Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------------------------------------------
MA HỒNG BÍNH
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA,
GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH
TỈNH BẮC KẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Thái Nguyên - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------------------------------------------
MA HỒNG BÍNH
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA,
GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH
TỈNH BẮC KẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Thu
Thái Nguyên - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn là do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và kết luận nghiên cứu trong luận
văn.
Tác giả luận văn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các tập thể và cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn “Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát
của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các tổ chức tín
dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” và trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thị Thu, người đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo cho tôi suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là các cán bộ phòng Đào
tạo, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi tham gia và hoàn thành khóa học.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh Bắc Kạn, cùng các đồng nghiệp đã chia sẻ cho tôi những tài liệu quý
báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động viên, ủng hộ
và giúp đỡ để tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Ma Hồng Bính
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
4. Những đóng góp của luận văn .................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI
NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG................................................................................................... 5
1.1. Một số vấn đề chung về Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố
............................................................................................................... 5
1.1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.............................................................. 5
1.1.2. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố.................................... 8
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân
hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đối với các Tổ chức tín dụng............ 10
1.2.1. Một số khái niệm................................................................................... 10
1.2.2. Nội dung và hình thức thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh tỉnh đối với các tổ chức tín dụng.................................................. 13
iv
1.2.3. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh đối với các tổ chức tín dụng........................................... 23
1.2.4. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh đối với các tổ chức tín dụng........................................... 25
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng
Nhà nước Chi nhánh tỉnh đối với các tổ chức tín dụng .......................... 26
1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh tỉnh đối với các tổ chức tín dụng.............................. 30
1.3.1. Kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam Chi nhánh tỉnh, thành phố đối với các tổ chức tín dụng tại các địa
phương trên toàn quốc ............................................................................ 31
1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn....... 34
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 37
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 37
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin............................................. 39
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 39
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 41
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh tra ................................................... 41
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động giám sát.................................................... 42
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM
SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH BẮC
KẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN.. 44
3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn............. 44
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 44
v
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................ 45
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn..... 47
3.2. Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn........... 54
3.2.1. Mạng lưới của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............ 54
3.2.2. Thực trạng hoạt động giám sát ngân hàng ............................................ 55
3.2.3. Thực trạng hoạt động thanh tra ngân hàng ........................................... 71
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng
Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các tổ chức tín dụng trên địa
bàn ....................................................................................................... 85
3.3.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 85
3.3.2. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 87
3.4. Đánh giá chung về hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các tổ chức tín dụng trên địa
bàn ....................................................................................................... 95
3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 95
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 97
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH
TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH
TỈNH BẮC KẠN ĐỐI VỚI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN........ 104
4.1. Định hướng hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam................................................................................................... 104
4.2. Giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các tổ chức tín dụng
trên địa bàn........................................................................................ 105
vi
4.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh
tra, giám sát ngân hàng ......................................................................... 105
4.2.2. Đổi mới chương trình, nâng cao hiệu quả giám sát ngân hàng .......... 107
4.2.3. Tăng cường công tác thanh tra theo hướng kết hợp thanh tra tuân thủ và
thanh tra trên cơ sở rủi ro...................................................................... 108
4.2.4. Phối hợp chặt chẽ công tác giám sát với hoạt động thanh tra ngân hàng109
4.2.5. Tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước sau thanh tra, giám sát............. 110
4.2.6. Các giải pháp khác .............................................................................. 111
4.3. Đề xuất và kiến nghị .......................................................................... 113
4.3.1. Đối với Nhà nước................................................................................ 113
4.3.2. Đối với NHNN Việt Nam ................................................................... 114
4.3.3. Đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..................... 114
KẾT LUẬN.............................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 118
PHỤ LỤC 1.............................................................................................. 121
PHỤ LỤC 2.............................................................................................. 123
PHỤ LỤC 3.............................................................................................. 126
PHỤ LỤC 4.............................................................................................. 128
PHỤ LỤC 5.............................................................................................. 131
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
GSTX Giám sát từ xa
KBNN Kho bạc Nhà nước
LietVietPostbank Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
TCTD Tổ chức tín dụng
TTGS Thanh tra, giám sát
TTTC Thanh tra tại chỗ
VietinBank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
XDCB Xây dựng cơ bản
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Mạng lưới TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến 31/12/2017........ 54
Bảng 3.2. Nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo đối tượng huy
động vốn giai đoạn 2015 - 2017...................................................................... 56
Bảng 3.3. Tình hình huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2015 - 2017...................................................................................... 58
Bảng 3.4. Tình hình dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
......................................................................................................................... 64
Bảng 3.5. Dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo kỳ hạn khoản vay. 66
Bảng 3. 6. Tình hình nợ xấu tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2015 - 2017...................................................................................................... 67
Bảng 3.7. Tình hình kết quả kinh doanh của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn .................................................................................................................. 69
Bảng 3.8. Số cuộc thanh tra, kiểm tra tại chỗ giai đoạn 2015 - 2017............. 71
Bảng 3.9. Thống kê sai phạm phát hiện qua công tác thanh tra đối với các TCTD
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2017 ........................................... 74
Bảng 3.10. Số liệu thực hiện các kiến nghị sau thanh tra giai đoạn 2015-2017
......................................................................................................................... 82
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về chất lượng đội ngũ cán bộ TTGS tại NHNN chi
nhánh tỉnh Bắc Kạn......................................................................................... 86
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng của hoạt động TTGS của
NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các cá nhân, doanh nghiệp và sự phát
triển kinh tế xã hội ở địa phương .................................................................... 90
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của hoạt động TTGS của NHNN
chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các TCTD trên địa bàn................................. 91
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng của hoạt động TTGS so với
mục tiêu của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn về hoạt động của các TCTD... 94
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ..................... 47
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ vị trí việc làm của TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn . 51
Tên biểu
Biểu 3.1. Doanh số cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.......... 60
Biểu 3.2. Doanh số thu nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............ 62
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, là trung gian tài chính nên hoạt
động của hệ thống Ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như rủi ro
tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro chính sách, rủi ro thông tin, rủi ro
đạo đức... Vì vậy, việc đảm bảo cho các TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh,
phát triển bền vững trở thành mục tiêu mũi nhọn của toàn ngành.
Để thực hiện mục tiêu đó, hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam đã và đang
hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường tài chính, tiền tệ trong khu vực, tiếp
cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đặc biệt là các ngân hàng hiện nay
đang trong lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn Basel II. Cùng với đó là những đổi
mới về cơ chế, chính sách, thể chế hóa các quy định của Luật NHNN, Luật Các
TCTD và Luật Thanh tra; tập trung thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các
TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo phê duyệt tại Quyết định
số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao vai trò,
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo đảm
trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống
các TCTD. Chính vì vậy, hoạt động TTGS của NHNN Việt Nam đối với các
TCTD ngày càng đóng vai trò quan trọng và cần được tiếp tục hoàn thiện và
tăng cường hơn nữa, nhằm đưa ra những cảnh báo, ngăn chặn và xử lý kịp thời
những rủi ro có thể xảy ra, hạn chế tiêu cực gây mất an toàn trong hoạt động
của hệ thống ngân hàng.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, sau hơn 20 năm tái lập, song song với sự phát
triển của nền kinh tế là sự mở rộng và hoạt động tích cực của hệ thống các
TCTD. Nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã được cung cấp đến các
tổ chức, cá nhân, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng. Để
thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi chính
sách tiền tệ, đảm bảo hệ thống ngân hàng an toàn, phát triển bền vững, góp
phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội địa phương; NHNN Chi
nhánh tỉnh tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm, chú trọng đến hoạt động TTGS đối với
các TCTD trên địa bàn.
2
Thông qua hoạt động TTGS, NHNN Chi nhánh tỉnh tỉnh Bắc Kạn đã kịp
thời chấn chỉnh các TCTD nhằm bảo đảm các TCTD tuân thủ quy định của
pháp luật, đặc biệt là các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, hoạt
động ngân hàng; phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn và xử lý những nguy cơ tiềm
ẩn rủi ro. Mặt khác, trên cơ sở hoạt động TTGS của NHNN, các TCTD trên địa
bàn thực hiện rà soát, chấn chỉnh toàn bộ hoạt động, phòng ngừa được những
rủi ro và tổn thất có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên,
trên thực tế, vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu an toàn trong kinh doanh của các
TCTD, điển hình là việc chấp hành chưa nghiêm các quy định của pháp luật về
hoạt động huy động vốn, áp dụng lãi suất; hoạt động cấp tín dụng còn chưa tuân
thủ chặt chẽ quy trình, hồ sơ, đánh giá tài sản đảm bảo chưa sát thực tế, thẩm
định dự án chưa hiệu quả, kiểm tra trước và sau khi cho vay còn lỏng lẻo, còn
tồn tại tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích; phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa
đúng, tỷ lệ an toàn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay có thời
điểm chưa đảm bảo, công tác quản lý tiền tệ, kho, quỹ, kế toán, thanh toán, tài
chính còn xảy ra nhiều sai sót. Cụ thể trong giai đoạn 2015 - 2017, có 9 sai
phạm của các TCTD trên địa bàn liên quan đến hoạt động huy động vốn, với
tổng số tiền sai phạm là 572 triệu đồng; số sai phạm về hoạt động cấp tín dụng
là 1.490 sai phạm, với số tiền gần 700 triệu đồng. Do đó, điều cần thiết là tăng
cường hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh tỉnh Bắc Kạn đối với các
TCTD trên địa bàn nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, hoạt động ngân
hàng tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro và phát triển bền vững.
Căn cứ vào tính chất, tầm quan trọng của hoạt động TTGS đối với các
TCTD, cùng với kinh nghiệm có được khi làm việc tại NHNN Chi nhánh tỉnh
tỉnh Bắc Kạn, thông qua việc vận dụng những kiến thức lý luận đã được học,
tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân
hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các tổ chức tín dụng trên
3
địa bàn tỉnh Bắc Kạn” để nghiên cứu và xây dựng luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh tỉnh Bắc
Kạn đối với các TCTD trên địa bàn, luận văn đề xuất một số giải pháp tăng
cường hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh tỉnh Bắc Kạn đối với các
TCTD trên địa bàn trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động TTGS của NHNN
Việt Nam đối với các TCTD.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTGS, tác động của hoạt động
TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các TCTD trên địa bàn. Từ
đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường hoạt động TTGS của
NHNN Chi nhánh tỉnh tỉnh Bắc Kạn đối với các TCTD trên địa bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đối với các TCTD
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Phạm vi về thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm
2017, số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 6/2018. Giải pháp tăng cường
được đề xuất đến năm 2020.
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu hoạt động TTGS của NHNN chi nhánh
tỉnh Bắc Kạn đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được thực hiện bởi
Thanh tra, giám sát ngân hàng.
4. Những đóng góp của luận văn