Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thân phận người phụ nữ trong ca dao người việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
PHẠM THỊ HÒA
THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO
NGƯỜI VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
ĐÀ NẴNG, NĂM 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO
NGƯỜI VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
PGS. TS. LÊ ĐỨC LUẬN
Người thực hiện:
PHẠM THỊ HÒA
(Khóa 2013-2017)
ĐÀ NẴNG, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Thị Hòa, sinh viên lớp 13SNV – Khoa Ngữ Văn –
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Tôi xin cam đoan rằng công trình “Thân
phận người phụ nữ trong ca dao người Việt” là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu
của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Đức Luận.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn
và các tài liệu của khóa luận.
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Phạm Thị Hòa
MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm giúp đỡ tận tình
của quý thầy cô, gia đình và bạn bè mà tôi đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Bằng tấm lòng tri ân của mình tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng, đặc biệt là thầy PGS.TS. Lê Đức Luận – người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả
năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của quý Thầy Cô
và các bạn.
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Phạm Thị Hòa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
5. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn..................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƯƠNG 1................................................................................................................5
NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG.......................................................................5
1.1. Khái quát chung về ca dao ................................................................................5
1.1.1.Khái niệm ca dao................................................................................................5
1.1.2. Những đặc trưng của ca dao..............................................................................5
1.2. Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam thời xưa..............................................8
1.2.1. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam .................................................................8
1.2.2. Hoàn cảnh sống của người phụ nữ Việt Nam.................................................15
1.3. Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao..................................................................17
1.3.1. Người phụ nữ là chủ thể trữ tình.....................................................................17
1.3.2. Người phụ nữ là đối tượng trữ tình .................................................................21
CHƯƠNG 2..............................................................................................................25
BIỂU HIỆN CỦA THÂN PHẬN ...........................................................................25
2.1. Thân phận bé mọn, thấp hèn ..........................................................................25
2.1.1. Thân phận bé mọn thấp hèn khi ở tại gia đình................................................25
2.1.2. Thân phận bé mọn thấp hèn khi làm dâu ........................................................27
2.1.3. Thân phận bé mọn thấp hèn khi làm vợ, làm lẽ ..............................................29
2.1.4. Tiếng nói phản kháng và đòi quyền sống .......................................................34
2.2. Thân phận cao sang, quyền quý .........................................................................40
2.2.1. Xã hội, gia đình tôn vinh ca ngợi....................................................................40
2.2.2. Người phụ nữ tự hào về giá trị của mình ........................................................42
CHƯƠNG 3..............................................................................................................47
GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BỘ PHẬN CA DAO VỀ
THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT THỜI XƯA ...........................................47
3.1. Giá trị nội dung ................................................................................................47
3.1.1. Niềm cảm thông trước thân phận người phụ nữ .............................................47
3.1.2. Tố cáo sự bất công trong xã hội thời xưa........................................................50
3.1.3. Tôn vinh, trân trọng giá trị của người phụ nữ.................................................52
3.2. Giá trị nghệ thuật.............................................................................................55
3.2.1. Nghệ thuật đối đáp nam – nữ ..........................................................................55
3.2.2. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ...............................................................................59
3.2.3. Nghệ thuật biểu hiện .......................................................................................63
3.2.3.1. Giọng điệu đả kích, châm biếm, trào phúng..............................................63
3.2.3.2. Nghệ thuật tương phản...............................................................................65
3.2.3.3. Biểu tượng ...................................................................................................66
KẾT LUẬN..............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
1
1. Lý do chọn đề tài
Ca dao là nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam, là kho tàng những
kinh nghiệm sống dân gian mà ông cha ta để lại. Ca dao được người dân Việt
Nam vận dụng một cách sâu sắc trong đời sống hằng ngày. Ca dao còn là mạch
thở của thơ, là nguồn sáng tạo vô tận. Ca dao đã in sâu vào tâm thức của mỗi
người dân Việt Nam, là khúc hát tâm tình được lưu truyền qua bao năm tháng.
Nó là tiếng lòng của người dân lao động trong cuộc sống thường nhật, là nỗi
niềm tâm sự của những thân phận bé nhỏ trong xã hội xưa. Qua ca dao, ta thấy
hình ảnh “một nắng hai sương” của các bà, các mẹ, các chị tần tảo nuôi ta khôn
lớn. Nhưng cuộc đời vẫn còn đó tiếng khóc của những người làm phận nữ nhi,
họ khóc trong đau đớn, buồn tủi trước cảnh đời ngang trái bạc bẽo. Tiếng khóc
đó, nỗi đau đớn đó đã được họ gởi gắm vào những câu ca dao gắn với thân phận
người phụ nữ.
Trong ca dao, có những bài thể hiện đầy đủ thân phận làm con, làm dâu,
làm vợ của người phụ nữ. Ý thức thân phận có khi là niềm tự hào về vẻ đẹp
ngoại hình cũng như tâm hồn của người phụ nữ nhưng có khi là dòng ý thức thân
phận nhỏ bé hèn mọn của phận má đào.
Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Bình giảng ca dao (2001) cho rằng:
“trong kho tàng ca dao truyền thống chúng ta, bộ phận nói về chủ đề than thân
của người phụ nữ chiếm một tỷ lệ lớn. Đó là một trong những mảng ca dao hay
nhất, giàu ý nghĩa xã hội và cũng giàu chất ca dao nhất”. Chính vì thế khi nghiên
cứu về Thân phận người phụ nữ trong ca dao người Việt một lần nữa giúp chúng
ta hiểu sâu hơn thân phận bé mọn đáng thương của những người phụ nữ và từ đó
có niềm cảm thông trước những thân phận như đóa phù dung sớm nở tối tàn. Vì
vậy, tôi lựa chọn tìm hiểu nghiên cứu đề tài trên.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ca dao là mảnh đất màu mỡ được nhiều nhà nghiên cứu khai thác, đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này như công trình của Vũ
Ngọc Phan: Tục ngữ, ca dao dân ca người Việt (1978); Nguyễn Xuân Kính:
2
Hiện tượng lời và bản khác trong ca dao (1979); Thi pháp ca dao (2007); Hoàng
Kim Ngọc: So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình; Phạm Thu Yến: Những thế
giới nghệ thuật ca dao (1998).
Trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam Vũ Ngọc Phan đã đi sâu vào
nghiên cứu các biểu tượng và tín hiệu thẩm mỹ trong ca dao để thể hiện những
đặc sắc của những hình ảnh và biểu tượng.
Lê Đức Luận trong cuốn Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt đã đề cập
đến kiểu nhân vật con gái một kiểu nhân vật “thể hiện vai trò của người con gái
trong gia đình phụ quyền, vị thế của người con gái trong xã hội phong kiến. Các
đặc tính con gái và thân phận của họ trong xã hội”. Tác giả đã đi sâu làm rõ vấn
đề này qua Hình tượng người phụ nữ được thể hiện tập trung nhấn mạnh nhất
trong bộ phận ca dao có hình thức mở đầu bằng “thân em, em như, em là”.
Khi đứng trên góc độ văn học, theo Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Bình
giảng ca dao (2001) cho rằng: “trong kho tàng ca dao truyền thống chúng ta, bộ
phận nói về chủ đề than thân của người phụ nữ chiếm một tỷ lệ lớn. Đó là một
trong những mảng ca dao hay nhất, giàu ý nghĩa xã hội và cũng giàu chất ca dao
nhất”. Vì thế, ông đã đi sâu vào phân tích hình ảnh người phụ nữ qua những câu
ca dao than thân. Đồng thời, trong bài viết Cảm hứng về thân phận người phụ nữ
trong ca dao truyền thống và trong thơ hiện đại (1996), tác giả Phạm Thu Yến
cũng đã phân tích và làm rõ số phận của người phụ nữ trong ca dao, họ ý thức
được thân phận nhỏ bé, mong manh của mình.
Cũng đứng trên góc độ này trong bài viết Hình ảnh “thân em”… trong ca
dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long (2000), Nguyễn Văn Nở cho rằng trong
ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long cấu trúc so sánh “thân em”… không
nhiều những cũng góp thêm vào kho tàng ca dao dân tộc những hình ảnh mang
đậm nét địa phương và đã nghiên cứu khá cụ thể về hình ảnh người phụ nữ.
Ngoài ra, trong bài viết Nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa qua một bài ca dao
cũ (2002), Nguyễn Văn Nở cũng đã thể hiện rõ thân phận của nguời phụ nữ
trong vai trò là một người vợ.