Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thi pháp truyện thiếu nhi của ma văn kháng
PREMIUM
Số trang
148
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1240

Thi pháp truyện thiếu nhi của ma văn kháng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ HỒNG ÉN

THI PHÁP TRUYỆN THIẾU NHI

CỦA MA VĂN KHÁNG

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2012

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THANH TRUYỀN

Phản biện 1: TS. PHAN NGỌC THU

Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐÌNH VĨNH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận

văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp

tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 12 năm 2012

Có thể tìm luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bước vào thời kỳ đổi mới, nền văn học thiếu nhi có thể được ví

như một ngọn đồi còn rất thưa thớt cây xanh. Trong hoàn cảnh đó,

các tác gia quen thuộc của trẻ thơ như Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ,

Trần Hoài Dương… đã góp phần làm xanh thêm ngọn đồi văn học

cho trẻ thơ nước nhà. Nằm trong guồng quay chung, các sáng tác cho

thiếu nhi của Ma Văn Kháng cũng được ghi nhận với một giọng văn

sâu lắng, trữ tình, đầy yêu thương.

Luôn “chi chút như một con ong mật”, Ma Văn Kháng được

người đọc biết đến là nhà văn thành công nhờ “viết từ sự trải nghiệm

của bản thân”. Trong các sáng tác của mình, nhà văn luôn nỗ lực nhìn

xoáy sâu vào hiện thực xã hội, chỉ ra những nhức nhối của đời sống, từ

đó giúp người đọc có cái nhìn toàn diện để đánh giá đúng đắn hơn

những gì đang diễn ra. Đặc biệt trong những sáng tác dành cho thiếu

nhi, tác giả không vẽ nên một bức tranh hoàn mĩ về cuộc sống trong

tâm trí trẻ thơ như nhiều cây bút khác đã làm, trái lại, có thể nói Ma

Văn Kháng là người đầu tiên mạnh dạn giúp cho các em biết rằng cuộc

sống con người không chỉ có hạnh phúc, chiến thắng, mà còn đầy rủi

ro, thất bại và khổ đau. Để rồi, thông qua những trang viết thấm đẫm

“tình đời, tình người”, nhà văn cuốn hút bao nhiêu bạn đọc nhỏ tuổi.

Việc tìm hiểu “Thi pháp truyện thiếu nhi của Ma Văn

Kháng” giúp chúng tôi thấy rõ vị thế của các yếu tố nghệ thuật (xây

dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu và nghệ thuật xây

dựng không gian, thời gian) trong truyện thiếu nhi của nhà văn. Đồng

thời, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc khẳng định những

đóng góp quan trọng của Ma Văn Kháng trong dòng chảy phát triển

chung của văn học dành cho thiếu nhi.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Những nghiên cứu về nghệ thuật văn xuôi Ma Văn Kháng

nói chung

Trong bài viết “Một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn

cần mẫn”, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện đã nhìn nhận về nghệ thuật

tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã đạt đến độ điêu luyện trong ngôn

ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại, giọng điệu và mạch văn biến hóa

linh hoạt

Nguyễn Thị Huệ trong bài viết “Tư duy mới về nghệ thuật

trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80” cũng đã nhận ra

nhiều kiểu loại nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng phong

phú, đa dạng hơn, phức tạp hơn, đặc biệt là nhân vật trí thức đã như

một ám ảnh khôn nguôi với ngòi bút của Ma Văn Kháng”.

Hồ Anh Thái trong bài viết “Ma Văn Kháng, con đường và hồi

ức” đã nhận xét một cách tinh tế về tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

“một giọng văn độc đáo và một tư duy tiểu thuyết bền chắc theo kiểu

truyền thống”.

Bàn về truyện ngắn Ma Văn Kháng, PGS.TS Lã Nguyên trong

bài viết “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn” đã cho

rằng đặc sắc trong truyện ngắn Ma Văn Kháng chính là “tính công

khai bộc lộ chủ đề và sự cố ý tô đậm chân dung tính cách nhân vật”,

“lồng giai thoại vào cốt truyện, sáng tạo giai thoại hàm nghĩa sâu xa”

hay “khuynh hướng mở rộng các thành phần mạch truyện trần thuật,

hòa văn nói vào văn viết”.

2.2 Những ý kiến về truyện viết cho thiếu nhi của Ma Văn

Kháng

Bàn về Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời trong Vẫn chuyện

Văn và Người, giáo sư Phong Lê đã thừa nhận rằng: “Cuốn sách của Ma

Văn Kháng ai đọc cũng hiểu, đọc một lần là hiểu, và xem ra chỉ có một

tầng nghĩa thôi. Ấy vậy mà, tôi lại nghĩ, đó mới là hoặc vẫn là nghệ thuật

đích thực”.

Tác giả Vũ Thị Oanh trong bài viết “Một vài suy nghĩ khi đọc

Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng” đã nhận định Côi cút

giữa cảnh đời được thể hiện bằng ngòi bút mềm mại, uyển chuyển,

ngôn ngữ hóm hỉnh, phong phú sắc màu; kết cấu có hậu kiểu truyện

cổ dân gian của tác giả Ma Văn Kháng”.

Nhận xét về tác phẩm Chó Bi, đời lưu lạc tác giả Lã Thị Bắc

Lý cho rằng đọc Chó Bi, đời lưu lạc của Ma Văn Kháng, trẻ em có

thể tìm thấy ở đây những sự kỳ thú, say mê và người lớn cũng có thể

đọc được điều đáng phải suy nghĩ”.

Anh Chi trong bài viết “Ma Văn Kháng và dòng chảy văn

chương” cũng không ngớt lời khen ngợi hai tác phẩm Chó Bi, đời lưu

lạc và Côi cút giữa cảnh đời “có nhiều trang miêu tả loài vật và cảnh sắc

thiên nhiên bằng ngôn ngữ đầy mỹ cảm”.

Từ việc tìm hiểu trên, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm thi

pháp trong tác phẩm dành cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng ít nhiều

đã được tìm hiểu, đề cập. Tuy nhiên, những công trình đó mới chỉ

dừng lại ở những ý kiến, nhận định có tính khái quát, tổng hợp trên

phương diện từng tác phẩm cụ thể. Mặc dù vậy, trong mức độ nhất

định, các tài liệu kể trên sẽ là những gợi ý, định hướng, là nguồn tư

liệu quý báu và cần thiết để chúng tôi hệ thống lại, kế thừa và phát

triển trong quá trình nghiên cứu đề tài này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu cần

hướng đến là đặc điểm thi pháp truyện thiếu nhi của Ma Văn Kháng

trên các phương diện chính của thế giới hình tượng và phương thức

trần thuật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi sẽ hướng trọng tâm tìm hiểu thi pháp truyện thiếu

nhi của Ma Văn Kháng qua một số tác phẩm chính; bao gồm hai tiểu

thuyết: Côi cút giữa cảnh đời; Chó Bi, đời lưu lạc và các truyện

ngắn: Đồng cỏ nở hoa, Kiểm – Chú bé – Con người, Quê nội, Giấc

mơ của bà nội, Lít – người gác chắn can đảm, Heo may gió lộng…

4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận

văn gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, phương

pháp so sánh.

5. Đóng góp của luận văn

Với đề tài “Thi pháp truyện thiếu nhi của Ma Văn Kháng”,

chúng tôi muốn cung cấp một cái nhìn hệ thống và toàn diện những

đặc điểm thi pháp trong các sáng tác dành cho thiếu nhi của Ma Văn

Kháng, từ đó, khẳng định những đóng góp của Ma Văn Kháng vào

bộ phận văn xuôi Việt Nam hiện đại dành cho trẻ em, nhất là ở thể

loại tiểu thuyết và truyện ngắn.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của

đề tài được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Truyện thiếu nhi của Ma Văn Kháng trong dòng chảy

văn xuôi thiếu nhi Việt Nam đương đại.

Chương 2: Những phương diện cơ bản trong thế giới hình tượng

truyện thiếu nhi của Ma Văn Kháng.

Chương 3: Các đặc trưng chủ yếu trong phương thức trần thuật

truyện thiếu nhi của Ma Văn Kháng.

CHƯƠNG 1

TRUYỆN THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG

DÒNG CHẢY VĂN XUÔI THIẾU NHI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Sự chuyển biến của văn xuôi thiếu nhi Việt Nam đương đại

1.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển biến của

văn xuôi thiếu nhi sau 1986

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), cùng với sự

thay đổi của đất nước trên mọi mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội,

nền văn học thiếu nhi nước nhà cũng đánh dấu bước ngoặt lớn. Lần

đầu tiên, vấn đề tự do, dân chủ trong sáng tạo nghệ thuật đã được

Đảng chú trọng đã tạo ra một lực đẩy thực sự đối với văn học thiếu

nhi, mở ra một chân trời mới thoáng rộng cho quyền tự do sáng tạo

của người nghệ sĩ. Bên cạnh sự “cởi trói” trên lĩnh vực tư tưởng, cơ

chế quản lý, xuất bản các sản phẩm văn học thiếu nhi cùng với sự nở

rộ các cuộc vận động sáng tác cũng đã tạo cho nên văn học thiếu nhi

nước nhà nhiều bước chuyển biến tích cực.

Bàn về những nhân tố ảnh hưởng đến sự thay da đổi thịt của

văn xuôi thiếu nhi đương đại không thể không kể đến những tác động

của tiến trình giao lưu với văn học thiếu nhi thế giới. Sau mấy thập

kỷ bị “trói chặt” trong những khuôn khổ sáng tác nặng tính giáo điều,

triết lý thì giờ đây văn học thiếu nhi Việt Nam có cơ hội tiếp cận và

bắt nhịp với hệ thống quan điểm sáng tạo nghệ thuật đầy tiến bộ của

văn học thiếu nhi thế giới. Những tiền đề về lịch sử, văn hóa xã hội,

kinh tế của đất nước từ những năm đầu đổi mới đã thổi một luồng sinh

khí mới cho sự phát triển của mảng văn học thiếu nhi. Tuy nhiên, bên

cạnh những mặt tích cực, không thể phủ nhận, bức tranh văn học thiếu

nhi Việt Nam vẫn còn những gam màu tối, rất cần được cải thiện.

1.1.2. Một số biểu hiện đổi mới của văn xuôi thiếu nhi sau 1986

Bước ngoặt chuyển mình của lịch sử - xã hội vào những năm

giữa thập niên tám mươi của thế kỷ trước đã giúp cho nền văn học

thiếu nhi Việt Nam đương đại dần thoát ra khỏi cái bóng của văn học

người lớn để vận động trên một con đường nghệ thuật độc lập với

những nền tảng khá vững chắc. Trước hết, phải kể đến sự thay đổi cả

về chất lẫn về lượng của lực lượng sáng tác - đó là các nhà văn. Cả

bốn thế hệ nhà văn cùng góp mặt với đủ mọi lứa tuổi và phong cách

đã làm nên một bộ mặt đa dạng, nhiều sắc màu cho mảng văn học

thiếu nhi. Bên cạnh đó, xuất phát từ sự thay đổi trong cách nhìn nhận

về tính chủ thể của văn học thiếu nhi, từ chỗ lấy chủ thể sáng tác của

nhà văn làm trung tâm sang hướng xem độc giả là trên hết, con người

trong các sáng tác dành cho trẻ thơ giai đoạn này mang đậm dấu ấn

đời thường. Với nỗ lực khám phá toàn diện đời sống trẻ em, các sáng

tác văn học thiếu nhi thời kỳ này đã có sự mở rộng về đề tài phản

ánh. Ngoài sự kế thừa và phát triển những đề tài mang tính truyền

thống, truyện thiếu nhi còn chú trọng khai thác các đề tài gần gũi với

cuộc sống của trẻ như đề tài sinh hoạt, học tập; đề tài thế sự đời tư.

Một thành tựu rất dễ nhận thấy trong hơn hai mươi năm phát triển

văn học thiếu nhi từ sau đổi mới đó chính là sự bùng nổ về chủng loại

và số lượng tác phẩm dành cho trẻ em. Cùng với thời gian, văn học

thiếu nhi đang khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trong tiến

trình phát triển nền văn học Việt Nam.

1.2. Ma Văn Kháng và hành trình đến với văn học thiếu nhi

1.2.1. Ma Văn Kháng và hành trình sáng tạo nghệ thuật

Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01 tháng

12 năm 1936, ở làng Kim Liên, nay thuộc phường Phương Liên, quận

Đống Đa, Hà Nội. Năm 1954, khi ở tuổi mười tám, hòa theo tiếng gọi

của Đảng, ông tạm biệt quê hương Hà Nội, hăng hái tình nguyện lên

miền núi Tây Bắc dạy học. Tại đây, Ma Văn Kháng trải qua nhiều vị trí

và môi trường công tác: Giáo viên dạy văn; Hiệu trưởng trường cấp 2,

cấp 3 phổ thông Lào Cai; làm Thư ký cho Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; làm

phóng viên rồi phó Tổng biên tập báo của Đảng bộ tỉnh. Sau khi đất

nước thống nhất, Ma Văn Kháng rời Lào Cai, để trở về Hà Nội. Và từ

đây, chúng ta có một nhà văn Ma Văn Kháng đầy trách nhiệm với

nghề viết và chuyên nghiệp trong sáng tạo nghệ thuật.

Đối với tác giả con đường đến với văn chương không trải đầy

hoa hồng, mà nghề văn luôn đòi hỏi ở mỗi chủ thể sáng tạo sự lao

động nghiêm túc, thậm chí là “khổ sai” trên từng trang tác phẩm. Nhãn

quan của nhà văn nhìn xuyên thấu vào sự sống, khơi những tầng sâu

kín nhất trong tâm hồn con người, để rồi cứ thế những xúc cảm thẩm

mỹ theo câu chữ tuôn ra đầu ngọn bút, hình thành nên những trang viết

để đời. Đã đi qua hai thế kỉ, tài sản trong sự nghiệp văn chương của

Ma Văn Kháng là 200 truyện ngắn, 15 tiểu thuyết và nhiều tiểu luận,

bút kí, hồi kí có giá trị. Tháng 5/2012 đánh dấu một mốc quan trọng

trong sự nghiệp văn chương của nhà văn khi ông được trao tặng giải

thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. Đó có thể xem là sự

đền đáp xứng đáng cho những cống hiến của nhà văn.

1.2.2. Mối lương duyên với văn học thiếu nhi của Ma Văn Kháng

Không xác định văn học thiếu nhi là một thế mạnh, một hướng

đi cho chính mình, thế nhưng, dõi theo sự nghiệp sáng tác của Ma

Văn Kháng, chúng ta bắt gặp khá nhiều tác phẩm dành cho đối tượng

này. Thử nghiệm đầu tiên của Ma Văn Kháng đối với văn học thiếu

nhi chính là cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời ra mắt bạn đọc

năm 1989. Cuốn sách đã trở thành niềm đam mê không chỉ đối với

những độc giả nhỏ tuổi mà còn là niềm thích thú của rất nhiều người

lớn. Năm 1992, nhà văn tiếp tục trình làng cuốn tiểu thuyết Chó Bi,

đời lưu lạc. Một lần nữa tác phẩm cũng đã tạo nên một sức hấp dẫn,

cuốn hút đến kỳ lạ đối với đông đảo bạn đọc.

Sau thành công của hai tiểu thuyết trên, Ma Văn Kháng nhận

ra rằng văn học thiếu nhi chính là mối lương duyên tốt đẹp của nhà

văn với những bạn đọc nhỏ tuổi. Tác giả lại cống hiến cho bạn đọc

nhỏ tuổi nhiều truyện ngắn giàu tính nhân văn. Dần dần, những sáng

tác dành cho tuổi thơ trở thành một phần không thể tách rời trong

nghiệp văn của ông. Dẫu số lượng tác phẩm dành cho thiếu nhi của

Ma Văn Kháng vẫn còn chưa nhiều, song nhà văn đã nhanh chóng

tạo nên thương hiệu cho những đứa con tinh thần của mình.

1.2.3 Những quan niệm nghệ thuật về văn học thiếu nhi của

Ma Văn Kháng

1.2.3.1. Quan niệm về truyện viết cho thiếu nhi

Đau đáu với hiện thực cuộc sống, Ma Văn Kháng hiểu rằng sáng

tác văn học cho thiếu nhi phải “thoát khỏi một chế phẩm mượn văn

chương để chuyển tải một ý đồ giáo huấn giản đơn, lộ liễu; nó hướng

bạn đọc nhỏ tuổi đến những cảm xúc lớn lao, mới mẻ về cuộc sống, về

con người”. Nhà văn không ngần ngại đưa trẻ nhỏ vào một thế giới hoàn

toàn hiện thực, với đầy đủ những gam màu sáng tối, trắng đen từ đó giúp

các em cảm nhận và khơi gợi những mỹ cảm tích cực.

Xuất phát nghiệp văn từ nghề giáo, hoàn toàn dễ hiểu khi Ma

Văn Kháng luôn đòi hỏi mỗi sáng tác dành cho thiếu nhi phải tạo nên

một môi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ nhỏ. Những bài học thực

tế và gần gũi được rút ra từ đây luôn dễ dàng thấm sâu vào tâm trí

bạn đọc nhỏ tuổi và khơi gợi ở họ những cảm xúc chân thành. Theo

tác giả, để chuyển tải những thông điệp giáo dục của mình vào trong

tác phẩm không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự khéo léo và tế

nhị, đặc biệt không gây sáo rỗng, nhàm chán.

1.2.3.2. Những yêu cầu đối với người viết truyện thiếu nhi

Bằng kinh nghiệm sáng tác lâu năm, Ma Văn Kháng đã dựa

trên sự phân tích những biến đổi trong tâm lý và tầm đón nhận của trẻ

em ngày nay để có thể xác định cho mình nguyên tắc sáng tác phù

hợp. Thông qua mỗi trang viết, nhà văn cố gắng đem đến cho các em

những bài học quý giá về cuộc sống, về con người, nhằm trang bị

hành trang cho trẻ bước vào đời. Chính vì vậy, người viết không

ngừng đặt ra những đòi hỏi nghiêm khắc đối với chính mình, bởi ông

quan niệm: “Viết cho thiếu nhi không thể chấp nhận được sự dễ dãi,

sự vội vã và chín gượng. Nó phải là một quá trình ấp ủ, phải có sự

chắt lọc, phải qua sự nhào luyện, biến hóa một cách vật vã mới có thể

ra được chế phẩm”

Trong thời đại hiện nay, khi đối tượng bạn đọc trẻ em đã có

nhiều thay đổi về tâm lý và thị hiếu thì càng có những đòi hỏi cao hơn

về lương tâm, vốn sống và trách nhiệm của người cầm bút. Chính vì

vậy, Ma Văn Kháng luôn yêu cầu chủ thể sáng tạo cho trẻ thơ phải

không ngừng lao động “tìm ra những vùng thẩm mỹ mới lạ hơn nữa

với trẻ em” để mỗi tác phẩm không chỉ dừng lại ở chỗ là bản sao của

đời sống mà còn là “cuộc vận động tâm hồn của trẻ thơ”. Ông khuyến

khích các nhà văn không chỉ viết bằng sự trải nghiệm từ tuổi thơ của

chính mình mà phải biết đào sâu vào nhiều lãnh địa của cuộc sống để

kết tinh những bài học quý cho trẻ. Viết cho thiếu nhi, Ma Văn Kháng

yêu cầu một cái nhìn toàn diện và bao quát đối tượng bởi trẻ em dù

trong hoàn cảnh nào chúng vẫn cần sự định hướng, giáo dục của người

lớn, và có hiểu sâu sắc các em, nhà văn mới có thể hoàn thành sứ mệnh

“kỹ sư tâm hồn” mà đông đảo bạn đọc thiếu nhi tin cậy.

CHƯƠNG 2

NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CƠ BẢN TRONG THẾ GIỚI

HÌNH TƯỢNG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG

2.1. Thế giới nhân vật

2.1.1. Sự đa dạng, phong phú trong thế giới nhân vật

Viết cho thiếu nhi với quan điểm bộc lộ tính hai mặt của bức

chân dung cuộc sống ở cả chiều tốt đẹp lẫn xấu xa, tạo điều kiện cho

văn chương thực hiện chức năng của mình, Ma Văn Kháng chủ động

xây dựng nên một hệ thống nhân vật mang đầy đủ những phẩm chất

của xã hội hiện đại. Trong các tác phẩm, đặc biệt là tiểu thuyết, nhà

văn không ngần ngại xây dựng một loạt nhân vật quản lý tiêu cực, yếu

kém về năng lực, thấp kém về trình độ học vấn, lại thiếu “cái căn cốt

văn hóa làm nền tảng”. Một trong những thành công của Ma Văn

Kháng khi xây dựng hệ thống nhân vật trong các tác phẩm viết cho thiếu

nhi đó chính là việc khắc họa chân dung những người lớn với tư cách

định hướng cho sự phát triển nhân cách và tâm hồn trẻ thơ như bà nội,

bà ngoại, người mẹ, người cha, cô giáo…

Ở những sáng tác của Ma Văn Kháng thế giới nhân vật trẻ em

cũng không kém phần đa dạng so với thế giới người lớn. Nhiều số

phận, tính cách khác nhau cùng xuất hiện trong cùng một tác phẩm,

thậm chí trong cùng một con người làm cho nhân vật của ông trở nên

thật hơn, “đời” hơn. Bên cạnh những đứa trẻ ngoan, mạnh mẽ, dù gặp

phải nghịch cảnh vẫn vươn lên; người viết không ngần ngại khắc họa

chân dung những đứa trẻ hư, thậm chí bị tha hóa về nhân cách do sự

giáo dục của gia đình và sự ảnh hưởng của các mối quan hệ tiêu cực

tồn tại xung quanh các em.

2.1.2. Sự độc đáo trong bút pháp khắc họa tính cách nhân vật

Khảo sát thế giới nhân vật trong các tác phẩm truyện thiếu nhi

của Ma Văn Kháng, theo chúng tôi, nghệ thuật xây dựng nhân vật

của nhà văn được tập trung chủ yếu vào các yếu tố cơ bản: tướng

hình, tâm lý, tâm linh và ngôn ngữ.

Xem việc miêu tả tướng hình là cách thể hiện tính người, tình

người, Ma Văn Kháng rất hứng thú trong việc phác họa chân dung

nhân vật. Không chỉ chú trọng miêu tả nhân vật chính diện, đối với

những kẻ xấu trong xã hội, nhà văn cũng quan tâm chạm khắc ngoại

hình như một yếu tố quan trọng thể hiện bản chất bên trong. Với văn

xuôi đương đại, nghệ thuật xây dựng nhân vật cơ bản nhất là bút pháp

phân tích tâm lý. Hiểu rõ điều đó, Ma Văn Kháng đi sâu tìm hiểu diễn

biến nội tâm nhân vật và thể hiện nó trên từng trang viết vô cùng sâu

sắc, sinh động. Cùng với yếu tố tướng hình và yếu tố tâm lý, dưới góc

nhìn tâm linh, nhân vật của Ma Văn Kháng mang tới cho thiên truyện

những nét đậm đặc của hồn cốt văn chương truyền thống. Ảnh hưởng

sâu sắc của văn hóa Việt, đồng thời dựa trên những giấc mơ, sự

tưởng tượng, ám ảnh… người viết đã xây dựng con người tâm linh

trong các tác phẩm với một sự trân trọng đặc biệt. Trong nghệ thuật

xây dựng nhân vật, nhà văn đặc biệt chú ý đến yếu tố ngôn ngữ. Với

quan điểm ngoại hình nào ngôn ngữ ấy, Ma Văn Kháng đã miêu tả

lời ăn tiếng nói của nhân vật mang tính chất “trùng khít” hoàn toàn

với tướng hình, từ đó bộc lộ phẩm chất, tâm hồn con người.

Với những yếu tố trên, Ma Văn Kháng đã “sản sinh” ra những

nhân vật rất thực và rất đời, thể hiện rõ sự hòa quyện giữa con người đời

thường, con người đời tư và con người tâm linh.

2.1.3. Ý nghĩa nhân văn trong việc xây dựng hệ thống nhân vật

Với một hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú gồm nhiều

tuyến, nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh một xã hội mà ông

gọi là “thời đại bị biến dị” “lắm nỗi nhiễu nhương”. Kỷ cương pháp

luật lỏng lẽo chính là nguyên nhân của sự mất công bằng trong xã hội.

Bên cạnh đó, sự lên ngôi của lối sống kim tiền đang làm thui chột lòng

nhân của con người. Qua mỗi trang viết, nhà văn giúp các em tiếp cận

cuộc đời này một cách nghiêm túc, từ đó tránh được những ngỡ ngàng,

ngộ nhận khi bước vào đời.

Xây dựng cuộc sống xã hội thời đổi mới với cái nhìn hiện thực

đầy tính phê phán nhưng không vì vậy mà Ma Văn Kháng để lại ấn

tượng tiêu cực trong lòng bạn đọc. Đằng sau mỗi tác phẩm vẫn là

những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được lưu giữ ngàn đời. Đọc

các sáng tác của ông,sự xuất hiện của kiểu nhân vật mang trong mình

những nét đẹp tâm hồn Việt sẽ giúp cho người đọc lấy lại niềm tin

vào những chân giá trị của cuộc sống. Những nhân vật này luôn có

lòng vị tha, nhân hậu, đức hi sinh, lối sống tình nghĩa và cả nội lực

vươn lên mạnh mẽ, không mỏi mệt.

2.2. Không gian nghệ thuật

2.2.1. Không gian gia đình - nơi khởi nguồn của những giá

trị văn hóa tốt đẹp

Không gian gia đình trong truyện cho thiếu nhi của Ma Văn

Kháng rất bình dị, giản đơn. Đó là một căn phòng rộng hai mươi tư

mét vuông có sáu người ở; là “một mảnh vườn hoa nhỏ ở góc sân”, là

nơi mọi người có thể lấy lại yên vui và thăng bằng “giữa cuộc sống

bề bộn và nhiều khi bối rối”. Không gian gia đình một phần còn được

thể hiện ở đời sống tâm linh của các nhân vật. Bàn thờ trầm hương

nghi ngút, phong tục cúng bái… được nhà văn miêu tả một cách khá

kĩ lưỡng. Có thể nói, đời sống tâm linh của người Việt là một nét đẹp,

là một phong tục mang tính văn hóa truyền thống mà nhà văn mong

muốn thế hệ trẻ tiếp tục gìn giữ và phát huy. Bên cạnh đó, khắc họa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!