lớp
12 như thế nào để đạt được hiệu quả cao, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, việc sử
dụng phương pháp này trong môn Địa lí sẽ tăng hứng thú học tập bộ môn, tăng cường sự
làm việc độc lập và tạo cho người học khả năng tự phân tích, đánh giá tổng hợp.
2
Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Thiết kế chủ đề dạy học địa lý lớp 12
THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh Điện Biên”
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Đổi mới PPDH và dạy học theo chủ đề là một trong những xu thế dạy học hiện
đại hiện nay ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học theo chủ đề là một trong những quan
điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có
đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều
nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện PPDH mới này và bước đầu
đã đem lại hiệu quả nhất định.
Ngay từ thời cổ đại tư tưởng PPDH đã được nhà triết học phương Tây -
Xocorats đề xuất áp dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học sau đó là Khổng tử
(551- 479 trước công nguyên) - nhà triết học - nhà giáo dục học phương Đông đã coi
trọng tính tích cực của HS trong dạy học. Các tư tưởng về phương pháp dạy học này
ngày nay vẫn tồn tại và thậm chí có giá trị rất lớn đối với nhiệm vụ giáo dục hiện nay
là đổi mới PPDH mà chúng ta đang quan tâm.
Komensky (1592- 1670). Ông là nhà sư phạm lỗi lạc của Tiệp Khắc vào thế kỉ
16 đã đặt nền móng cho lý luận dạy học với 2 tác phẩm: Lý luận dạy học vĩ đại
(Great Didactic) và dạy học bằng tranh ảnh (Orbis Pictus), xuất bản tại Nurmberg
năm 1675. Ông cho rằng quá trình dạy học phải qua các giai đoạn: Cảm giác, trí nhớ,
tư duy và phản ánh sáng tạo. Quá trình dạy học phải phù hợp với năng lực của người
học.[23]
Jhann Heinrich Pestalozzi (1746-1827). Ông là người Thụy Sỹ, quan điểm của
ông: Dạy học là nghệ thuật nâng cao khát vọng của con người, nền tảng của sự hiểu
biết là trực giác và ngôn ngữ, giáo dục kỹ thuật là yếu tố cần thiết, mang lại giá trị
thực tiễn và rèn luyện trí tuệ cho người học.[22]
Về chương trình giảng dạy theo John Deway (1859- 1925), nhà sư phạm người
Mỹ nổi tiếng đầu thế kỉ XX đã đưa ra phương hướng cách tân giáo dục. Ông cho rằng
phải đưa vào vốn tri thức của HS những tri thức ngoài SGK và lời giảng của GV, đề
cao hoạt động đa dạng của HS, đặc biệt là hoạt động thực tiễn. Theo bảng xếp hạng