Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính - thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
184.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
703

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính - thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

28 t¹p chÝ luËt häc sè 8/2008

TS. TrÇn Minh H−¬ng *

1. Những ưu điểm và hạn chế của các

quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm

hành chính

Các quy định về thẩm quyền xử phạt vi

phạm hành chính (XPVPHC) hợp thành hệ

thống pháp luật tương đối phức tạp. Chúng

chủ yếu được đặt ra trong Pháp lệnh xử lí vi

phạm hành chính năm 2002(1) (PLXLVPHC),

các nghị định quy định chi tiết một số điều của

PLXLVPHC và các nghị định về XPVPHC

trong từng lĩnh vực quản lí nhà nước. Ngoài

ra, có thể tìm thấy các quy định về thẩm

quyền XPVPHC trong một số đạo luật.

Nghiên cứu hệ thống các quy định hiện

hành liên quan đến thẩm quyền XPVPHC

cho thấy các chức danh có thẩm quyền xử

phạt đã được quy định tương đối đầy đủ. Ở

các cấp, các ngành, các lĩnh vực quản lí nhà

nước đều có các chức danh được trao thẩm

quyền tiến hành hoạt động này. Đó là điều

kiện quan trọng bảo đảm phát hiện nhanh

chóng và xử lí kịp thời mọi trường hợp vi

phạm, đáp ứng đòi hỏi của nguyên tắc thứ

nhất trong xử lí vi phạm hành chính là “Mọi

vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp

thời và phải bị đình chỉ ngay...”.(2)

Thẩm quyền XPVPHC thể hiện tập trung

và tương đối đầy đủ, rõ ràng trong PLXLVPHC

là căn cứ quan trọng và điều kiện thuận lợi

để quy định cụ thể trong các nghị định về

XPVPHC trong các lĩnh vực quản lí nhà

nước. Các nghị định này về cơ bản đã bảo

đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống

pháp luật quy định về thẩm quyền xử phạt.

Việc quy định thêm chức danh có thẩm

quyền XPVPHC trong một số đạo luật đã phần

nào đáp ứng đòi hỏi của quản lí nhà nước, kịp

thời trao thẩm quyền XPVPHC trong một số

lĩnh vực quản lí chuyên ngành cho các chức

danh mà PLXLVPHC chưa quy định.

Có thể thấy rõ sự phân hoá trong các quy

định về thẩm quyền XPVPHC: Người giữ

chức vụ cao hơn được trao thẩm quyền rộng

hơn (đương nhiên là trách nhiệm cũng nặng

nề hơn); thẩm quyền của chủ tịch uỷ ban

nhân dân được quy định tương đối toàn diện

hơn các chức danh hoạt động trong từng

ngành hoặc lĩnh vực quản lí cùng cấp; mức

tiền phạt trong các lĩnh vực quản lí khác

nhau cũng được quy định khác nhau cho phù

hợp với đặc thù của lĩnh vực.

Nhìn chung, các quy định hiện hành đi

theo hướng trao thẩm quyền XPVPHC gắn

với thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc

phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

(trừ các chức danh có thẩm quyền XPVPHC

ở cấp thấp). Điều đó góp phần quan trọng

trong việc giáo dục, răn đe người vi phạm,

* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!