Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị trong tiểu thuyết lều chõng của ngô tất tố
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
794.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1082

Tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị trong tiểu thuyết lều chõng của ngô tất tố

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

TÊN GỌI CÁC KÌ THI, TRƯỜNG THI, SĨ TỬ VÀ HỌC VỊ

TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ

Người hướng dẫn:

TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Mai Thu

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Bùi Trọng

Ngoãn, người đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa

luận tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, trường Đại

học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức suốt bốn năm học. Với

những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá

trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu giúp tôi vững bước trong

tương lai.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè

đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành khóa luận.

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai Thu

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

của TS. Bùi Trọng Ngoãn và không sao chép các đề tài nghiên cứu của người khác

để làm sản phẩm của riêng mình.

Các thông tin sử dụng trong báo cáo có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của đề tài.

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 5 năm 2013.

Người cam đoan

Nguyễn Thị Mai Thu

4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Những khoa thi Hán học cuối cùng cách đây chưa đầy một thế kỉ nhưng

những đơn vị từ vựng về quan chế, học chế lại trở nên quá xa lạ với những người

học hôm nay. Chính vì thế, với các tác phẩm mang cảm hứng hoài cổ, sử dụng hệ

thống từ vựng về học chế như từ gọi tên các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị đã

phần nào gây khó khăn cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm. Hơn nữa, hiện nay hệ

thống từ lịch sử gọi tên các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị hầu như vẫn chưa được

tập hợp một cách chuẩn tắc, đặc biệt là trong các tác phẩm viết về đề tài giáo dục

khoa cử.

Trong nguồn cảm hứng hoài cổ, một số nhà văn, những năm 30 – 40 đã tìm

về với một thời vang bóng. Trong đó có thể kể đến một số tác phẩm của Chu Thiên

– Hoàng Minh Giám hay Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, đáng chú ý là Lều

chõng của Ngô Tất Tố. Từ nhan đề cùng việc sử dụng dày đặc những từ lịch sử gọi

tên các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị, tiểu thuyết đã xây dựng sinh động, chân

thật về nền giáo dục khoa cử xưa với quan trường, sĩ tử, bảng vàng… một thời được

xem là nền tảng của sự nghiệp dựng nước, giữ nước và cả những nét văn hóa đặc

sắc ẩn mình đằng sau các lễ nghi khoa cử. Bên cạnh đó còn thấy được vốn sống

phong phú, sự hiểu biết sâu sắc về chế độ khoa cử và sự tinh tế khi nhận ra bản chất

thực sự của khoa cử thời bấy giờ của tác giả.

Thêm nữa, trong chương trình học ở phổ thông cũng có nhiều tác giả, tác

phẩm viết về đề tài lịch sử, sử dụng các từ lịch sử về khoa cử và tác giả Ngô Tất Tố

là một trong số đó. Vì vậy việc tìm hiểu từ lịch sử về kì thi, trường thi, học vị, sĩ tử

sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy sau này. Cũng chính vì những lí do đó

mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị

trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về phương diện ngôn ngữ học, các công trình về từ vựng học và phong cách

học đều có đề cập và nghiên cứu về từ lịch sử. Trong lĩnh vực từ vựng học có

5

Nguyễn Văn Tu với cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”, Đỗ Hữu Châu với

cuốn “Giáo trình từ vựng học tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp với cuốn “Từ vựng

ngữ nghĩa tiếng Việt” đều là những công trình nghiên cứu một cách cách khái quát

về từ vựng, cụm từ và đặc điểm của những nhóm từ khác nhau trong tiếng Việt.

Trong đó, các tác giả cũng đã đề cập đến khái niệm từ lịch sử và lấy những ví dụ cụ

thể để làm rõ khái niệm.

Trong lĩnh vực phong cách học, có Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa với

cuốn “Phong cách học tiếng Việt”. Tác giả ngoài việc đưa ra đặc điểm cũng như các

phong cách ngôn ngữ thường sử dụng thì trong phần tìm hiểu về các phương tiện và

biện pháp tu từ tiếng Việt có nghiên cứu về từ lịch sử. Theo tác giả, từ lịch sử thuộc

nhóm những từ ngữ trung hòa về tư từ học như thuật ngữ, từ danh mục, từ ngoại lai

hay từ vựng mới. Tác giả cũng đã đưa ra được định nghĩa cụ thể và các ví dụ rõ

ràng.

Đối với phương diện lịch sử, tên gọi các kì thi, trường thi, sĩ tử và học vị

cũng có nhiều công trình nghiên cứu. Trước hết, phải kể đến các công trình nghiên

cứu về lịch sử, về chế độ khoa cử ở Việt Nam như là việc giải thích nghĩa của từ

trong các cuốn “Sổ tay từ ngữ lịch sử” của Phạm Văn Hảo (chủ biên) do nhà xuất

bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004. Tác giả đã đi vào giải thích một cách rõ

ràng và đầy đủ không chỉ tên gọi các kì thi, học vị mà còn tên gọi của các học hàm

và những từ ngữ có liên quan đến quan chế trong các triều đại phong kiến Việt

Nam.

Trong “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” của nhà xuất bản Đại học quốc

gia xuất bản năm 2000, Phan Ngọc Liên đã đi vào giải thích các thuật ngữ lịch sử

thông dụng. Trong cuốn từ điển này tác giả đã đi vào giải thích rất rõ ràng và sâu về

một số thuật ngữ lịch sử, trong đó có tên gọi của các kì thi và học vị trong các triều

đại phong kiến Việt Nam, như thi Hương, thi Hội, thi Đình và tên gọi học vị trong

các kì thi đó.

Nguyễn Thị Chân Quỳnh trong tác phẩm “Khoa cử Việt Nam”, tập thượng

xuất bản năm 2003, tập hạ xuất bản năm 2007 của nhà xuất bản Văn học, đã trình

6

bày khá đầy đủ và chi tiết về sự phát triển của cả ba kì thi: thi Hương, thi Hội và thi

Đình. Về thời gian, địa điểm, đều kiện dự thi; quy chế thi, nội dung thi…cũng được

đề cập rất rõ ràng. Tác giả còn đề cập đến các học vị trong cả ba kì thi và có giải

thích về tên gọi của các học vị đó.

Về lĩnh vực văn học, Ngô Tất Tố là một nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa lớn.

Ông đã để lại cho thế hệ mai sau một khối lượng tác phẩm khá lớn. Bên cạnh những

bài báo nóng hổi, thời sự và giàu tính chiến đấu, bên cạnh những công trình nghiên

cứu, dịch thuật để đời, tiểu thuyết của Ngô Tất Tố đã góp phần làm nên chân dung

văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Cũng vì thế ông trở thành một tác giả

được chú ý nghiên cứu từ nhiều năm nay. Nói đến các công trình nghiên cứu về tác

giả Ngô Tất Tố cũng như tiểu thuyết Lều chõng phải nhắc tới cuốn “Ngô Tất Tố về

tác gia và tác phẩm” do hai tác giả Mai Hương và Tôn Phương Lan tuyển chọn và

giới thiệu của nhà xuất bản Giáo dục. Cuốn sách đã tuyển tập khá đầy đủ những bài

viết của các tác giả khác nhau viết về tác giả Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Lều chõng.

Bài viết “Ngô Tất Tố, tài năng và tấm lòng” của tác giả Mai Hương là một

trong những bài viết khá đầy đủ về xuất thân, cuộc đời, tính cách, các sáng tác của

Ngô Tất Tố. Thông qua các sáng tác, người đọc hiểu thêm về tấm lòng, bản lĩnh, tài

năng của ông “đầu xứ Tố”. Ông “đầu xứ Tố” đã đặt ngòi bút của mình lên nhiều

lĩnh vực khác nhau và trong mỗi địa hạt đó đều dành được thành công, từ làm văn

tới làm báo, từ tiểu thuyết tới phóng sự và dịch thuật. Bài viết cũng đã nhắc đến hầu

hết những tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố và tìm được những nét đặc sắc cũng

như giá trị của từng tác phẩm. Trong đó, tác giả Mai Hương đặc biệt lưu tâm ở hai

tiểu thuyết Tắt đèn và Lều chõng. Tác giả khẳng định “Lều chõng dựng lại bức

tranh chân thật, xám ngoét, vừa bi thảm, vừa khôi hài về thực chất giáo dục nhồi sọ

và nền khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn, đồng thời phản ánh tấm bi kịch đau xót

của tri thức Nho học dưới chế độ phong kiến” [13, tr.22].

Nguyên Hồng với bài viết “Ngô Tất Tố” đã đưa tới cho chúng ta cái nhìn sơ

bộ, khái quát về cuộc đời, con đường và hoạt động văn chương của “bác xứ Tố”

trong thời kì lịch sử đầy biến động. Theo Nguyên Hồng, tác giả Ngô Tất Tố đã

7

quyết định đi hẳn sang một con đường khác so với một số tác giả đương thời “chiếc

bút lông thay bằng chiếc bút sắt” [13, tr.42]. Với ngòi bút sắt ấy Ngô Tất Tố đã

“kiếm sống và chống lại những cái ngang trái, bất công của xã hội” [13, tr.42-43],

đã dám nhìn thẳng vào sự thật, bóc trần bản chất thật, bộ mặt thật của các vấn đề và

phá bỏ nó. Tác giả Nguyên Hồng khẳng định, trong Lều chõng “sự ngay thẳng của

một ngòi bút đã dõng dạc cất tiếng chửi vào cái “hay” cái “đẹp” của bọn thống trị

đưa ra và cổ võ ấy” [13, tr.45] và tác phẩm cho thấy “một sự thật trần truồng về

khoa cử” [13, tr.45].

Trong bài viết “Ngô Tất Tố, một cây bút chiến xuất sắc trong văn học Việt

Nam”, tác giả Nguyễn Đức Đàn đã khẳng định ngòi bút của Ngô Tất Tố là ngòi bút

chiến có phẩm chất cách mạng chứ không giống như các tác giả trước đó và cùng

thời, được thể hiện rõ qua các tác phẩm như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng… Tắt

đèn là “bản cáo trạng đanh thép, kết án nghiêm khắc bọn thống trị áp bức, bóc lột

nông dân đến tận xương tủy” [13, tr.52]. Ở phóng sự Việc làng, đã phơi bày “nhiều

sự thật xấu xa ở nông thôn, không giấu giếm, che đậy” [13, tr.58]. Cùng với Việc

làng, ở Lều chõng, tác giả Ngô Tất Tố đã “vạch cho mọi người thấy chân tướng của

cái xã hội lều chõng. Chân tướng ấy chẳng có gì là đẹp đẽ” [13, tr.60]. Bài viết đã

làm rõ sự suy thoái thảm hại của khoa cử được thể hiện trong Lều chõng và cả

những bi kịch của con người thời đó.

Thế Phong với bài viết “Điển hình hoài vọng dĩ vãng: Ngô Tất Tố” đã nêu

lên một cách khái quát về tiểu sử cũng như các sáng tác và khuynh hướng của tác

giả Ngô Tất Tố, trong đó tác giả chú trọng tới tác phẩm Lều chõng. Tác giả đã nhận

xét “Lều chõng là cuốn truyện hoài vọng dĩ vãng, một dĩ vãng vàng son của một thế

hệ nho sĩ qua đi, hình ảnh đặc sắc của khoa thi cuối cùng” [13, tr.129]. Thế Phong

còn so sánh tác giả Ngô Tất Tố và tác giả Chu Thiên trên bình diện viết về khoa cử

nước ta: “Với Ngô Tất Tố chúng ta tìm thấy những hình ảnh của cuộc thi cử trường

ốc. Ngô Tất Tố hơn Chu Thiên ở điểm, ông biết lồng vào một tập hợp sinh hoạt có

tình tiết, một xã hội sống trong văn chương, còn Chu Thiên chỉ chép đúng những

ảnh hình lượm lặt được để trở thành một thiên hồi ký truyện cũ” [13, tr.129].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!