Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiên văn học
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
6.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
995

Thiên văn học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khái quát thiên văn

Oh

wa

Sao (star) hay còn gọi là hằng tinh là tất cả các thiên thể có

khả năng tự phát ra ánh sáng. Tất cả đều là những khối cầu

khí khổng lồ có khối lượng lớn hơn Trái Đất rất nhiều và nhờ

một khối lượng lớn như thế mới giúp chúng tự tạo ra ánh sáng

của bản thân mình.

Một thiên thể để có thể tự phát ra ánh sáng cần có khối lượng

tối thiểu khoảng 8% khối lượng Mặt Trời của chúng ta

Các sao có khối lượng nhỏ hơn giới hạn này một chút được coi

là giai đoạn trung gian giữa sao và hành tinh, chúng là các sao

lùn nâu hoặc lùn đen.

Ngôi sao là gì

Ngôi sao được tạo thành từ những đám mây bụi và khí khổng lồ trong không gian,

gọi là tinh vân (nebula). Tinh vân có khuynh hướng co rút về tâm do tác động của

chính trọng lực , tạo thành Phôi sao - Protostar (hình thái đầu tiên của sao). Cuối

cùng, khi nhiệt độ và tỷ trọng của lượng khí ở tâm phôi sao dần tăng cao, các phản

ứng hạt nhân bắt đầu hình thành. Phôi sao chuyển trạng thái và trở thành một ngôi

sao thực sự (hay còn gọi là Sao Mới), nó tự tạo ra nhiệt năng & ánh sáng cho bản

thân. Lúc đó ngôi sao mới được xem là thực sự bắt đầu quá trình tồn tại của nó

(Main sequence star). Việc tồn tại ở trạng thái này lâu như thế nào, và cái gì sẽ xảy

ra kế tiếp với ngôi sao là tuỳ thuộc hoàn toàn vào khối lượng của nó.

ngôi sao mới có khối lượng lớn hơn 10 lần khối lượng mặt trời,

thường có một kết thúc đặc biệt

tồn tại khoảng vài triệu năm

Sao lớn (Massive star)

Đầu tiên, nó tự phồng lên thành một khối đỏ rực kích thước siêu khổng lồ và phát

ra ánh sáng (Red Supergiant), lớp vỏ ngoài mát dần và dãn ra liên tục. Cuối cùng

nhân của nó sụp đổ tạo nên một vụ nổ vĩ đại, lúc này gọi là trạng thái siêu tân tinh

(Supernova) hay sao mớI hình thành. Vài tuần sau, siêu tân tinh sẽ phát sáng với

độ sáng như là cả một thiên hà.

Trong khi lớp ngoài của ngôi sao tung rắc không gian thì số phận của lõi một lần

nữa lại phụ thuộc vào khối lượng của nó. Lõi nào có khối lượng thấp sẽ bị ép thành

một ngôi sao có đường kính nhỏ, và có cấu tạo đặc, gọi là Sao Nơ-tron (Neutron

star). Nếu khối lượng lõi lớn bằng 2 lần khối lượng của mặt trời thì trọng lực của

nó sẽ nén nó mạnh hơn nữa, hình thành nên lỗ đen (Black hole)

Sao có khối lượng cỡ như mặt trời

trải qua một qúa trình "lặng lẽ" hơn sao lớn

khối lượng tối thiểu bằng 1/10 khối lượng của mặt trời,

tồn tại khoảng 100 tỉ năm hoặc hơn nữa.

Mặt trời hình thành từ khoảng 5000 triệu năm trước, và nó chỉ mới "sống" hết có

nửa đời của nó.

Sao nhỏ (Small star)

Nó tự phồng lên thành một khối đỏ rực và khổng lồ nhưng có kích thước nhỏ hơn

(Red Giant). Sau đó nó đánh mất dần lớp vỏ ngoài, phần mất đi đó tạo nên một lớp

vỏ khí cho nó, trang thái của ngôi sao lúc này là một tinh vân hành tinh (Planetary

Nebula). lõi nó bị lộ ra, chuyển thành một khối cầu nóng có màu trắng gọi là Sao

lùn trắng (White Draft) vớI tỷ trọng cực lớn (một vật có kích thước cỡ hạt đậu

vàng trên Sao lùn trắng có thể nặng đến khoảng 1000kg).

khối cầu này sẽ nguội và nhạt dần đi trong hàng tỉ năm sau (giai đoạn lúc này nó

được gọI là Cooling White Draft). Và khi ngừng phát ra ánh sáng, nó sẽ trở thành

một khối cầu đen (Black Draft).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!