Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thân phận con người trong ca dao nghệ tĩnh.
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
815.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1203

Thân phận con người trong ca dao nghệ tĩnh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

NGUYỄN THỊ HIỀN

THÂN PHẬN CON NGƯỜI

TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

THÂN PHẬN CON NGƯỜI

TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Đức Luận

Người thực hiện

NGUYỄN THỊ HIỀN

Đà Nẵng, tháng 05/2014

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi nghiên cứu, không sao

chép ở bất cứ một công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học

cũng như về nội dung trích dẫn và các tài liệu của khóa luận.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp

đỡ tận tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè mà tôi

đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Bằng tấm lòng tri ân của mình tôi xin gửi lời

cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa

Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc

biệt là thầy giáo, Tiến sĩ Lê Đức Luận - người đã

trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để

tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở

Văn hóa Thông tin tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã tận tình

giúp đỡ, cung cấp những tư liệu quý báu để chúng tôi

có cơ sở nghiên cứu, hoàn thành đề tài.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nghệ Tĩnh là mảnh đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây đã sinh ra biết bao

anh hùng dân tộc, những văn hào, thi hào tài giỏi, có tấm lòng nhân nghĩa lấy

sức mình phụng sự cho Tổ quốc như: Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… Không

những vậy, Nghệ Tĩnh còn có một nền văn hóa dân gian tương đối đầy đủ về

thể loại và phong phú về hình thức biểu hiện, trong đó phải kể đến thể loại ca

dao.

Từ lâu, ca dao Nghệ Tĩnh đã trở thành một kho tàng văn hóa dân gian

phong phú, đa dạng. Nó phản ánh mọi mặt sinh hoạt và tính cách của con

người Nghệ Tĩnh: Đó là tinh thần bền bỉ, cần cù lao động trên mảnh đất

nghèo, khắc nghiệt; là ý chí quật cường, dũng cảm đấu tranh chống lại bọn

tham ô quan lại, thực dân và đế quốc. Người dân Nghệ Tĩnh bằng ý chí, nghị

lực của mình, bằng ý thức và tinh thần yêu nước, đã làm tất cả để tồn tại và

khẳng định được bản thân mình như ngày hôm nay.

Là người con của quê hương Nghệ Tĩnh, tôi rất tự hào về mảnh đất anh

hùng và đầy truyền thống hiếu học này. Tìm hiểu và nghiên cứu đề tài Thân

phận con người trong ca dao Nghệ Tĩnh nhằm mục đích trước hết là thấy

được đời sống sinh hoạt, con người Nghệ Tĩnh được thể hiện qua ca dao. Mặt

khác, đề tài cũng chỉ ra những sắc thái riêng của ca dao Nghệ Tĩnh so với các

vùng khác, cái làm nên nét độc đáo của văn học dân gian xứ Nghệ. Chính

điều này, đã giúp cho người nghiên cứu tăng thêm lòng tự hào về nơi chốn rau

cắt rốn của mình.

2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nghệ Tĩnh là vùng đất có lịch sử và văn hóa lâu đời, đặc biệt là có một

kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Việc sưu tầm, nghiên cứu về Nghệ Tĩnh

đặc biệt là ca dao Nghệ Tĩnh lâu nay đã được nhiều cá nhân, tổ chức, giới phê

bình quan tâm và cũng thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (2000), tác giả đã

trình bày rất nhiều vấn đề của tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam trong đó ông

có trình bày một vài khía cạnh liên quan đến ca dao Nghệ Tĩnh.

Lê Đức Luận với Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt (2009), nghiên

cứu về cấu trúc ngôn ngữ trong ca dao, trong đó có một phần nói về ca dao

Nghệ Tĩnh.

Nguyễn Nhã Bản Cuộc sống của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao,

(2003), Nxb Vinh, Nghệ An.

Nguyễn Nhã Bản Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục

ngữ trong ca dao, (2005), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Cuốn Thi pháp ca dao Việt Nam (2006) của tác giả Nguyễn Xuân Kính,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu những hình thức

nghệ thuật của ca dao Nghệ tĩnh.

Trên đây là những công trình chủ yếu nghiên cứu về ca dao cả nước,

trong đó có một phần nhỏ nói đến ca dao Nghệ Tĩnh.

Nghiên cứu về Nghệ Tĩnh đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên

cứu. GS. Nguyễn Nhã Bản với nhiều tác phẩm viết về Nghệ Tĩnh như: Bản

sắc người Nghệ Tĩnh (2001), Nxb Nghệ An. Trong tác phẩm này tác giả chủ

yếu trình bày tính cách, con người xứ Nghệ dưới góc nhìn ngôn ngữ. Ngoài ra

còn có các công trình khác như: Địa danh trong thơ ca Nghệ Tĩnh, (2000); Ca

dao địa danh Nghệ Tĩnh, một bảo tàng văn hóa vùng được in trong hội quốc

tế lần thứ 5 về các ngôn ngữ liên Á, Vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh; nhát cắt

3

thời gian trong tâm thức người Nghệ Tĩnh, (1995).

Công trình nghiên cứu Vị trí và đặc điểm của vùng văn hóa danh nhân

Nghệ Tĩnh, (1983) của Hoàng Tiến Lựu.

Ban nghiên cứu lịch sử Nghệ Tĩnh (1980), Danh nhân Nghệ - Tĩnh, tập

1, tập 2. Nxb Nghệ -Tĩnh, Vinh.

Nguyễn Đổng Chi với tác phẩm Cuốn địa chí văn hóa dân gian Nghệ

Tĩnh, (2003) được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Đây là một công trình

nghiên cứu khá đầy đủ về quá trình hình thành vùng đất xứ Nghệ, các loại

hình văn hóa dân gian. Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu về Vè Nghệ

Tĩnh (1964) của các tác giả Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao, Võ Văn Trực,

Nguyễn Tất Thứ.

Nghiên cứu về văn hóa Nghệ Tĩnh còn có các tác giả khác như: Ninh

Viết Giao với Hát phường vải, Nghệ An; Văn học dân gian Nghệ Tĩnh

(1982); Lê Hàm với Dân ca Nghệ Tĩnh (1970); Nguyễn Xuân Khoát với công

trình nghiên cứu Hò (1956).

Nghiên cứu về ca dao Nghệ Tĩnh, xét về quy mô lớn nhất có thể kể đến

Nguyễn Đổng Chi với nhiều tác phẩm biên soạn có giá trị, công phu.

Ca dao Nghệ Tĩnh do Nguyễn Đổng Chi và Ninh Viết Giao biên soạn

(1984) là một công trình nghiên cứu công phu về kho tàng ca dao Nghệ Tĩnh.

Qua phần giới thiệu, tác giả đã chứng minh rằng Nghệ Tĩnh có một kho tàng

văn hóa dân gian phong phú. Nó phản ánh mọi mặt về đời sống sinh hoạt và

tính cách của con người Nghệ Tĩnh.

Đến năm 1996, Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao đã cộng tác với Võ

Văn Trực, Sầm Nga Di, Lô Khánh Xuyền và một số tác giả khác nữa cho xuất

bản cuốn Kho tàng ca dao xứ Nghệ gồm có hai tập do nhà xuất bản Nghệ An

ấn hành. Cuốn này chủ yếu dựa trên công trình Ca dao Nghệ Tĩnh được xuất

bản năm 1984 và bổ sung thêm phần ca dao của người Thái ở Nghệ An và

4

đồng dao.

Trên đây là những bài viết, những công trình nghiên cứu về Nghệ Tĩnh,

tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở một số bài viết chung chung về ca dao Nghệ Tĩnh,

chứ chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể đề tài Thân phận con

người trong ca dao Nghệ Tĩnh. Bằng hiểu biết của mình cùng với sự tiếp thu

tài liệu từ các nhà nghiên cứu, đây là những tư liệu quý giúp chúng tôi hoàn

thành đề tài. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn khái quát và toàn diện

hơn về vấn đề này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi tìm hiểu ở đây là Thân phận con

người trong ca dao Nghệ Tĩnh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi tập trung vào khảo sát, nghiên cứu thân phận

con người bình dân trong cuốn Kho tàng ca dao xứ Nghệ của Nguyễn Đổng

Chi và Ninh Viết Giao (chủ biên), Nxb Nghệ An, 1996.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

4.1. Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi thống kê và phân loại các bài ca dao thể hiện nội dung mà đề

tài chúng tôi cần nghiên cứu.

4.2. Phương pháp phân tích

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích các bài ca dao xứ Nghệ để

làm nổi bật lên thân phận của những con người trong xã hội xưa. Đồng thời,

thấy được vẻ đẹp của vùng đất núi Hồng, sông Lam cũng như tình yêu quê

hương, đất nước, ý chí kiên cường, bất khuất của người dân Nghệ Tĩnh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!