Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
ĐINH THANH PHÚ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên Ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Văn Tiến
Học viên : Đinh Thanh Phú
Lớp : Cao học Luật, Cần Thơ, Khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Thi hành nghĩa vụ chung về tài sản
của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam” là kết quả nghiên cứu ứng dụng của bản thân
tôi. Đây là kết quả được thực hiện bởi sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Văn Tiến,
Khoa Luật dân sự - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cam kết đảm
bảo tính trung thực, tuân thủ các quy định của Nhà trường về trích dẫn, chú thích, tài
liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn và lời cam kết này.
TÁC GIẢ
ĐINH THANH PHÚ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
1 BLDS Bộ Luật Dân sự
2 BLTTDS Bộ Luật Tố tụng Dân sự
3 CHV Chấp hành viên
4 LHNGĐ Luật Hôn nhân và gia đình
5 TAND Tòa án nhân dân
6 THA Thi hành án
7 THADS Thi hành án dân sự
8 VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG ĐỂ THI
HÀNH NGHĨA VỤ CHUNG VỀ TÀI SẢN............................................................7
1.1. Xác định tài sản chung của vợ chồng là bất động sản để thi hành án ......7
1.2. Xác định tài sản chung của vợ chồng là động sản để thi hành án...........14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................23
CHƯƠNG 2. KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG ĐỂ
THI HÀNH NGHĨA VỤ CHUNG VỀ TÀI SẢN.............................................24
2.1. Kê biên tài sản chung của vợ chồng để thi hành nghĩa vụ chung về tài
sản.........................................................................................................................24
2.2. Xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành nghĩa vụ chung về tài sản..
...............................................................................................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................42
KẾT LUẬN..............................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung
và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Đây là công đoạn cuối cùng của hoạt động
tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh,
góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị
- xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Hiện nay, thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng vẫn còn bất cập
khi mà tỷ lệ thi hành án còn chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng này là quy định
của pháp luật về thi hành nghĩa vụ chung về tài sản trong thi hành án dân sự vẫn còn
bất cập, hạn chế. Cụ thể:
Thứ nhất, bất cập về phương thức bảo quản tài sản thi hành án;
Thứ hai, về giao tài sản đấu giá cho người trúng đấu giá;
Thứ ba, bất cập về thanh toán tiền thi hành án từ việc đấu giá tài sản.
Song song với các bất cập trên, các văn bản hướng dẫn thi hành còn bộc lộ
một số khiếm khuyết trong thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như:
Trình tự, thủ tục thi hành án còn phức tạp, nhiều công đoạn, quá trình thi hành án
kéo dài; thiếu thống nhất với pháp luật có liên quan; chưa có quy định cụ thể các
biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người được thi hành án, dẫn tới việc
người phải thi hành án chây ỳ, cố tình kéo dài thi hành án và không tự nguyện thi
hành án. Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với người phải thi hành
án không được quyết liệt, kịp thời nên chưa có đủ sức mạnh để răn đe, hiệu quả.
Hơn nữa, luật thi hành án dân sự và một số luật chuyên ngành khác còn có sự
chưa đồng bộ, nên một số hoạt động thi hành án dân sự chưa thật sự có hiệu quả.
Một số quy định của pháp luật chưa được hướng dẫn cụ thể, nên việc áp dụng chưa
thống nhất trong thực tế dẫn đến hiệu quả tác động của luật chưa cao, trong đó, có
hoạt động thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.
Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quy định nhằm khắc phục những vướng mắc,
bất cập trong thủ tục thi hành án, hạn chế tình trạng án dân sự tồn đọng là nhu cầu có
tính cấp thiết nhằm bảo vệ cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, quyền lợi chính đáng
của người được thi hành án trong việc thi hành nghĩa vụ về tài sản. Bổ sung chế tài
ràng buộc đối với người phải thi hành án, không tự nguyện thi hành án, bổ sung quy
định đối với cá nhân, tổ chức không phải là đương sự trong thi hành nghĩa vụ chung
2
về tài sản của vợ chồng, nhưng không thực hiện các yêu cầu của Chấp hành viên như:
Không cung cấp thông tin về tài sản; không chấp hành quyết định của Chấp hành
viên; không hợp tác với cơ quan thi hành án trong xác minh, cưỡng chế thi hành án
về tài sản, nhất là vấn đề có liên quan đến thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ
chồng. Đó cũng là lý do, tác giả lựa chọn đề tài: “Thi hành nghĩa vụ chung về tài
sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn.
Với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật
hiện hành về thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng và nhằm nâng cao
hiệu quả của quá trình thi hành nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, luận văn
chỉ ra những hạn chế, bất cập và trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khắc phục, hạn
chế những bất cập nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tác giả thấy liên quan đến thi hành
nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng có một số công trình nghiên cứu như sau:
- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), “Giáo trình Luật Hôn nhân
và gia đình”, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Cuốn sách phân tích những
khái niệm, nội dung cơ bản về chế định đại diện của cha, mẹ đối với con (đại diện
theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền), đang được quy định trong Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014, nhưng giáo trình lại chưa phân tích cụ thể về các bất cập
đang tồn tại trong chế định này.
- Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân
sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh. Với tài
liệu chuyên khảo trên đây, tác giả đã phân tích, nghiên cứu những điểm mới của Bộ
luật dân sự năm 2015 với mục đích phổ biến các quy định mới, cung cấp cho người
đọc sự nhìn nhận một cách tổng quan và sâu hơn về các quy định của pháp luật dân
sự, đồng thời cũng đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểm của các quy định mới
trong Bộ luật dân sự 2015. Ngoài ra, tác giả còn lồng ghép bình luận, phân tích về sự
thay đổi giữa Bộ luật dân sự năm 2005 và 2015. Vấn đề liên quan đến việc Thi hành
nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam được tác giả đề cập
đến khi bình luận các bản án liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Song, vấn đề
liên quan đến đề tài luận văn chưa thực sự được nghiên cứu và phân tích độc lập.
- Học viện tư pháp (2016), Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự - tập
1,Chương 9, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, trang 364-367. Trong giáo trình này
tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về trình tự, thủ tục