Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lào Cai
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1012

Tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lào Cai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ KIM HUỆ

TĂNG CƯỜNG CHO VAY ĐỐI VỚI

HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ KIM HUỆ

TĂNG CƯỜNG CHO VAY ĐỐI VỚI

HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8.31.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ MINH HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát

nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên

cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu nghiên cứu có nguồn gốc rõ

ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn

chưa từng công bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến

nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề

tài: “Tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng

Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai”.

Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, Khoa Quản lý và

Luật kinh tế, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã tận tình giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Minh Hằng người

đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học

tập và nghiên cứu đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn

bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu không có những sự giúp đỡ

này thì chỉ với sự cố gắng của bản thân tôi sẽ không thể thu được những kết

quả như mong đợi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .............................................................. vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài.......................................................................... 4

5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG

CHO VAY HỘ MỚI THOÁT NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CSXH........ 6

1.1. Cơ sở lý luận về tăng cường cho vay hộ mới thoát nghèo của Ngân

hàng Chính sách xã hội Việt Nam .................................................................... 6

1.1.1. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội ở Việt Nam......................... 6

1.1.2. Các khái niệm về tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo ..... 20

1.1.3. Vai trò tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo ...................... 21

1.1.4. Nội dung tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo .................. 23

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường cho vay .................................. 26

1.1.6. Căn cứ để tiến hành cho vay hộ mới thoát nghèo................................. 32

1.2. Cơ sở thực tiễn về cho vay hộ mới thoát nghèo....................................... 33

1.2.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng ở Thái Lan ............... 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

iv

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về việc xóa đói giảm nghèo bền vững từ ngân

hàng CSXH huyện Yên Bình - Yên Bái ......................................................... 37

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 39

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 39

2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 39

2.2.1. Số liệu sơ cấp ........................................................................................ 39

2.2.2. Số liệu thứ cấp....................................................................................... 40

2.2.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin ................................................ 40

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 41

2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu định lượng.............................................. 42

Chương 3. THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG CHO VAY HỘ MỚI

THOÁT NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH

LÀO CAI........................................................................................................ 45

3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai........................ 45

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 45

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.......................................................................... 46

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................ 48

3.1.4. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai .......................................... 49

3.2. Thực trạng tăng cường cho vay hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng

Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai....................................................................... 52

3.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội

tỉnh Lào Cai..................................................................................................... 52

3.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ mới thoát nghèo của

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018 ................ 57

3.2.3. Kết quả điều tra hộ mới thoát nghèo..................................................... 73

3.3. Đánh giá khái quát hiệu quả cho vay hộ mới thoát nghèo của Ngân

hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai .............................................................. 79

3.3.1. Đánh giá các kết quả đã đạt được ......................................................... 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

v

3.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ mới thoát nghèo

tỉnh Lào Cai..................................................................................................... 80

3.3.3. Một số hạn chế, tồn tại.......................................................................... 81

3.3.4. Nguyên nhân ......................................................................................... 83

Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ

MỚI THOÁT NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

TỈNH LÀO CAI............................................................................................. 89

4.1. Mục tiêu và chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Lào Cai ............ 89

4.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 89

4.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 89

4.2. Giải pháp tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân

hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai .............................................................. 90

4.2.1. Ngân hàng chính sách xã hội cùng với các cơ quan chức năng

phân loại hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo tiêu chí

của Chính phủ ................................................................................................ 90

4.2.2. Tạo lập và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trên

địa bàn ............................................................................................................. 92

4.2.3. Thực hiện đúng các quy định cho vay .................................................. 92

4.2.4. Lập kế hoạch công bố công khai về số hộ mới thoát nghèo được

tiếp cận vốn theo thời gian phù hợp............................................................... 93

4.2.5. Hướng dẫn hộ mới thoát nghèo được tiếp cận vốn sử dụng tiền vay

đúng mục đích, hiệu quả ................................................................................. 93

4.2.6. Phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,

Đoàn thanh niên thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của các hộ

mới thoát nghèo............................................................................................... 94

4.2.7. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bao gồm đào tạo cán bộ Ngân hàng

Chính sách xã hội, đào tạo ban quản lý tổ vay vốn, đào tạo cán bộ hội

nhận ủy thác .................................................................................................... 95

4.2.8. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tăng cường công tác

tuyên truyền phổ biến chính sách cho vay đối với hộ mới thoát nghèo ......... 97

4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 97

4.3.1. Đối với Chính phủ................................................................................. 97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

vi

4.3.2. Đối với Ngân hàng CSXH Việt Nam.................................................... 98

4.3.3. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh Lào Cai ... 99

KẾT LUẬN.................................................................................................. 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104

PHỤ LỤC..................................................................................................... 105

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1

BAAC

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín

dụng Thái Lan

2 CSXH Chính sách xác hội

3 CTXH Chính chị xã hội

4 NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội

5 NHCSXHVN Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

6 NHNN Ngân hàng nhà nước

7 NHTM Ngân hàng Thương Mại

8 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

9 SXKD Sản xuất kinh doanh

10 TK&VV Tiết kiệm và vay vốn

11 TMCP Thương mại cổ phần

12 TƯ Trung ương

13 UBND Ủy ban nhân dân

14 XĐGN Xóa đói giảm nghèo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Nguồn huy động vốn cho vay của ngân hàng CSXH Lào Cai .... 53

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng giai đoạn

2016 - 2018........................................................................ 55

Bảng 3.3: Kết quả cho vay hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng

Chính sách xã hội giai đoạn 2016-2018.............................. 58

Bảng 3.4: Tình hình dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo theo địa

bàn giai đoạn 2016- 2018................................................... 60

Bảng 3.5: Kết quả hoạt động của tổ TK & VV tính đến năm 2018...... 63

Bảng 3.6: Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH

Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018 ........................................... 65

Bảng 3.7: Chất lượng tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo................. 68

Bảng 3.8: Thống kê thông tin phiếu điều tra....................................... 74

Bảng 3.9: Thống kê mục đích và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ........ 74

Bảng 3.10: Thống kê mục đích vay vốn và quy mô vốn ....................... 75

Bảng 3.11: Kết quả phân tích thống kê mô tả các nhóm tiêu chí........... 76

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cho vay hộ mới thoát nghèo ......................................... 18

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Lào Cai ........................... 48

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCSXH Lào Cai giai

đoạn 2016 - 2018....................................................................... 54

Biểu đồ 3.2: Tình hình cho vay đối với hộ mới thoát nghèo ......................... 59

Biểu đồ 3.3: Tình hình cho vay ủy thác thông qua các tổ chức giai đoạn

2016 - 2018................................................................................ 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Đảng và Nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ

trương lớn, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế

xã hội, với định hướng tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội

và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định chính trị, kinh tế

và môi trường.

Ngày 27 tháng 12 năm 2008, Chính phủ thông qua Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP bắt đầu chính thức triển khai Chương trình hỗ trợ giảm

nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, là một chương trình phát

triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất

và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở 64 huyện nghèo

trong cả nước (những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ của huyện lớn

hơn 50%) sao cho đến năm 2020 có thể ngang bằng với các huyện khác trong

khu vực. Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP cho thấy

công tác xóa đói, giảm nghèo ở các huyện nghèo trong cả nước đã đạt nhiều

kết quả bước đầu, đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo của cả

nước, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Những thành tựu trong công tác giảm

nghèo góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã

hội. Việc nâng cao đời sống người dân ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng

xa cũng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị,

củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà

nước trong quyết tâm giảm đói nghèo, tạo công bằng xã hội.

Tuy nhiên, thời gian qua, công tác giảm nghèo bền vững còn tồn tại

nhiều bất cập. Theo Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết số

76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền

vững đến năm 2020 (giai đoạn 2017 - 2018): Tính đến tháng 3 - 2018, tuy có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2

8/64 huyện thuộc Nghị quyết 30a thoát nghèo, 14/30 huyện hưởng cơ chế 30a

thoát khỏi tình trạng khó khăn nhưng lại bổ sung 29 huyện vào danh sách

huyện nghèo giai đoạn 2018-2020, 12 tỉnh có tỷ lệ tái nghèo tăng rõ rệt (tăng

từ 0,03% trở lên), trong đó có cả một số tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội thuận

lợi. Kết quả thực hiện cũng chưa thực sự đồng đều. Tỷ lệ hộ nghèo ước đến

cuối năm 2018 chỉ còn dưới 6%, giảm khoảng 1% - 1,3% so với đầu năm

2018. Mặc dù vậy nhưng vẫn cần chú trọng tính bền vững của chương trình

khi số hộ tái nghèo bằng khoảng 5% số hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát

sinh cao (22,98%) so với tổng số hộ thoát nghèo, tình trạng tái nghèo đã và

đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là ở các địa bàn có điều kiện kinh tế -

xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, những nơi thường xuyên hứng chịu ảnh

hưởng của thiên tai, lũ lụt. Tại tỉnh Lào Cai, thực hiện chương trình 30ª về

xóa đói giảm nghèo, hàng năm có từ 20-30% số hộ nghèo tham gia dự án

thoát nghèo, trong đó có 7% hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, mô hình giảm nghèo

chỉ được triển khai thực hiện trong thời gian dự án còn thực hiện, hết thời gian

thực hiện, nhiều mô hình có hiệu quả, có khả năng phát triển không được

nhân rộng, nguyên nhân chủ yếu là thiếu sự quan tâm chỉ đạo và thiếu nguồn

vốn cân đối cho công tác nhân rộng mô hình.

Để hoàn thiện được mục tiêu chương trình quốc gia về xóa đói giảm

nghèo thì việc đẩy mạnh hỗ trợ hộ mới thoát nghèo là một việc không thể

thiếu. Trong lĩnh vực tín dụng cho người nghèo, năm 1996, chính phủ đã

thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo và đến năm 2003 được tách ra

thành NHCSXH. Chính phủ thông qua NHCSXH là một tổ chức tín dụng

chính thống có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ hệ thống tín dụng

vi mô nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững. Mặc dù NHCSXH đã và đang nỗ

lực rất lớn, cơ chế ngày càng hoàn thiện, thủ tục vay vốn ngày càng thông

thoáng, đơn giản để người nghèo tiếp cận với đồng vốn dễ dàng hơn. Tuy

nhiên, Nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!