Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thị trường xuất nhập khẩu xe và phương hướng nhanh gọn trong thủ tục cho hoạt động Xuất nhập khẩu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần I Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập khẩu
I. Khái quát chung về hoạt động nhậpkhẩu:
1.Khái niệm ,vai trò và nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế
quốc dân :
1.1- Khái niệm hoạt động nhập khẩu :
Ngoại thương đó là sự trao đổi thông qua mua bán trao đổi các hàng hoá và
dịch vụ giữa một quốc gia naỳ với một quốc gia khác. Sự trao đổi đó là hình thức
của mối quan hệ xã hội, nó phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế lẫn nhau
về nền kinh tế giữa sản xuất hàng hoá nói riêng biệt thuộc các quốc gia khác nhau
trên thế giới. Ngoại thương là một lĩnh vực quan trọng qua đó một nước tham gia
vào phân công lao động quốc tế .
+ Nhập khẩu là một mặt của hoạt động ngoại thương là một quốc gia hay
một tổ chức kinh tế quốc tế này mua hàng hoá dịch vụ kèm theo của một quốc gia
hay một tổ chức kinh tế quốc tế khác
+ Nhập khẩu nhằm bổ sung hàng hoá khi một quốc gia nào đó không tự sản
xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng .
1.2- Vai trò của hoạt động nhập khẩu :
- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay vai trò của hoạt động nhập
khẩu được thể ở các khía cạnh sau:
- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỷ luật
,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá .
+ Góp phần giải quyết những mặt mất cân đối của nền kinh tế Việt Nam
+ Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Nhập khẩu vừa
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của nhân dân bằng cách nhập
khẩu hàng tiêu dùng từ nước ngoài. Vừa nhằm cung cầu đầu vào cho hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nước, từ đó giải quyết được việc làm ,tạo thu nhập cho người
lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân qua xuất khẩu hàng
hoá .
+ Đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ,sự tác động
này thể hiện ở chổ tạo đầu vào cho sản xuất ,tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam sang quốc gia khác .
1.3- Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động nhập khẩu :
- Đảm bảo kịp thời đồng bộ và đầy đủ nhu cầu về tư liệu sản xuất cho sản
xuất kinh doanh .
- Góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật
- Bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất
cân đối, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.
2. Quản lý của nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu :
Nguyên tắc nhập khẩu :
- Sử dụng vốn nhập khẩu một cách tiết kiệm và hợp lí nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
- Phải nhập khẩu thiết bị kỷ thuật tiên tiến hiện đại
- Phải bảo vệ thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tăng nhanh xuất
khẩu
- Nhập khẩu phải khuyến khích hoạt động xuất khẩu
- Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định và vững chắc lâu dài
- Tuân thủ luật lệ của mọi nước
2.1- Chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay :
- Chính phủ ưu tiên nhập khẩu thiết bị mà trong nước chưa tự sản xuất được
và nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nước có công nghệ cao
- Phải nhập khẩu chủ yếu vật tư phục vụ cho sản xuất và hàng tiêu dùng mà
trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đủ cung ứng thị
trường tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu xa xỉ.
- Phải kiên quyết không nhập khẩu hàng kém chất lượng, hết thời gian sử
dụng
- Chỉ được nhập khẩu các mặt hàng mà chính phủ cho phép như: xăng dầu,
phân bón, thép xây dựng các loại, xi măng, thiết bị điện, điện lạnh, linh kiện xe máy
vv..
- Theo quyết định số 11/TTg ban hành ngày 23/01/1998 thủ tướng chính phủ
đã phê duyệt danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu năm 1998 thành 4 nhóm mặt hàng
chủ yếu :
+ Nhóm hàng hoá cấm xuất khẩu ,cấm nhập khẩu.
+ Nhóm hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch.
+ Nhóm hàng xuất khẩu theo quản lý chuyên nghành.
+ Nhóm hàng xuát khẩu ,nhập khẩu có cân đối với sản xuất và nhu cầu trong
nước.
II. Cơ sở lý luận chung về công tác nhập khẩu linh kiện xe máy:
1. Khái niệm và phân loại hợp đồng nhập khẩu :
Khái niệm : Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để
đưa hàng đó vào trong nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, nhằm phục
vụ các ngành sản xuất chế biến trong nước
2. Phân loại :
Xét về thời gian thực hiện hợp đồng có 2 loại :
Hợp đồng ngắn hạn
Hợp đồng dài hạn
+ Hợp đồng ngắn hạn : Thường được kí kết trong một thời gian ngắn ,và sau
khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lí giữa hai bên về
hợp đồng đó cũng kết thúc
+ Hợp đồng dài hạn : Có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó
việc giao hảng được tiến hành làm nhiều lần
Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng ngoại thương ,người ta
chia làm 4 loại hợp đồng:
Hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồn nhập khẩu
Hợp đồng tái xuất khẩu
Hợp đồng tái nhập khẩu
3. Xét về hình thức hợp đồng có các loại sau:
Hình thức căn bản
Hình thức miệng
Hình thức mặc nhiên
III. Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhập khẩu :
Những nguyên tắc trình bày dưới đây được hiểu như cách xử sự hay đúng
hơn là những qui tắc thực hiện trong hoạt động nhập khẩu sao cho phù hợp với lợi
ích của xã hội cũng của cả doanh nghiệp .
Sử dụng ngoại tệ với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao
* Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường việc mua bán với các
nước từ nay tính đều tính theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại tệ
tự do ,không còn các đièu khoản vay để nhập siêu không còn ràng buộtc như trước
đây ,vậy tấc cả các hợp đồng nhập khẩu đều phải dựa trên lợi ích và hiệu quả để qui
định . Đồng thời nhu cầu nhập khẩu để công nghiệp hoá và phát triển kinh tế rất lớn
,vốn để nhập khẩu lại eo hẹp .nhưng không phải ngoại tệ giành cho nhập khẩu ít đặt
ra vấn đề phải tiết kiệm .tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của một quốc gia
cũng như mọi doanh nghiệp phải:
- Sử dụng vốn tiết kiệm, giành ngoại tệ nhập vật tư phục vụ cho xản xuất và
đời sống sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
- Xác định và nghiên cứu từng thị trường để nhập khẩu hàng hóa thích hợp
với giá cả có lợi, nhanh chống phát huy tác dụng đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời
sống nhân dân.
Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tíên hiện đại:
Hiện nay trình độ khoa học công nghệ kỷ thuật của nước ta còn lạc hậu rất
nhiều so với thế giới. Vì vậy chúng ta phải nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật
theo phương châm đón đầu và đi thẳng vào công nghệ hiện đại trên cơ sở phù hợp
với trình độ quản lý và nguồn tài chính của quốc gia, đồng thời phải phù hợp với
đường lối phát triển của việt nam và khu vực, nhất thiết không để mục tiêu nhập các
thiết bị củ kỹ và lạc hậu, chưa sững dụng được bao lâu thì đã thay thế, mặt khác thì
nhập khẩu phải hết sức chọn lọc để phát huy được hiệu quả cao nhất của hàng hoá
thiết bị nhập về.
Nhập khẩu phải bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, phát triển tăng
nhanh xuất khẩu.
- Nguyên tắc nay đòi hỏi việc nhập khẩu phải dưa trên cơ sở bảo hộ nền sản
xuất trong nước, kiên quyết không nhập hoặc hạn chế nhập mặt hàng mà trong nước
sản xuất được, hoặc sản xuất được mà chua đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng không vì
thế mà bảo hộ sản xuất trong nước với bất cứ giá nào, nhập khẩu phải kích thích cho
sản xuất trong nước phát triển và khuyến khích cho các doanh nhgiệp đổi mới máy
móc, thiết bị để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
Phải kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu:
- Nhà nước phải khuyến khích cho các doanh nghệp chú trọng đến công tác
thị trường trong đó có việc tạo mối quan hệ gắn bó giữa thị trường xuất khẩu và
nhập khẩu. Hiện nay có tình trạng các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động nhập
khẩu tách rời nhau, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ biết xuất khẩu, các doanh nghiệp
nhập khẩu chỉ quan tâm đến việc nhập khẩu,không quan tâm đến việc đẩy mạnh
xuất khẩu. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không điều hoà giữa nhập khẩu
và xuất khẩu.
1. Xây dựng thị trường vững chắc ổn định:
Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà
nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất Phảinhập khẩu, vì vậy trong hoạt động nhập khẩu
các doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác thị trường và mở rộng thị trường.
2.Các bước tiến hành hoạt động nhập khẩu:
A. Chuẩn bị trước khi đàm phán giao dịch:
Hoạt động kinh doanh thường phức tạp hơn hoạt động đối nội vì rất nhiều, lẽ
chẵn hạn như: bạn hàng ở cách xa nhau, hoạt động chịu sự điều tiết của nhiều hệ
thống pháp luật, hệ thống tiền tệ khau nhau vv…do đó, trước khi bước vào giao
dịch đơn vị kinh doanh cần phải chuẩn bị chu đáo, kết quả của công việc giao dịch
phụ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị đó. Công việc chuẩn bị có thể bao gồm hai bộ
phận chủ yếu: nghiên cứu tiếp cận thị trường và lập phương án kinh doanh.
B. Nghiên cứu thị trường:
Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách luật lệ
quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại , đơn vị kinh doanh ngoại
thương cân phải nhận biết hàng hoá kinh doanh, nắm vững thị trường và lựa chọn
khách hàng.
C. Nhận biết hàng hóa:
Hàng hóa mua bán phải tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ giá
trị, nắm được những đặc tính của nó và những yêu câu của thị trường về hàng hóa
đó như: qui cách phẩm chất bao bì, cách trang trí bên ngoài, cách lựa chọn phân
loại…
+ Để chủ động việc giao dịch mua bán cần nắm vững tình hình sản xuất của
mặt hàng đónhư: thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu, công nhân, tây nghề,nguyên
lý vận hành …
+ Về mặt tiêu thụ, phải biết mặt hàng đang lựa chọn ở giai đoạn nào của chu
kỳ sống của nó trtên thị trường. Chu kỳ nay là tiến trình phát triển và tiêu thụ một
mặt hàng bao gồm 4 giai đoạn:
1. Thâm nhập.
2. Phát triển.
3. Bảo hòa.
4. Thoái trào.
Việc xuất nhập khẩu những mặt hàng trong giai đoạn (1)&(2) gặp thuận lợi
lớn nhất .tuy vậy ,có khi mặt hàng đã ở trong giai đoạn (4 ) nhưng mà thực hiện các
biên pháp xúc tiến tiêu thụ (quảng cáo ,cải tiến hệ thống tổ chức tiêu thụ ,giảm giá
vvv…) người ta vẫn có thể đẩy mạnh được xuất khẩu.
3. Lập phương án kinh doanh:
Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thi
trường , đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh phương án này là kế hoạch
hoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh.
Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:
- Đánh giá thị trường và thương nhân giao dịch :
bảo
hoà
Thoái
trào
Phát
triển
Thâm nhập