Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THẮNG CẢNH ĐÀ LẠT Phần 2: Đồi Cù pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
360.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
851

THẮNG CẢNH ĐÀ LẠT Phần 2: Đồi Cù pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

THẮNG CẢNH ĐÀ LẠT

Phần 2: Đồi Cù

Vừa đặt chân đến trung tâm thành phố, du khách có thể nhìn

thấy những quả đồi tròn trịa mấp mô tựa hồ một thảo nguyên

soi bóng xuống mặt hồ nước phẳng lặng, đó là Đồi Cù mà có

người ví như trái tim, như nhịp thở của Đà Lạt.

Đồi Cù và hồ Xuân Hương nằm kề bên thường được nhắc

đến như một địa danh kép - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ

kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Ngay

từ 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt kiến

trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực “bất khả xâm phạm”

nhầm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc sư người

Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam

Á.

Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, còn vì sao gọi “Đồi Cù” lại có hai hướng lý

giải có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như

tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là “Đồi Cù”; cũng có

người giải thích sở dĩ có tên “Đồi Cù” vì nơi đây là một địa điểm chơi golf hay

còn gọi là đánh cù, và tên “Đồi Cù” đã từ môn chơi này mà có.

Hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ, là liên doanh giữa công ty

Du lịch Lâm Đồng và công ty Da Nao Hồng Kông.

Ga Đà Lạt

Trong các tuyến giao thông nối Đà Lạt với các địa phương

khác, đã từng tồn tại tuyến đường sắt nối Đà Lạt với Tháp

Chàm (Tourcham) được khai trương từ năm 1933, và ga Đà

Lạt khánh thành năm 1938 đã được đánh giá là nhà ga đẹp

nhất Đông Dương lúc bấy giờ.

Đoạn đường sắt dài 84 km với 16 km đường răng cưa

(Crémailère) được người Thụy Điển với nhiều kinh nghiệm

về đồi núi thiết kế, đã cho phép du khách cùng con tàu hì hục

leo qua những tầng dốc cao hay chui vào những đoạn đường hầm tối tăm, trong

một cảm giác phiêu lưu thú vị khi thấy núi rừng hùng vĩ chầm chậm lướt qua tầm

mắt... vậy mà do tình trạng chiến tranh, một vài đoạn trong tuyến đường không

đảm bảo an ninh nên cả một tuyến đường sắt độc đáo đành phải bỏ hoang phế theo

thời gian.

Năm 1991, trong nỗ lực góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch Đà Lạt, tuyến

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!