Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiền tông bản hạnh – vấn đề sửa chữa nhuận sắc từ Hán Việt giữa bản in năm 1745 và bản in năm 1932
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lương Thị Thanh Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 151 - 154
151
THIỀN TÔNG BẢN HẠNH - VẤN ĐỀ SỬA CHỮA NHUẬN SẮC TỪ HÁN VIỆT
GIỮA BẢN IN NĂM 1745 VÀ BẢN IN NĂM 1932
Lương Thị Thanh Dung*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hiện nay, sách Thiền tông bản hạnh còn lại hai văn bản là bản in năm 1745 và bản in năm 1932,
hai bản in cách nhau gần hai thế kỷ. Mặc dù cuốn sách là những trước tác thời Trần nhưng được
sưu tầm và biên soạn vào thời Lê nên không thể tránh khỏi sự nhuận sắc, sửa chữa của người đời
sau, đặc biệt là sự khác nhau về từ Hán Việt.
Có thể thấy rõ xu hướng sửa chữa, nhuận sắc do thay đổi từ Hán Việt trong bài Yên Tử sơn Trúc
Lâm Trần triều Thiền tông bản hạnh. Tuy vậy, xét về nguyên tắc chúng ta cần phải phục nguyên
nguyên bản tác phẩm. Những văn bản nào còn duy trì được dấu tích chữ Nôm cổ như tác phẩm
Thiền tông bản hạnh là rất đáng được trân trọng và gìn giữ.
Từ khoá: Thiền tông bản hạnh, nhuận sắc, từ Hán Việt, chữ Nôm, văn học Phật giáo
Văn học Phật giáo Lý - Trần hiện diện tương
đối phong phú các thể loại văn học trung đại
và đã có nhiều thể loại đạt đến đỉnh cao, có
giá trị về mặt học thuật lẫn nghệ thuật văn
chương. Những thể loại ấy vừa mang nét
chung của các bộ phận văn học khác cùng
thời kì lại vừa mang nét đặc thù của văn học
Phật giáo. Bên cạnh vay mượn văn tự Hán để
sáng tác là chủ yếu, văn học Phật giáo Lý -
Trần còn sử dụng chữ Nôm, đây là thành tựu
văn hoá của thời Lý - Trần. Chữ Nôm lúc đầu
là lối chữ được sản sinh và sử dụng chủ yếu
trong nhà chùa và văn học Phật giáo Lý -
Trần được vinh dự là bộ phận văn học sử
dụng chữ Nôm đầu tiên để sáng tác. Tác phẩm
Thiền tông bản hạnh là những minh chứng cụ
thể nhất vẫn được lưu giữ đến ngày nay. *
Thiền tông bản hạnh là cuốn sách Nôm vô
cùng quý giḠcòn lại trong kho tàng di sản
văn hoá chữ Nôm của dân tộc. Hiện nay, sách
Thiền tông bản hạnh còn lại hai văn bản là
bản in năm 1745 và bản in năm 1932, hai bản
in cách nhau gần hai thế kỷ. Mặc dù cuốn
sách là những trước tác thời Trần nhưng được
sưu tầm và biên soạn vào thời Lê nên không
thể tránh khỏi sự nhuận sắc, sửa chữa của
người đời sau, đặc biệt là sự khác nhau về từ
Hán Việt.
*
Tel: 0912 750006, Email: [email protected]
Từ Hán Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng
Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc
theo âm Hán Việt. Cùng với sự ra đời của chữ
Quốc ngữ, từ Hán Việt ngày nay được ghi
bằng ký tự Latinh. Sau hàng chục thế kỷ dưới
sự cai trị và đồng hoá của người Hán, người
Việt vẫn giữ được tiếng nói và phong tục của
riêng mình. Tuy vậy, vẫn có sự ảnh hưởng
nhất định về văn hoá, thể chế chính trị của
Trung Quốc đối với người Việt, kể cả trong tư
tưởng triết học và ngôn ngữ.
Nhuận sắc những tác phẩm nổi tiếng hoặc
những trước tác chung của cổ nhân là công
việc đã có truyền thống lâu đời ở các nước
phương Đông cũng như ở Việt Nam. Sự tồn
tại và quá trình truyền bản của tác phẩm
Thiền tông bản hạnh cũng không ngoài quy
luật ấy.
Tác phẩm Thiền tông bản hạnh mặc dù đã
được tái bản nhiều lần nhưng do quá trình lưu
truyền nên hiện nay chỉ còn lại hai bản là bản
in năm 1745 và bản in năm 1932. Tuy vậy,
qua so sánh đối chiếu nhận thấy hiện nay hai
văn bản có rất nhiều sự khác biệt. Căn cứ vào
dạng chữ Nôm ghi lại trong hai văn bản, có
thể thấy, bản năm 1745 còn bảo tồn được khá
nhiều dấu tích cổ trong khi bản năm 1932 đã
có nhiều sự thay đổi làm cho văn bản tác
phẩm hiện đại hơn. Cũng vì thế nó làm mất đi
tính chân thực của văn bản.