Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THẮNG CẢNH ĐÀ LẠT Phần 3: Thác B’BLA pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THẮNG CẢNH ĐÀ LẠT
Phần 3: Thác B’BLA
Trên đường 20 đi Đà Lạt, tại km 152 cách thị trấn Di Linh 5
km và cách Đà Lạt 80 km, du khách có thể nghé thăm thác
B’Bla khá nổi tiếng nằm ven quốc lộ mà từ rất lâu đã bị vùi
sâu vào quên lãng. Thác nằm trên địa bàn xã Liên Đầm nên
còn được biết đến với tên Liên Đầm.
Trong ngôn ngữ K’Ho, B’Bla có nghĩa là đầu ngà voi, liên hệ
đến giai đoạn phát triển lịch sử đen tối khi người dân bản địa
lệ thuộc sự thống trị của vương quốc Chămpa, đã bị buộc
phải săn voi để lấy ngà để cống nạp, và chính bên dòng thác nơi đàn voi thường tụ
tập, những cuộc tàn sát loài thú này đã diển ra nên mới thành tên thác.
B’Bla là thác đẹp hùng vĩ giữa núi rừng cao nguyên, với mặt nước rộng gần 30m
đổ xuống từ độ cao hơn 50m đã tạo thành những âm thanh náo nhiệt phá tan đi
cảnh tịch lặng của núi đồi, còn dòng nước bên dưới lại trôi xuôi lặng lờ, len lỏi qua
từng hòn đá mấp mô rồi mất hút trong rừng cây làm cho cảnh quan thêm phần kỳ
bí mà hấp dẫn. Khu thắng cảnh thác B’Bla được người Pháp xây dựng từ những
năm 30 của thế kỷ XX với con đường xuống thác được xếp đá công phu, vậy mà
do hoàn cảnh chiến tranh, nơi đây đã bị lãng quên và dần hoang hóa theo thời
gian. Những năm sau 1975, cùng với làn sóng người đổ về Lâm Đồng xây dựng
kinh tế mới, khu rừng quanh thác đã bị chặt phá bừa bãi khiến cảnh quan nơi đây
trở thành nhem nhuốc với những nương rẫy trồng trà, cà phê.
Năm 2000, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư chỉnh trang khu du lịch
thác B’bla như là công trình chào mừng kỷ niệm 55 cách mạng tháng Tám và quốc
khánh 2-9, và do công đoàn cơ sở Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt đảm trách thực
hiện, con đường xuống thác dài chừng 1 km với khoảng 250 bậc đá được khôi
phục đã tạo thuận tiện cho du khách tiếp cận một thác B’Bla tuy đã thâm niên
nhưng vẫn còn rất mới lạ.
Thác Cam Ly
Các dòng nước từ đỉnh Langbian, sau khi len lỏi qua các núi
đồi chung quanh, đã định hình thành dòng suối Cam Ly chảy
qua hồ Than Thở, hồ Mê Linh (cũ), rồi tụ về một thung lũng
tạo nên hồ Xuân Hương thơ mộng. Từ đây, luồn dưới cầu ông
Đạo, dòng suối lại theo một vết đứt gãy (địa chất) dài chừng 2
km lượn về phía Tây trước khi trườn qua một nền đá hoa
cương thoai thoải tạo thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của