Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
83
Kích thước
684.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
790

Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- 1 -

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

---------------------

PHẠM KIM THÚY

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG VIỆC GIẢI

QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ

LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CAO HỌC LUẬT

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ

Mã số : 603850

Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN VĂN DŨNG

Tp. Hoà Chí Minh – Năm 2008

- 2 -

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả

Phạm Kim Thúy

- 3 -

MỤC LỤC

Lời Cam Đoan

Danh mục chữ viết tắt

Mục Lục

Phần mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.

4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

8. Kết cấu của luận văn

Chương I.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

1.1. Khái quát chung về tranh chấp lao động

1.1.1. Khái niệm tranh chấp lao động

1.1.2. Phân loại tranh chấp lao động

1.1.3. Các hình thức giải quyết tranh chấp lao động

1.2. Thẩm quyền của toà án nhân trong việc giải quyết tranh chấp lao động

1.2.1. Khái niệm thẩm quyền của tòa án nhân dân

- 4 -

1.2.2. Cơ sở xác định thẩm quyền của tòa án

1.2.3. Sự hình thành và phát triển chế định thẩm quyền của toà án

trong việc giải quyết tranh chấp lao động.

1.2.3.1. Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp lao động

trước khi có Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

1.2.3.2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động theo Pháp lệnh

thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

1.3. Pháp luật về thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết tranh chấp lao

động ở một số nước trên thế giới.

1.3.1.Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Thái lan

1.3.2.Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Philippin.

1.3.3. Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Công hòa liên

bang Đức (CHLB Đức).

Kết luận chương I.

CHƯƠNG II.

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH

CHẤP LAO ĐỘNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TÔ TỤNG DÂN SỰ

VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

2.1. Sự cần thiết phải ban hành Bộ luật tố tụng dân sự.

2.2. Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết các tranh chấp lao động theo

quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

2.2.1. Những điểm mới của Bộ luật tố tụng dân

2.2.1.1. Bộ luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể mà quy định khái

quát các tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án

- 5 -

2.2.1.2. Bộ luật tố tụng dân sự đã mở rộng thẩm quyền xét xử các tranh

chấp lao động của Toà án.

2.2.1.3. Bộ luật tố tụng dân sự đã mở rộng thẩm quyền giải quyết các

tranh chấp lao động cho Toà án nhân dân cấp huyện

2.2.2. Nội dung cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền giải

quyết các tranh chấp lao động.

2.2.2.1.Về thẩm quyền theo vụ việc.

2.2.2.2. Về thẩm quyền của mỗi cấp Tòa án.

2.2.2.3. Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và sự lựa chọn của

nguyên đơn.

2.2.2.4. Vấn đề chuyển vụ án.

2.2.2.5. Vấn đề nhập hoặc tách vụ án:

2.3. Thực tiễn giải quyết án lao động từ ngày có Bộ luật tố tụng dân sự.

2.3.1. Kết quả giải quyết các vụ án lao động năm 2005.

2.3.2. Kết quả giải quyết các vụ án lao động năm 2006.

2.3.3. Kết quả giải quyết các vụ án lao động năm 2007.

Kết luận Chương II.

CHƯƠNG III

HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA

ÁN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện phải hoàn thiện pháp luật.

- 6 -

3.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của tòa án trong

giải quyết tranh chấp lao động.

3.3. Những vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp khắc phục từ thực tiễn giải

quyết tranh chấp lao động

3.3.1. Lúng túng trong việc giải quyết yêu cầu của người lao động nước

ngoài không có giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam.

3.3.2. Vướng trong việc xác định thẩm quyền giải quyết nhũng tranh chấp về

thanh lý hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài

3.3.3. Hiểu và áp dụng chưa đúng quy định về nhập hay tách vụ án.

3.3.4. Vướng mắc về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng

lao động khi người lao động lấy họ tên người khác để ký hợp đồng.

3.3.5. Xác định thẩm quyền và đương sự trong một số loại án.

3.3.6. Xác định quan hệ tranh chấp

3.3.7. Xác định tính chất của tranh chấp và giải quyết không theo đúng

hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao..

3.3.8. Những vướng mắc trong áp dụng pháp luật về nội dung.

3.3.9. Vướng mắc trong những trường hợp bị đơn lẩn tránh và không có tài

sản bảo đảm thi hành án.

3.4. Hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của tòa án trong giải quyết

tranh chấp lao động.

3.4.1. Hoàn thiện theo hướng tăng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện

3.4.2. Làm rõ khái niệm tranh chấp lao động tập thể.

3.4.3. Bổ sung quy định về sự tham gia của đại diện người trong việc giải

quyết tranh chấp lao động tại Tòa án.

3.4.4. Xác định rõ tư cách tham gia tố tụng của tập thể lao động.

- 7 -

3.4.5. Hướng dẫn cụ thể sự phân biệt giữa tranh chấp về đơn phương chấm

dứt hợp đồng lao động với tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng lao động.

3.4.6. Quy định thống nhất những trường hợp mà Toà án cấp tỉnh lấy lên để

giải quyết.

3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác hoàn thiện và thi hành pháp

luật về thẩm quyền của tòa án trong giải quyết các tranh chấp lao động.

3.5.1. Nâng cao chất lượng của công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp

luật.

3.5.2. Tăng cường công tác hướng dẫn thi hành pháp luật.

3.5.3. Nâng cao hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức tập huấn.

3.5.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan.

KẾT LUẬN

Tài liệu Tham khảo

- 8 -

PHẦN MỞ ĐẦU.

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trong những năm gần đây, cùng với sự sửa đổi, hoàn thiện thể chế kinh

tế, thị trường lao động Việt Nam ngày càng phát triển trên cả phương diện chất

lượng và số lượng. Sự gia tăng hoạt động của các doanh nghiệp đồng nhất với

sự gia tăng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp này. Các quan hệ lao động vì

thế phát triển mạnh mẽ hơn theo hướng xuất hiện nhiều quan hệ mới, đa dạng

và phức tạp hơn, cũng từ đó tranh chấp lao động phát sinh ngày càng nhiều, đa

dạng về hình thức, quyết liệt về tính chất.

Tòa lao động thuộc hệ thống Tòa án nhân dân được thành lập theo Luật

sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức TAND năm 1995, một tòa chuyên

trách được giao nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động và giải quyết việc

đình công theo trình tự, thủ tục riêng quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết

các tranh chấp lao động. Những thành công cũng như những hạn chế trong thời

gian Tòa lao động được thành lập đã được nghiên cứu, tổng kết và kết quả đã

được cụ thể hóa bằng việc thống nhất 3 văn bản điều chỉnh 3 thủ tục thuộc 3

lĩnh vực cận kề trong một văn bản có giá trị pháp lý cao. Bộ luật tố tụng dân sự

ra đời đã thống nhất 3 thủ tục tồn tại độc lập nhưng nhiều nét tương đồng: Pháp

lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án

kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Để đưa Bộ luật

tố tụng dân sự vào cuộc sống cần có việc nghiên cứu, tuyên truyền và thống

nhất nhận thức chung trong những cơ quan tố tụng, người tham gia tố tụng và

nâng cao nhận thức của người dân. Đây là công việc cần được tiến hành thường

xuyên, liên tục và cần có sự tham gia của những người làm công tác thực tiễn,

những nhà luật học và đông đảo lực lượng xã hội.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp lao động tại Toà án trong thời gian

vừa qua đã chỉ cho chúng ta thấy nhiều vụ án đã bị huỷ, sửa hoặc bị kéo dài

thời gian xét xử là do việc xác định thẩm quyền giải quyết chưa đúng theo quy

định mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự đã đi vào cuộc sống được 3 năm. Có những

nội dung mà cho đến bây giờ vẫn còn có nhiều quan điểm, đường lối giải quyết.

Bên cạnh những thuận lợi của việc thống nhất thủ tục, thống nhất pháp luật

điều chỉnh theo quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự, những bất cập đã

phát sinh, trong đó có những bất cập về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp

lao động. Việc đi sâu nghiên cứu, tìm ra những nguyên nhân gây khó khăn cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!