Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thiệt hại được bồi thường của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THANH HOÀNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Lê Minh Hùng
Học viên: Lê Thanh Hoàng
Lớp: Cao học Luật, An Giang khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Hùng. Các
thông tin nêu trong Luận văn là trung thực. Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý
tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân đều được trích dẫn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.
Tác giả luận văn
Lê Thanh Hoàng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 BLDS Bộ luật dân sự
2 BTTH Bồi thường thiệt hại
3 GĐT Giám đốc thẩm
4 HĐTP Hội đồng thẩm phán
5 Nghị quyết số 01/2004
Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc
hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về
BTTH ngoài hợp đồng
6 Nghị quyết số 03/2006
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về hướng
dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về
BTTH ngoài hợp đồng
7 TAND Tòa án nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CHI PHÍ HỢP LÝ VÀ PHẦN THU NHẬP THỰC TẾ BỊ MẤT
CỦA NGƢỜI CHĂM SÓC NGƢỜI BỊ THIỆT HẠI..........................................10
1.1. Chi phí hợp lý cho ngƣời chăm sóc ngƣời bị thiệt hại trong thời gian
điều trị..................................................................................................................10
1.1.1. Bất cập của quy định pháp luật về chi phí chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị .....................................................................................10
1.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chi phí cho người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị.......................................................................16
1.2. Phần thu nhập thực tế bị mất của ngƣời chăm sóc ngƣời bị thiệt hại
trong thời gian điều trị .......................................................................................17
1.2.1. Bất cập của pháp luật về thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị ........................................................17
1.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thu nhập thực tế bị mất của
người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị..............................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................24
CHƢƠNG 2. CHI PHÍ HỢP LÝ CHO VIỆC CHĂM SÓC NGƢỜI BỊ THIỆT
HẠI SAU KHI ĐIỀU TRỊ MÀ NGƢỜI BỊ THIỆT HẠI MẤT KHẢ NĂNG
LAO ĐỘNG VÀ CẦN PHẢI CÓ NGƢỜI THƢỜNG XUYÊN CHĂM SÓC ..25
2.1. Điều kiện để đƣợc bồi thƣờng chi phí hợp lý cho việc chăm sóc ngƣời bị
thiệt hại sau khi điều trị .....................................................................................25
2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện người chăm sóc người bị thiệt hại
được bồi thường ...............................................................................................25
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện để người chăm sóc người bị
thiệt hại được bồi thường .................................................................................29
2.2. Thời hạn đƣợc bồi thƣờng chi phí chăm sóc ngƣời bị thiệt hại sau điều
trị ..........................................................................................................................31
2.2.1. Thực trạng pháp luật về quy định thời hạn được bồi thường chi phí
chăm sóc người bị thiệt hại sau điều trị...........................................................31
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quy định thời hạn được bồi thường
chi phí chăm sóc người bị thiệt hại sau điều trị...............................................36
2.3. Số ngƣời chăm sóc đƣợc bồi thƣờng chi phí chăm sóc ngƣời bị thiệt hại
sau điều trị ...........................................................................................................38
2.3.1. Thực trạng pháp luật về số người chăm sóc được bồi thường chi phí
chăm sóc người bị thiệt hại sau điều trị...........................................................38
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về số người chăm sóc được bồi thường
chi phí chăm sóc người bị thiệt hại sau điều trị...............................................40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................42
KẾT LUẬN..............................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, điều này đã được ghi nhận trong Hiến
pháp của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với quan điểm quyền tự do thân
thể là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ bằng những quy định, chế
tài chặt chẽ, nghiêm khắc nhất. Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối
xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.1
Quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm nói chung và thiệt
hại được bồi thường của người chăm sóc người bị thiệt hại nói riêng lần đầu tiên
được quy định tại BLDS năm 1995. Đến BLDS năm 2005 về cơ bản nội dung quy
định về thiệt hại được bồi thường cho người chăm sóc người bị thiệt hại được quy
định tại điểm c khoản 1 điều 509 về cơ bản vẫn giữ y quy định của khoản 3 Điều 613
của BLDS năm 1995, chỉ bỏ đi phần nội dung: “và khoản tiền cấp dưỡng cho những
người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu có”. Đến BLDS năm 2015 thì
về cơ bản cũng giữ y nội dung điều 509, tại điểm c khoản 1 điều 590 của BLDS năm
2015 chỉ bổ sung thêm từ “phải” thay cho từ “cần” thay vì: “phải có người thường
xuyên chăm sóc” so với quy định: “cần có người thường xuyên chăm sóc”. Điều này
nhằm xác định rõ hơn yếu tố điều kiện “cần phải có” để người chăm sóc người bị
thiệt hại được bồi thường theo quy định của pháp luật, tránh sự tùy tiện trong quá
trình áp dụng pháp luật.
Về tình hình ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất pháp luật, có thể nhận
thấy rằng những quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói
chung và do sức khỏe bị xâm phạm nói riêng trong đó có vấn đề “thiệt hại được bồi
thường của người chăm sóc người bị thiệt hại” được quy định mang tính chung
chung và mang tính định tính và để việc áp dụng pháp luật được thống nhất trên
thực tế thì TAND tối cao trên cơ sở thống nhất với các cơ quan có liên quan đã ban
hành nhiều Nghị quyết hướng dẫn thi hành những nội dung liên quan đến “Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, cụ thể vào năm 2004 TAND Tối cao ban hành
Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 để hướng dẫn về nội dung: “Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo quy định của BLDS năm 1995, trong đó có
1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2
nội dung về: “Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm”. Năm 2006, TAND
Tối cao ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 (từ
đây gọi tắc là Nghị quyết số 03/2006): “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” để thay thế cho Nghị
quyết số 01/2004. BLDS năm 2015 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2017 thay thế cho BLDS năm 2005, điều đó cũng đồng nghĩa BLDS năm 2005 đã
hết hiệu lực thi hành. Tuy nhiên thì Nghị quyết 03/2006 đến nay trên thực tế Tòa án
các cấp vẫn phải áp dụng trong thực tiễn xét xử của mình vì chưa có văn bản nào
khác để thay thế, đây là một thực tiễn pháp lý đặt ra những vấn đề cần phải giải
quyết. Trong khi từ năm 2006 đến nay, thời gian đã gần 15 năm, điều kiện kinh tế
xã hội của Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi, rất nhiều hướng dẫn trong Nghị
quyết 03/2006 đã không còn phù hợp với thực tiễn và cần phải có bổ sung, thay thế
cho phù hợp với tình hình. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài mong đóng góp một
phần công sức nhỏ bé của mình nhằm để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan
đến nội dung: “Thiệt hại được bồi thường của người chăm sóc người bị thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm”.
Hiện nay theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 5902
chỉ quy định: “chi phí
hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có
người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm
sóc người bị thiệt hại”. Đây là quy định khung mang tính chất nền tảng và trên cơ
sở đó các cơ quan áp dụng pháp luật mà cụ thể ở đây là TAND Tối cao cần ban
hành văn bản hướng dẫn để có sự thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Nghị quyết 03/2006 hướng dẫn thi hành điều 609 của BLDS năm 2005 có
nêu về những nội dung được gọi là “Chi phí hợp lý”. Tuy nhiên hướng dẫn này đã
không bao quát hết những vấn đề thực tiễn phát sinh và không theo kịp xu hướng
phát triển của xã hội, trên nền tảng lý luận của nền kinh tế thị trường và nguyên tắc
đã được Luật quy định đó là: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp
thời” theo quy định tại khoản 1 điều 585 của BLDS năm 2015.
Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại là rất đa dạng
và phong phú, điều đó tùy thuộc vào đặc điểm nghề nghiệp, vị trí, địa vị xã hội, điều
kiện, hoàn cảnh khách quan trong quá trình chăm sóc người bị thiệt hại và cần phải
2 Điều 590 của BLDS năm 2015.
3
được xem xét tính toán một cách đầy đủ để phần nào bù đắp những thiệt hại thực tế
do người gây ra thiệt hại đã gây ra cho họ.
Ngoài ra thì tình trạng thương tật, mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe,
mức độ suy giảm khả năng lao động của người bị thiệt hại mà mức độ, thời gian
chăm sóc, số người chăm sóc sẽ khác nhau và điều này chưa được pháp luật quy
định cụ thể hoặc chưa phù hợp và đã có sự khác nhau trong quá trình vận dụng pháp
luật trên thực tế ở Tòa án các cấp.
Ngoài ra, cũng cần có những quy định cụ thể về chi phí đi lại cho người chăm
sóc người bị thiệt hại như thế nào cho hợp lý trong điều kiện, hoàn cảnh mới khi mà
việc đi lại hiện nay đã có rất nhiều sự lựa chọn và nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh
khách quan đó là tình trạng thương tật sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của người bị
thiệt hại vào thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.
Tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Thiệt hại được
bồi thường của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm” là hết sức cần
thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với chuyên ngành khoa học ứng dụng.
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến
bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm sẽ có cách tiếp cận khoa học hơn,
hợp lý hơn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến nội dung này tại Tòa
án các cấp. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Như trên đã phân tích vấn đề thiệt hại của người chăm sóc người có sức khỏe
bị thiệt hại, hiện nay đang là một trong những nội dung mà trong quá trình vận dụng
tại Tòa án đang có nhiều cách hiểu khác nhau do pháp luật chưa có những quy định
cụ thể và còn khá chung chung dẫn đến việc mỗi Tòa án sẽ có cách hiểu và áp dụng
khác nhau. Điều đó làm cho việc vận dụng pháp luật sẽ trở nên tùy tiện, ảnh hưởng
đến tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tạo ra dư luận không tốt cho xã hội.
Do đó việc nghiên cứu đề tài là thật sự hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Về đề tài bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì đã rất nhiều tác
giả, nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí
khoa học chuyên ngành khác nhau, trong các giáo trình luật học đã được giảng dạy
trong các nhà trường.
- Giáo trình:
+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia Việt
4
Nam, năm 2017 có phần nghiên cứu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, trong đó
có đề cập đến những kiến thức pháp luật cơ bản về trách nhiệm BTTH liên quan đến
thiệt hại về sức khỏe. Đây là nền tảng lý luận quan trọng giúp tác giả tiếp cận về lý
luận của đề tài.
+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Sách tình huống Pháp luật
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia
Việt Nam, năm 2019. Đây là công trình viết về thực tiễn ứng dụng pháp luật liên
quan tới các chủ đề của pháp luật hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng tương ứng
với các chương trong giáo trình như đã trình bày ở trên. Cách tiếp cận từ thực tiễn
để minh họa và bổ sung cho kiến thức lý luận được sử dụng trong sách là nền tảng
phương pháp luận và kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn giúp tác giả thực hiện
luận văn thuận lợi hơn.
- Sách chuyên khảo:
Đỗ Văn Đại (2015), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015,
Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Đây được xem là một công trình nghiên
cứu khoa học có tình chuyên sâu, bao quát và tính thực tiễn cao, ở đó tác giả đã
nghiên cứu và đưa ra nhiều luận điểm khác nhau về những quy định mới của BLDS
năm 2015 nói chung và nội dung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng.
Đối với phần nội dung bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì tác giả cũng đã đề cập
đến rất nhiều nội dung trong đó có nội dung thiệt hại về vật chất mà ở đó tác giả đã đề
cập đến hai nội dung lớn là: “Thời gian trước khi chết” và “Thời hạn hưởng bồi
thường”, trong đó tác giả đã đề cập đến các khoản được bồi thường khi sức khỏe bị
xâm phạm. Tuy nhiên phần nội dung chuyên sâu về chi phí cho người chăm sóc
người bị thiệt hại thì chưa được đề cập đến một cách bài bản và có hệ thống.
Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản
án và bình luận bản án, (lần thứ tư) – Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu có tính thực
tiễn và ứng dụng cao. Trên cơ sở những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về
nội dung BTTH ngoài hợp đồng, trong đó có nội dung về BTTH do sức khỏe bị xâm
phạm, tác giả lựa chọn những bản án có tính chất điển hình để phân tích những nội
dung liên quan đến phần thiệt hại được bồi thường bao gồm cả thiệt hại về vật chất
lẫn tinh thần. Trong đó thiệt hại về vật chất được xác định như tiền chi phí điều trị,
chi phí bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chi phí ăn, ở, đi lại tiền công lao động của
người bị thiệt hại. Ngoài ra tác giả cũng dành nhiều nội dung để phân tích, bình luận
5
các bản án liên quan đến nội dung phần thiệt hại của người chăm sóc người có sức
khỏe bị xâm phạm, bao gồm chi phí ăn ở, đi lại. Bên cạnh đó tác giả cũng có so sánh,
đối chiếu với pháp luật nước ngoài để người đọc có một cái nhìn toàn diện và tổng
thể về nội dung BTTH do sức khỏe bị xâm phạm nói chung và thiệt hại được bồi
thường của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm nói riêng để có thể đóng
góp hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật của nước nhà.
Sách chuyên khảo: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe
và tính mạng của tác giả Phùng Trung Tập (năm 2009), Nxb. Tư pháp, Hà Nội: tác
giả cũng đã đề cập đến một cách đầy đủ và toàn diện những quy định của pháp luật
liên quan đến nội dung BTTH ngoài hợp đồng, trong đó có bồi thường thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm, tác giả đã phân tích những quy định của pháp luật và thực
tiễn áp dụng, những vấn đề còn bất cập và những đề xuất kiến nghị, tuy nhiên về nội
dung liên quan đến thiệt hại của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm thì
chưa được đề cập đến một cách đầy đủ nhất.
- Luận văn Thạc sỹ:
+ Phạm Thị Hương (2014) Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng sức
khỏe theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học - Đại học Luật Hà Nội.
Đây là công trình nghiên cứu có tính tổng hợp, đa chiều ở đó tác giả đã đưa ra
những phân tích nhận định về những quy định liên quan đến nội dung BTTH do
tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các khoản được bồi thường, thực tiễn áp
dụng pháp luật những bất cập và các đề xuất kiến nghị. Tuy nhiên đây là luận văn
mang tính tổng hợp gồm rất nhiều nội dung, do đó những nội dung chuyên sâu về
phần chi phí cho người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm thì chưa được đề
cập đến một cách đầy đủ nhất.
- Bài báo, tạp chí:
Trong bài viết: “Những hạn chế và bất cập trong việc xác định thiệt hại khi
sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”của
tác giả Nguyễn Văn Hợi đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14-2011, tác giả
cũng đã phân tích những nội dung còn bất cập của những quy định của pháp luật
hiện nay liên quan đến nội dung những thiệt hại được xác định do sức khỏe bị xâm
phạm. Tuy nhiên về phần nội dung liên quan đến thiệt hại của người chăm sóc
người có sức khỏe bị xâm phạm thì chưa được tác giả đề cập đến.
Trong bài viết: “Quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
trong pháp luật dân sự” của tác giả Phùng Thị Tuyết Trinh trích từ Kỷ yếu tọa đàm
6
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Nhà pháp luật Việt – Pháp,
năm 2011: tác giả cũng đã đề cập đến nội dung quyền được bảo đảm về sức khỏe là
một trong những quyền liên quan đến nhân thân đã được pháp luật bảo vệ và người
có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác, ngoài việc có thể phải chịu chế
tài của pháp luật hình sự thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên tác giả cũng đã không đi sâu phân tích những thiệt hại cụ thể
cần phải được bồi thường.
Ngoài ra, còn có một số bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh
vực bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu
khoa học khác nhau. Tuy nhiên để có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thiệt
hại được bồi thường của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm thì tác giả
chưa phát hiện ra.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong các quy định về BTTH ngoài hợp đồng thì thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm là một trong những nội dung quan trọng và mang tính phổ biến nhất vì
tính đặc thù của nó và thực tiễn pháp lý, Tòa án cấp cấp thường áp dụng để giải
quyết tranh chấp.
Trong phạm vi của đề tài với tính chất của chuyên ngành khoa học ứng dụng,
tác giả đề cập đến nội dung liên quan đến “thiệt hại được bồi thường của người
chăm sóc người bị thiệt hại”. Trên cơ sở của những quy định pháp luật và thực tiễn
áp dụng pháp luật mà điển hình là các bản án xét xử của Tòa án các cấp trên phạm
vi cả nước sẽ cho ta có cái nhìn rõ hơn về những ưu điểm cũng như những tồn tại,
hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến nội dung đề tài
nghiên cứu, từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên
quan đến nội dung của đề tài cần nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến nội dung liên quan đến
“thiệt hại được bồi thường của người chăm sóc người bị thiệt hại”. Trên cơ sở của
những quy định pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án các
cấp trong hoạt động xét xử, những bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của các
chuyên gia, học giả hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật có uy tín, các tài liệu, giáo
trình giảng dạy của các giáo sư tiến sĩ Luật học trên phạm vi cả nước cho ta có cái
nhìn rõ hơn về những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế bất cập trong quá