Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thân phận con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––
BÙI VĂN CHUNG
THÂN PHẬN CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN – 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––
BÙI VĂN CHUNG
THÂN PHẬN CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN SINH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
THÁI NGUYÊN – 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Ngày 30 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn
Bùi Văn Chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS. TS. Trương Đăng Dung, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban giám hiệu;
Khoa Ngữ Văn; Ban chủ nhiệm; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn BGH, các thầy cô giáo Trường THPT Yên Hòa,
những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi chia sẻ với tôi những khó
khăn và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có được thành quả như ngày hôm nay.
Ngày 30 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn
Bùi Văn Chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ 10
Chương 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC10
1.1. Nguồn gốc và cơ sở hình thành, phát triển của chủ nghĩa hiện sinh.......... 10
1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh ................................................................ 10
1.1.2. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện sinh............................................... 12
1.1.3. Những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh .................................... 13
1.2. Thân phận con người trong triết học hiện sinh........................................... 16
1.2.1. Thân phận con người............................................................................... 16
1.2.2. Ở con người tồn tại có trước bản chất ..................................................... 21
1.3. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học .................................... 23
1.3.1. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong đời sống văn học Phương Tây.... 23
1.3.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam .................................... 31
Chương 2. CÁC DẠNG BIỂU HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG
TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH ..................................................................... 41
2.1. Con người trong thế giới phi lý .................................................................. 41
2.2. Con người lưu đày ...................................................................................... 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
2.3. Con người cô đơn ....................................................................................... 59
2.4. Con người dấn thân..................................................................................... 65
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH...................................................... 69
3.1. Kết cấu lắp ghép ......................................................................................... 69
3.2. Cốt truyện phân mảnh................................................................................. 77
3.3. Không gian - thời gian hiện sinh ................................................................ 81
3.3.1. Không gian hiện sinh............................................................................... 81
3.3.2. Thời gian hiện sinh .................................................................................. 85
KẾT LUẬN....................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, Tạ Duy Anh trở thành một gương mặt
nhà văn tiêu biểu, một hiện tượng văn học nổi bật với “những tác phẩm luôn
làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện
đại”. Anh đã làm “cháy” báo văn nghệ trên tất cả các sạp báo cả nước bằng
truyện ngắn Bước qua lời nguyền. Đặc biệt, với bốn cuốn tiểu thuyết: Lão Khổ,
Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đã dành
được chỗ đứng trong độc giả.
Cho đên nay, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh không nhiều, nhưng qua đó,
độc giả có thể tìm thấy những chiêm nghiệm, triết lí về con người và đời sống,
tìm thấy những cách tân, thử nghiệm mới trong sáng tạo nghệ thuật thể hiện nội
dung tư tưởng tác phẩm của anh.
1.2. Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu tư tưởng quan trọng có ảnh
hưởng mạnh mẽ ở phương Tây và đã có mặt ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay,
nhưng việc nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong
đời sống văn học chưa thỏa đáng. Sau 1986, với quan niệm mới về hiện thực,
về con người, văn học đã bám sát đời sống, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số
phận con người trong sự vận động và phát triển, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc
của công chúng.
Tìm hiểu văn xuôi, đặc biệt là tìm hiểu tiểu thuyết giai đoạn này sẽ giúp
chúng ta có được cái nhìn bao quát về đời sống văn học Việt Nam đương đại.
Với đặc thù của đời sống hiện đại là bề bộn, hỗn loạn, xói mòn, khủng hoảng
lòng tin, với những chuyển biến trong tư tưởng của người cầm bút. Một nền
văn học vừa bước ra khỏi chiến tranh, phải đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy
sinh, không ít người viết lâm vào tình trạng bối rối, “chông chênh”, đã gây nên
những “khoảng chân không” trong văn học. Nhưng cũng chính thời gian này đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
diễn ra một cuộc vận động nội sinh ở chiều sâu của đời sống văn học, với
những trăn trở, vật vã, tìm tòi thầm lặng mà không kém phần quyết liệt của một
số nhà văn có mẫn cảm với những đòi hỏi của cuộc sống, có ý thức trách nhiệm
cao về ngòi bút của mình.
1.3. Tạ Duy Anh đã có những đóng góp rất đáng trân trọng vào cao trào
đổi mới văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn
diện, hệ thống. Chính vì thế, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thân phận con
người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh” nhằm
hướng tới khẳng định nét riêng trong cá tính sáng tạo tiểu thuyết, thành công và
phần đóng góp của Tạ Duy Anh. Đồng thời, ở một phạm vi nhất định, góp phần
làm sáng tỏ những vấn đề đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói
riêng và văn học đổi mới nói chung.
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài luận văn của mình là “Thân phận con
người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh”.
2. Lịch sử vấn đề
Khảo sát quá trình lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, có
các dạng ý kiến: khái quát chung toàn bộ sáng tác của nhà văn và dạng bài viết
đi sâu phân tích từng khía cạnh vấn đề, từng tác phẩm cụ thể. Tạ Duy Anh đã
góp vào dòng tiểu thuyết đương đại một tiếng nói đáng kể vì những vấn đề
nhân sinh đặt ra trong tiểu thuyết của nhà văn.
Tạ Duy Anh đánh dấu sự xuất hiện của mình, một cây bút văn xuôi độc
đáo trong nền văn học bằng truyện ngắn Bước qua lời nguyền (1989), nhà thơ
Hoàng Minh Châu đã xem Tạ Duy Anh như là sự “báo hiệu về một tấm lòng
lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng viết về số phận con người”. Quả thật, sau
khi làm “cháy” báo văn nghệ trên tất cả sạp báo cả nước, Tạ Duy Anh đã xoá
tan mối nghi ngờ trong nhiều người rằng anh sẽ quay về nhấm nháp niềm vinh
quang bằng việc cho ra đời cuốn tiểu thuyết Lão Khổ (1990), tác phẩm được
GS. Hoàng Ngọc Hiến đánh giá là “một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng về thân
phận người nông dân Việt Nam” [4, tr.408].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
Những tưởng, sau khi buộc độc giả phải tím đọc, phải trăn trở, suy tư về
những vấn đề gai góc của xã hội trong những năm thực hiện cải cách ruộng đất,
Lão Khổ cùng Tạ Duy Anh mất hút trong mắt độc giả. Nhưng không, hơn mười
năm sau, “trong khi văn đàn đang có dấu hiệu rệu rã, thì liên tiếp trong hai
năm, Tạ Duy Anh đã cho ra đời hai cuốn tiếu thuyết gây xôn xao dư luận trong
và ngoài nước, trước hết bởi sự kỳ lạ về hình thức và vấn đề nhức nhối mà nó
quan tâm” [4, tr.408]: Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối.
Ngay khi vừa chào đời, Đi tìm nhân vật (2002) đã nhận được đủ lời
khen, tiếng chê. Trong bài Tạ Duy Anh đi tìm nhân vật, Trần Thị Trường cho
biết, đã lâu lắm rồi chị mới lại được đọc một cuốn tiểu thuyết thú vị như thế.
Tác giả bài báo đánh giá đây là cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất trong nhiều năm
trở lại đây, bởi nó đã hoàn toàn thoát khỏi lối viết truyền thống quen thuộc, đó
là hiện thực được che phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tả dầm dề, hành động
chậm chạp, ngôn ngữ sạch bóng trơn tru…ngoài ra, Đi tìm nhân vật còn cuốn
hút tác giả bài viết ở phương pháp tiếp cận hiện thực đa diện, đa chiều, ở nghệ
thuật xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ phong phú, đa dạng và lối
hành văn hiền đại, giàu chất trí tuệ [41].
Phạm Xuân Nguyên, tác giả bài viết “Tôi đi tìm tôi” (Tiệp kí khi đọc Đi
tìm nhân vật của Tạ Duy Anh), sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết, anh mãi bị
ám ảnh bởi cái chết của thằng bé đánh giày. Anh tâm sự, anh cũng đã bắt đầu đi
tìm mình, và dường như, anh cảm thấy nhiều người cũng là tôi [35].
Trần Quang trong bài Đọc tiểu thuyết Đi tìm nhân vật công nhận: Đi tìm
nhân vật đã đánh dấu một bước tiến dài của Tạ Duy Anh về nghệ thuật thể loại,
bởi anh đã phá bỏ lối kể chuyện đơn tuyến và lối kết cấu mạch thẳng hay mạch
vòng của chủ nghĩa cấu trúc thô lậu. Xuyên suốt tác phẩm chỉ là cuộc tìm kiếm
không mệt mỏi để trả lời một câu hỏi cổ xưa: Ta là ai?. Tác giả đặc biệt chú ý
đến những đoạn cật vấn căng thẳng, những đoạn đối thoại kỳ thú có ở khắp các
trang tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Ngoài ra, tác giả bài viết còn phát hiện ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
4
điểm giống nhau giữa Tạ Duy Anh với nhà văn Nam Cao ở khả năng khám phá
những diến biến tâm lí phức tạp của nhân vật [37].
Thụy Khê ở Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật khẳng định: “lời nguyền
và tội ác” là hai luận đề trong tác phẩm được nhà văn thể hiện qua những
hướng khác nhau trong bút pháp cũng như cách biến thiên nhân vật [28].
Dư luận về Đi tìm nhân vật chưa kịp lắng thì năm 2004, độc giả lại bị Tạ
Duy Anh làm cho mê mẩn bởi sự phá cách nghệ thuật trong tiểu thuyết Thiên
thần sám hối. Nhưng tiểu thuyết này có một số phận khá long đong, qua tay 7
nhà xuất bản, đến tháng 4 năm 2004 mới được in tại nhà xuất bản Đà nẵng.
Thật bất ngờ, cũng trong năm đó, Thiên thần sám hối được tái bản lần thứ 5 với
con số kỷ lục: 20.000 bản. Tất nhiên, tác phẩm cùng không tránh khỏi những
bình luận của báo giới và nhiều bạn đọc yêu thích tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
Thiên thần sám hối được Nguyễn Hằng giới thiệu là “một thử nghiệm
mới trong sáng tạo, một thử nghiệm đầy day dứt, trong đó những yếu tố phi
lí, hoài nghi, liên thông, bất ngờ và mang đậm dấu ấn chủ quan, tạo nên cái
riêng của tác phẩm” [26].
Tác giả Ngô Thị Kim Cúc trong bài Đọc sách Thiên thần sám hối của
Tạ Duy Anh: Nếu các thiên thần biến mất trên báo Thanh Niên số ra ngày
21/05/2004 cho rằng, điều làm nên sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết không
chỉ là “hiện thực tàn nhẫn tràn khắp các chi tiết”, mà còn ở chỗ, tác phẩm ít
nhiều bộc lộ niềm tin vào cuộc sống trước tình mẹ bao la và sự ra đời của
đứa trẻ [27].
Dương Thuấn trong bài Nét đặc sắc của Thiên thầm sám hối trên báo
điện tử www.Talawas.org số ra ngày 10/06/2004 Tạ Duy Anh nhìn nhận, Thiên
thần sám hối mang một lối viết hoàn toàn hiện đại. Điều đó được thể hiện rõ
nhất trong cách kể, cách dẫn chuyện, nghệ thuật mê hoặc bạn đọc. Đặc sắc hơn
cả là cách xây dựng nhân vật Tôi - đứa trẻ còn ba ngày nữa sẽ sinh đang nằm
trong bụng mẹ - của tác giả. Khác với tiểu thuyết truyền thống, nhân vật của Tạ