Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thân phận người phụ nữ trong kịch bản chèo dân gian.
PREMIUM
Số trang
81
Kích thước
835.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1743

Thân phận người phụ nữ trong kịch bản chèo dân gian.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

ĐOÀN THỊ LUẬT THƯƠNG

THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ

TRONG KỊCH BẢN CHÈO DÂN GIAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ

TRONG KỊCH BẢN CHÈO DÂN GIAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:

TS. Lê Đức Luận

Người thực hiện:

ĐOÀN THỊ LUẬT THƯƠNG

(Khóa 2010 -2014)

Đà Nẵng, tháng 05/2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Luận.

Những nội dung nêu trong khóa luận là trung thực và

chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên

cứu khoa học nào khác.

Ngày 14 tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Luật Thương

Trang ghi ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn

tận tình, chu đáo của TS. Lê Đức Luận_ giáo viên hướng dẫn chính. Tôi xin

gửi lòng tri ân sâu sắc đến thầy đồng cảm ơn sự quan tâm của quý thầy cô

khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cùng bạn bè, người thân đã

giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.

Tôi xin thành kính tri ân!

Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Luật Thương

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5

5. Bố cục đề tài.................................................................................................. 6

NỘI DUNG....................................................................................................... 7

Chương 1. KHÁI QUÁT CHÈO VÀ NHÂN VẬT NỮ TRONG CHÈO...... 7

1.1. Đôi nét về thể loại Chèo............................................................................. 7

1.1.1. Lịch sử ra đời và nguồn gốc tên gọi Chèo .............................................. 7

1.1.1.1 Lịch sử Chèo ......................................................................................... 7

1.1.1.2.Nguồn gốc tên gọi Chèo........................................................................ 8

1.1.2. Tín ngưỡng chi phối nghệ thuật Chèo................................................... 10

1.1.2.1. Tín ngưỡng tôn giáo trong Chèo........................................................ 10

1.1.2.2. Tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tam tài trong Chèo........................ 14

1.1.3. Phương pháp sáng tác chèo................................................................... 19

1.2. Đặc trưng cơ bản của nghệ thuật chèo..................................................... 21

1.2.1. Ngôn ngữ qua các làn điệu chèo ........................................................... 21

1.2.2. Đặc điểm sân khấu Chèo....................................................................... 22

1.3. Nhân vật và nhân vật nữ trong Chèo........................................................ 24

1.3.1. Nhân vật chèo........................................................................................ 24

1.3.2. Nhân vật nữ trong Chèo ........................................................................ 25

Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG

CHÈO............................................................................................................. 28

2.1. Thân phận người phụ nữ qua chức phận.................................................. 28

2.1.1.Thân phận làm con................................................................................. 28

2.1.2. Thân phận làm vợ.................................................................................. 32

2.1.3. Thân phận là dâu ................................................................................... 40

2.1.4. Thân phận làm người ............................................................................ 46

2.2. Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn phân tâm học ............................ 50

2.2.1. Nhân vật nữ qua những vô thức cá nhân, ẩn ức đời tư ......................... 50

2.2.2.Nhân vật nữ trong chèo và vô thức tập thể ............................................ 54

Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH....... 58

3.1. Nghệ thuật biểu hiện của Chèo ................................................................ 58

3.1.1. Nghệ thuật diễn xướng.......................................................................... 58

3.1.2. Nghệ thuật ngôn từ................................................................................ 62

3.2. Giá trị phản ánh qua thân phận người phụ nữ trong Chèo....................... 66

3.2.1. Giá trị nhân văn..................................................................................... 66

3.2.2. Giá trị phản phong................................................................................. 67

KẾT LUẬN.................................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Có thể khẳng định kho tàng văn học dân gian là tinh hoa, di sản quý của

dân tộc Việt nói riêng và của tất cả các dân tộc trên thế giới nói chung. Ngược

dòng lịch sử, văn học dân gian (folklore, văn học cộng đồng) là cội nguồn, là

cái nôi văn hóa, là thủy tổ của văn học Việt Nam. Văn học dân gian là những

lời ca tiếng hát gửi gắm tâm tư, tình cảm, khát vọng của người nông dân về

cuộc sống. Đó là sản phẩm trí tuệ của nhân dân, kết tinh ngàn đời của cha ông

vang vọng vào đất, khắc vào vách núi để âm ỉ thấm vào từng mảnh hồn người

Việt.

Kho tàng văn học dân gian có rất nhiều thể loại, chia làm các phương

thức biểu diễn: kể, kể - hát, hát - nói, kể- hát- nói trong đó loại hình kể- hát￾nói là loại hình tổng hợp nhất được thể hiện trong Chèo và Tuồng đồ. Chèo là

đại diện tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam cũng giống

như Kinh kịch là diện mạo kịch dân gian Trung Quốc, kịch Nô là “bộ mặt”

của sân khấu Nhật Bản. Nếu ở miền Nam ưa chuộng Cải lương, miền Trung

phát triển Tuồng thì đồng bằng Bắc bộ chính là cái nôi, là quê hương của

Chèo. Loại hình sân khấu này phát triển mạnh mẽ, giàu tính dân gian và đậm

đà bản sắc dân tộc. Nếu Tuồng thường lấy những tích chuyện trong triều đình

phong kiến, ca tụng giới quyền quý, lấy những vấn đề cao sang làm tâm điểm

thì Chèo có nội dung ngược lại. Tích trò của Chèo bắt nguồn từ truyền thuyết,

cổ tích, giai thoại, thậm chí trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Chèo

miêu tả cuộc sống bình dị, mộc mạc của người nông dân sau lũy tre làng.

Người phụ nữ là một trong những đề tài chủ chốt ở các vở Chèo. Người phụ

nữ hiện lên với tất cả vẻ đẹp “cầu lim đình cẩm”, với cuộc sống vất vả, chịu

thương, chịu khó, nhẫn nhịn và cả nhẫn nhục nữa.Người phụ nữ có “thân” tồn

2

tại trong xã hội phong kiến đều đi kèm với “phận”: phận làm con hiếu, phận

làm vợ hiền, phận làm dâu thảo, phận làm người bé mọn. Phận người phụ nữ

trong xã hội phong kiến “mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu”,phải cam

chịu bởi tất cả do định mệnh, đó là quan niệm phong kiến “tẩy não” con

người, “nhồi sọ” người phụ nữ.

Với sự hấp dẫn, lôi cuốn của Chèo chúng tôi xin đi sâu tìm hiểu đề tài

“Thân phận người phụ nữ trong kịch bản Chèo dân gian”. Hy vọng đề tài sẽ

phần nào giúp chúng ta hiểu thêm về Chèo, một thể loại văn học dân gian đặc

sắc, một nét đẹp văn hóa của người Việt đồng thời cho ta cái nhìn sâu sắc,

toàn diện hơn về người phụ nữ xưa thông qua Chèo.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ lâu, nghệ thuật Chèo nói chung và nhân vật nữ trong Chèo nói riêng

đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Bởi đây không chỉ là một loại hình giải

trí mà còn là một nét đẹp văn hóa người Việt.

Về thể loại Chèo đến nay đã có nhiều công trình tìm hiểu. Trong các

giáo trình văn học dân gian, Chèo được đưa vào nghiên cứu, giảng dạy.

“Giáo trình văn học dân gian”, Lê Đức Luận đã tìm hiểu về nguồn gốc, khái

niệm, đặc điểm và phương thức của nghệ thuật Chèo.

Bài viết Về nguồn gốc và lịch sử tuồng chèo Việt Nam trong cuốn Văn

hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Trần Quốc Vượng đi sâu tìm hiểu nguồn

gốc của nghệ thuật sân khấu Tuồng, Chèo.

Cũng tác giả Trần Quốc Vượng, trong bài viếtSân khấu Việt Nam hôm

qua-hôm nay (về ba mô hình sân khấu Việt Nam lịch đại và đồng đại) đã nhận

xét về mô hình Chèo.

Trần Quốc Vượng, Phan Kế Hoành trong bài viết Tiếp cận tổng thể về

cội nguồn và diễn tiếp của sân khấu cổ truyền Việt Nam chứng minh nguồn

gốc bản địa và tiếp biến loại hình sân khấu của các nước láng giềng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!