Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa Luận Tốt Nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Toàn cầu hoá đã tạo lập nền tảng cho việc duy trì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế
cao và bền vững, chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế xã hội ở nhiều quốc gia
đang phát triển. Điều đặc biệt là tiến trình toàn cầu hoá đã mở ra các cơ hội
không hạn chế cho sự hợp tác và hội nhập hiệu quả về thương mại, đầu tư, dịch
vụ giữa các quốc gia, các cộng đồng, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.
Trung Quốc là một thị trường lớn cùng chung biên giới, có quan hệ hữu nghị
truyền thống, lại là đối tác trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung
Quốc. Vì vậy, phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc có vị trí rất quan
trọng trong quan hệ thương mại của nước ta với các nước.
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài khoảng 1.400 km
trải dài từ Đông sang Tây qua 7 tỉnh của Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và
Quảng Tây của Trung Quốc. Hiện nay, biên giới đất liền giữa hai nước có 21 cặp
cửa khẩu, trong đó có 5 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, 14 cửa khẩu phụ và
hàng chục đường mòn, lối mở biên giới phục vụ cho giao thương của doanh
nghiệp và cư dân khu vực biên giới hai nước. Nhìn chung, trong những năm qua,
hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc có những phát triển tích
cực, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới phía Bắc
nước ta. Thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã trở thành một bộ
phận quan trọng không thể tách rời và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế
của các tỉnh biên giới, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm
nghèo và có ý nghĩa rất lớn là đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế
của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các hoạt động thương
mại xuất nhập khẩu biên giới Việt - Trung đang đặt ra những vấn đề bức xúc
như: Nạn buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, ngân hàng chưa làm được
NÔNG THÚY AN TTQTA - K10
1
Khóa Luận Tốt Nghiệp
chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ, thị trường chợ đen buôn bán tiền
công khai ở các cửa khẩu biên giới, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu
hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. ... làm ảnh hưởng đến an
ninh biên giới và chính sách vĩ mô của nhà nước. Mặc dù quan hệ mậu dịch qua
biên giới Việt- Trung rất lớn song dịch vụ thanh toán ở những nơi này còn quá
hạn chế. Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng sẽ
góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của
nền ngoại thương Việt Nam nói chung. Xuất phát từ những lý do trên người viết
đã chon đề tài: “Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển
Cao Bằng – Thực trạng và giải pháp”
2.Mục đích nghiên cứu
-Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán biên mậu Việt –
Trung.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về qui trình hoạt động và kết quả đạt được
của hoạt động thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư phát triển Cao Bằng.
-Đề xuất giải pháp thúc đẩy thanh toán biên mậu tại ngân hàng Đầu tư
phát triển Cao Bằng.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán biên mậu Việt – Trung.
-Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán biên mậu tại NHĐT&PT Cao
Bằng.
4.Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mac - Lê Nin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn. Ngoài
ra còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá
NÔNG THÚY AN TTQTA - K10
2
Khóa Luận Tốt Nghiệp
tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh họa, chứng minh và rút ra kết
luận.
5. Đóng góp của luận văn:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế, thanh toán
quốc tế và thanh toán biên mậu.
- Phân tích đánh giá một cách khách quan thực trạng thanh biên mậu tại
NHĐT&PT Cao Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy thanh toán biên
mậu tại NHĐT&PT Cao Bằng.
6.Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán biên mậu.
Chương 2: Thực trạng thanh toán biên mậu Việt - Trung tại NHĐT&PT Cao
Bằng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán biên mậu tại NHĐT&PT
Cao Bằng.
NÔNG THÚY AN TTQTA - K10
3
Khóa Luận Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN BIÊN MẬU.
1.1 TỔNG QUAN VỀ TTQT
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TTQT
Trong xu thế hội nhập hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và
phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ quốc
tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn
hóa, khoa học kỹ thuật… trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương)
chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát
triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh
toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau từ đó hình thành và phát triển hoạt
động TTQT, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Vậy, TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức,
cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ
chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Như vậy, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh
tế. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa
với nhau, không có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động TTQT được hình
thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động
ngoại thương, chính vì vậy, trong các qui chế về thanh toán và thực tế tại các
NHTM, người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là:
Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch), và thanh toán phi ngoại
thương (thanh toán phi mậu dịch). Về cơ bản, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt
động thương mại quốc tế, là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng
hóa, dịch vụ giữa các tổ chức và cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
NÔNG THÚY AN TTQTA - K10
4
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu
cũng có thế thanh toán tiền hàng trực tiếp được cho nhau mà phải thông qua
ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý
rộng khắp toàn cầu. Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân
hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Ngày
nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật
nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa
chọn phương thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi
của cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát
triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
1.1.2 Vai trò của TTQT
1.1.2.1 Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế
Trong xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia
đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác, hội nhập. Trong bối
cảnh đó TTQT nổi lên như cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế
giới bên ngoài có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế
khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động
kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt,
trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên
hàng đầu coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược
phát triển kinh tế của đất nước. TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua
bán hàng hóa, dịch vụ, giữa các tổ chức cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
Nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và
phát triển được. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn,
chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người
NÔNG THÚY AN TTQTA - K10
5
Khóa Luận Tốt Nghiệp
mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người
mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh
doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh
nghiệp.
1.1.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại
Ngày nay, hoạt động TTQT chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là một trong những yếu tố quyết định sự
thành công của NHTM.
- TTQT là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng
góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho
khách hàng, các NHTM thu được phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán L/C,
phí bảo lãnh…. Thực tế cho thấy, đối với các NHTM hiện đại, thu nhập từ phí
dịch vụ có xu hướng ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng thu
nhập của ngân hàng. Đây cũng chính là mục tiêu mà các NHTM luôn vươn tới.
- TTQT không chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng thuần tuý mà còn đóng vai
trò là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh,
bổ sung và hỗ trợ các mặt hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng nên nó gián
tiếp tạo ra lợi nhuận từ các mặt hoạt động này. Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT,
các NHTM có thể tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện
thanh toán thu tiền về cho khách hàng đến việc quản lý nguồn ngoại tệ tạm thời
nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu vay
và thanh toán bằng ngoại tệ của khách hàng. Với vai trò là trung gian thanh
toán, TTQT góp phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tài trợ xuất
nhập khẩu (XNK), kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác, đáp ứng
tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, từ đó tăng qui mô hoạt
động và mở rộng thị phần của ngân hàng.
NÔNG THÚY AN TTQTA - K10
6
Khóa Luận Tốt Nghiệp
- TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại
trên thế giới trong hoạt động ngân hàng. Thông qua việc tham gia nối mạng
thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong xử lý thông tin giúp cho ngân hàng
có thể theo kịp với sự phát triển của thế giới, không bị lạc hậu và thua kém các
ngân hàng nước ngoài.
- Phát triển TTQT tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ với
các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế cũng như uy tín
đối với khách hàng trong và ngoài nước, từ đó khai thác được các nguồn vốn tài
trợ của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như các ngân hàng nước ngoài, đáp
ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh.
- TTQT phát triển góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân
hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời giúp cho hoạt động ngân hàng vượt ra
khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với cộng đồng ngân hàng thế giới.
1.1.2.3 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp
quá trình thanh toán theo yêu cầu của các doanh nghiệp được tiến hành nhanh
chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình
thực hiện thanh toán, nếu doanh nghiệp không có đủ khả năng tài chính cần đến
sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. Qua việc thực
hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược thích
hợp.
1.1.3 Các phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế
1.1.3.1 . Hối phiếu thương mại
a. Khái niệm
NÔNG THÚY AN TTQTA - K10
7
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Hối phiếu là một lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một
người khác, yêu cầu người này khi nhận hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể
nhất định, hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền
nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người
khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
b. Đặc điểm
Qua khái niệm này cho thấy, hối phiếu có ba đặc điểm quan trọng:
- Tính trừu tượng của hối phiếu
- Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu
- Tính lưu thông của hối phiếu
c. Các loại hối phiếu
- Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm:
Hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu kỳ hạn.
- Căn cứ vào hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không, có thể chia hối
phiếu ra làm hai loại: hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu có thể chia hối phiếu
làm: hối phiếu đích danh, hối phiếu theo lệnh, hối phiếu vô danh.
- Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại:
hối phiếu thương mại và hối phiếu ngân hàng.
1.1.3.2 Sec
a. Khái niệm
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một khách hàng của Ngân hàng ký phát
ra lệnh cho Ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả
cho người chỉ định trên Sec, hoặc trả cho người cầm Sec.
NÔNG THÚY AN TTQTA - K10
8
Khóa Luận Tốt Nghiệp
b. Các loại Séc.
Các loại Séc gồm: Séc ghi tên; Séc vô danh; Séc theo lệnh.
Đứng ở góc độ khác, Séc có thể chia ra các loại khác như: Séc gạch chéo;
Séc chuyển khoản; Séc du lịch.
1.1.3.3 Lệnh phiếu
Ngược lại với hối phiếu, lệnh phiếu do người thụ trái viết ra để hứa cam
kết trả tiền cho người hưởng lợi. Với tính thụ động trong thanh toán như trên,
trong thanh toán quốc tế, lệnh phiếu ít thông dụng hơn hối phiếu.
Lệnh phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người phát
phiếu ra trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người
này trả cho người khác quy định trong lệnh phiếu đó.
1.1.3.4 Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là sản phẩm của sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật với
công nghệ quản lý Ngân hàng, nó là phương tiện thanh toán điện tử và là phương
tiện thanh toán hiện đại nhất thế giới hiện nay. Thẻ thanh toán là phương tiện chi
trả, mà người sở hữu nó có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, đồng
thời cũng có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động của Ngân
hàng. các loại thẻ thanh toán gồm có:
a. Thẻ rút tiền tự động
b. Thẻ tín dụng
c. Thẻ quốc tế
1.1.4 Các phương thức thanh toán chủ yếu trong thương mại quốc tế
1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
NÔNG THÚY AN TTQTA - K10
9