Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thái lan trong cuộc chiến tranh xâm lược việt nam của mĩ (giai đoạn 1965 - 1973).
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
835.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1234

Thái lan trong cuộc chiến tranh xâm lược việt nam của mĩ (giai đoạn 1965 - 1973).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

----------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

Thái Lan trong cuộc chiến tranh xâm lược

Việt Nam của Mĩ (giai đoạn 1965 - 1973)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) của đế quốc Mĩ trải

qua năm đời tổng thống với bốn chiến lược(1), tiêu tốn tới 676 tỉ đô la, “Chúng huy

động lúc cao nhất là 55 vạn quân viễn chinh, lôi kéo 5 nước ở châu Á - Thái Bình

Dương tham chiến với số quân lúc cao nhất là hơn 7 vạn người vào cuộc chiến,

trực tiếp chiến đấu và làm nòng cốt cho hơn một triệu quân của chính quyền Sài

Gòn. Chúng đã dội xuống hai miền đất nước ta hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một

khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà chúng đã sử dụng trong bất cứ

cuộc chiến tranh nào trước đó” [19; 272], gây tổn thất nặng nề về người và của

cho dân tộc Việt Nam.

Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1973, Mĩ đã thực hiện chính

sách “chia sẻ trách nhiệm”, buộc các nước đồng minh phải tham gia chiến tranh,

hòng tăng cường sức mạnh cho Mĩ, gây khó khăn cô lập và đi đến tiêu diệt cách

mạng Việt Nam.

Trong các nước đồng minh của Mĩ thì sự tham chiến của quân đội Hoàng

gia Thái Lan với hơn 11.000 quân đã có tác động nhất định đến cuộc chiến tranh

xâm lược Việt Nam của Mĩ. Hiện nay vẫn có những ý kiến khác nhau về việc Thái

Lan tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Theo các ý kiến phía Mĩ và một số quan

chức Việt Nam Cộng hòa còn sót lại thì cho rằng đó là hành động tiến bộ nhằm

“chống lại sự xâm lược của cộng sản Bắc Việt” [13:16]. Còn với các sử gia, các

chính trị gia Macxit thì coi đây là hành động can thiệp phi nghĩa nhằm giúp Mĩ

“đánh lừa dư luận trong và ngoài nước” để chống lại sự thống nhất đất nước Việt

Nam, chống lại lực lượng dân chủ tiến bộ.

Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu một số nội dung quan trọng của lịch sử

cuộc kháng chiến chống Mĩ, chúng tôi chọn đề tài: Thái Lan trong cuộc chiến

tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ (giai đoạn 1965 - 1973) để nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong tác phẩm “Quân Đồng minh của Mĩ trên chiến trường miền Nam

Việt Nam (1964 - 1973)” của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam thì đã trình bày

được sự chuẩn bị và quyết định chuyển quân sang miền Nam của Thái Lan:

“Hưởng ứng lời kêu gọi của Mĩ, ngày 3 tháng 1 năm 1967, chính phủ Thái Lan

công khai tuyên bố kế hoạch sẽ triển khai một tiểu đoàn, hoặc một trung đoàn bộ

binh quân Thái sang chiến trường miền Nam” [11;142]. Tác phẩm cũng nêu một

số hoạt động của quân đội Thái Lan trên chiến trường miền Nam Việt Nam, những

tác động của việc Thái Lan đem quân sang Việt Nam tham chiến...

Công trình “Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975” của

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, "Chiến tranh

Việt Nam và bước đường suy sụp của chủ nghĩa đế quốc Mĩ” của Quyết Thắng -

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Nguyễn Ngọc Dung có bài đăng trong “Tạp chí

nghiên cứu Đông Nam Á”, số 3/132 “Bước đầu đánh giá vai trò của Thái Lan

trong chiến tranh Việt Nam 1954 - 1973”. Các công trình trên đây đã đề cập đến

sự tham gia của quân đội Hoàng gia Thái Lan trong cuộc chiến tranh của Mĩ ở

Việt Nam.

Các tác phẩm và công trình trên là những nguồn tài liệu quan trọng giúp tôi

hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

3. Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu về “Thái Lan trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam

1965 - 1973”, chúng tôi muốn làm rõ mối quan hệ đồng minh của Mĩ và Thái kể từ

sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các hoạt động chống cách mạng Việt Nam của

Thái Lan và sự thất bại của nó. Mặt khác, làm rõ những hệ quả của việc Thái Lan

khi đưa quân sang tham chiến tại Việt Nam.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi vào nghiên cứu tất cả những

chính sách, thái độ và hành động của chính quyền Thái Lan đối với cuộc chiến

tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm

1973.

Nhiệm vụ của đề tài: Làm rõ những hoạt động của quân đội Thái Lan tại

chiến trường miền Nam Việt Nam.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu là các nguồn tư liệu

thành văn như sách, báo, tạp chí được lưu trữ ở Thư viện trường Đại học Sư phạm

Đà Nẵng, thư viện Tổng hợp Đà Nẵng, thư viện Quân khu V, thư viện trường Đại

học Sư phạm Huế, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí

Minh, thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, và các tài liệu ở Cục lưu trữ

thông tin II, bao gồm cả các tài liệu của Việt Nam Cộng hòa.

Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng

phương pháp nghiên cứu khoa học Lịch sử như phân tích, tổng hợp tư liệu thành

văn; phương pháp logic lịch sử; so sánh các sự kiện lịch sử… Tất cả các phương

pháp đó được sử dụng trên cơ sở lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

để đánh giá sự kiện.

6. Đóng góp của đề tài

Nội dung nghiên cứu là một vấn đề không dễ đối với một sinh viên, nhất là

trong điều kiện tư liệu lịch sử ít và khó tiếp cận. Mong muốn của chúng tôi là làm

rõ một vấn đề của lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Đây chắc chắn sẽ trở thành một tài liệu quan trọng để phục vụ việc tìm

hiểu, giảng dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 ở các trường học, cũng

như phục vụ những bạn đọc mong muốn tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mĩ

của dân tộc ta.

7. Bố cục của đề tài

Đề tài này ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm có 2

chương:

Chương 1. Tổng quan về Vương quốc Thái Lan

Chương 2. Thái Lan và cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam của Mĩ

(giai đoạn 1965 - 1973)

NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về Vương quốc Thái Lan

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

1.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Vương quốc Thái Lan nằm ở phía nam lục địa Châu Á, tại trung tâm của

vùng Đông Nam Á. Với diện tích là 513.185 km², Vương quốc này trải dài từ vĩ

tuyến 5° đến vĩ tuyến 21° Bắc. Thái Lan có chung biên với Campuchia và Lào ở

phía Đông và Đông Bắc, với Mianma ở phía Tây và Tây Bắc, phía Đông Nam là

vịnh Thái Lan, phía Nam tiếp giáp với Malayxia.

Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng của gió mùa hàng năm vào những tháng mùa

hè khô nóng, cái nắng khủng khiếp của miền nhiệt đới kéo dài, không khí ẩm ướt

từ vùng biển phía Nam đến nơi đây. Khí

hậu khô nóng kéo dài cho đến lúc mưa

xuống, lúc đó cả vùng đất này chuyển sang

mùa nước. Khi mùa hè qua đi, mọi chuyện

lại xảy ra theo chiều ngược lại. Những đợt

gió lạnh và khô từ vùng Trung Á thổi

xuống phía Nam mở đầu cho một mùa khô

mát mẻ, chu kì này cứ thế lặp đi lặp lại

nhiều năm. Khí hậu Thái Lan còn chịu ảnh

hưởng của cái nóng và độ ẩm cao, trời

nắng nóng gần như quanh năm, làm cho

những cơn mưa nặng hạt kéo dài từ tháng

năm cho đến tháng mười.

H 1. Lược đồ đất nước Thái Lan

Khí hậu chịu sự khắc nhiệt và bất thường như vậy nhưng từ lâu Thái Lan đã

nổi danh là một xứ sở nhiệt đới thần tiên, đầy những điều bí ẩn và kỳ lạ, trong đó

nổi bật như: Hệ thống các con sông ở Thái Lan nhiều đã tạo thành mạng lưới kênh

đào chằng chịt. Những kênh đào và sông ngòi này vẫn giữ vai trò quan trọng trong

việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người Thái Lan. Vùng đồi núi ở phía Bắc,

những con sông Ping, Wang, Yom, Nan và Pa Sakchayr quanh co giữa các rặng

núi, cuối cùng hợp lại với nhau tạo thành con sông Chao Phraya.

Với những đặc điểm về tự nhiên và khí hậu như trên đã cho phép Thái Lan

phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm, ngư

nghiệp.

1.1.2. Vài nét về kinh tế - xã hội

Kinh tế Thái Lan cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình kinh tế khác

nhau. Đặc biệt nó càng có nhiều thuận lợi sau khi chính phủ Thái Lan quyết định

khuyến khích đầu tư nước ngoài vào năm 1957. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của

các công ty mới và sự phát triển trong nhiều khu vực kinh tế. Những mặt hàng

xuất khẩu nòng cốt của Thái Lan như gạo, bắp, bông vải, thiếc, cao su, gỗ cứng.

Trong những năm gần đây có thêm các hải sản đóng hộp, vải quần áo, dày dép, đồ

trang sức… Đất nước đang dần dần chuyển trọng tâm từ nhập khẩu sang xuất

khẩu. Tuy nhiên, thách thức với nền kinh tế Thái Lan vẫn còn rất lớn, cụ thể như

phải duy trì sự tăng trưởng kinh tế song song với việc bảo hộ khu vực nông nghiệp

còn yếu kém; sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt...

Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Thái Lan thể hiện chủ yếu qua sự phát

triển của công nghiệp và dịch vụ. Ngoài đầu tư nước ngoài và thu nhập từ xuất

khẩu, sự bộc phát của nền kinh tế Thái Lan còn nhờ vào sự gia tăng nhanh chóng

của ngành du lịch. Ngoài những dịch vụ có liên quan trực tiếp đến du lịch như

khách sạn, nhà hàng và tổ chức các tua du lịch thì sự phát triển của ngành công

nghiệp cũng làm sống lại các ngành nghề thủ công mĩ nghệ. Như vậy, cùng với

bước tiến của xã hội loài người, nền kinh tế của Thái Lan đã có sự hiện đại hóa và

phát triển mọi mặt. Tuy nhiên, do Thái Lan đang trong quá trình chuyển đổi từ

một nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế hiện đại, nhiều ngành nghề từ một

thời được trọng vọng thì nay đang bị mất dần đi như các nghề nhuộm, nghề sơn vẽ

tàu thuyền và xe cộ…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!