Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tâm thức hiện sinh trong kể xong rồi đi của nguyễn bình phương
PREMIUM
Số trang
150
Kích thước
28.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1607

Tâm thức hiện sinh trong kể xong rồi đi của nguyễn bình phương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRANG HUYỀN TRINH

TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG KỂ XONG RỒI ĐI

CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 82 20121

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Bích Hạnh

Phản biện 1: TS. Lê Thị Hường

Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Minh Hiền

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ Văn học Việt Nam họp tại Đại học Sư phạm –

ĐHĐN vào ngày 6 tháng 1 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Với câu hỏi “Chủ nghĩa hiện sinh có là một chủ nghĩa nhân đạo

hay không?” hay cho rằng “Chủ nghĩa hiện sinh là một thuyết nhân

bản”, Jean Paul Sartre đã chạm tới được một trong những điều bận tâm

lớn của nhân loại: con người. Từ đó đến nay, thuật ngữ “chủ nghĩa

hiện sinh” hiện hữu tất yếu trong đời sống xã hội và đi vào lịch sử triết

học hiện đại. Thiết nghĩ, mảnh đất đầy nhân bản này chính là sự vẫy

gọi đầu tiên để chúng tôi đến với đề tài “Tâm thức hiện sinh trong Kể

xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương”.

Từ cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI, hoàn cảnh hậu hiện đại rất

phù hợp cho dòng văn học hiện sinh phát triển. Văn học mang tâm

thức hiện sinh ở Việt Nam giai đoạn này vì thế đã tiếp nối tâm thức

văn học hiện sinh miền Nam với những biểu hiện phù hợp tâm lí sáng

tạo thời đại. Như vậy khám phá “Tâm thức hiện sinh trong Kể xong rồi

đi của Nguyễn Bình Phương” chính là để hiểu hơn về thời đại và con

người Việt Nam trong một thời đại mới, thời chúng ta đang sống.

Chọn đề tài “Tâm thức hiện sinh trong Kể xong rồi đi của Nguyễn

Bình Phương” đồng nghĩa với việc tiếp cận một trong những hiện

tượng văn học thế kỉ XXI: Nguyễn Bình Phương. Dễ nhận thấy là tác

phẩm của Nguyễn Bình Phương bao phủ bởi một không gian sống

hiển nhiên vốn có của cuộc hiện sinh. Vậy nên đó là không gian dẫn

dụ con người về phía nhân vị. Đó cũng là thứ ám khí dẫn dụ con

người về phía sự sống. Tiểu thuyết Kể xong rồi đi thực sự đã tạo

nên được một sức hút ngay khi được xuất bản. Chúng tôi hi vọng

với đề tài “Tâm thức hiện sinh trong Kể xong rồi đi của Nguyễn

Bình Phương” sẽ góp phần khơi mở thêm những vấn đề nhân bản

trong đời sống con người.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Có thể nhận thấy chủ nghĩa hiện sinh như một trong “những

2

tiếng kêu lớn của chủ nghĩa nhân bản hiện đại” đã có sức hút rất lớn

với các nhà nghiên cứu. Thái Phan Vàng Anh, Trần Thị Mai Nhi đã có

những cái nhìn khái quát về văn học hậu hiện đại và đương đại để đưa

ra những đánh giá khái quát, phát hiện ra những biểu hiện của chủ nghĩa

hiện sinh trong văn học đương đại nói chung. Với những dấu chỉ của

chủ nghĩa hiện sinh các tác giả còn đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa hiện

sinh qua tác phẩm của từng tác giả cụ thể. Từ đó có những phát hiện rất

thú vị về cuộc đời và con người. Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Bình

với những phát hiện những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong

sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định sự ảnh hưởng của chủ

nghĩa hiện sinh với văn học đương đại. Hơn thế nữa Đỗ Ngọc Thạch

đã hướng đến sự xác lập một dòng văn học chịu ảnh hưởng của triết

học hiện sinh trong văn học Việt Nam sau năm 1975. Bên cạnh những

đánh giá mang tầm khái quát, còn phải kể đến hàng loạt các bài viết và

luận văn, luận án đi sâu nghiên cứu và chỉ ra sự ảnh hưởng của chủ

nghĩa hiện sinh đến sáng tác của một số nhà văn như Cảm thức hiện

sinh trong truyện ngắn Tạ Duy Anh của Võ Thị Em Pi, Cảm thức hiện

sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010 của Trần Nhật

Thu, Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương

đại của Nguyễn Thái Hoàng… Ở các công trình này, các tác giả đã tập

trung nghiên cứu biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học

đương đại nói chung và trong sáng tác của từng tác giả nói riêng để đi

đến những kết luận có đóng góp lớn cho tiến trình nghiên cứu khuynh

hướng văn học hiện sinh ở Việt Nam.

Đối với tác giả Nguyễn Bình Phương, soi chiếu dưới góc nhìn

của chủ nghĩa hiện sinh sẽ mở ra một góc nhìn mới đầy thú vị cho

những tác phẩm của một nhà văn vốn xem viết như một phần của công

cuộc hiện sinh khi tự nhận mình là người viết “u u ám ám”. Vậy nên

tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phương dưới thuyết hiện sinh thu

hút nhiều sự tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Với góc nhìn hiện sinh,

3

các tác giả đã khám phá những kí hiệu hiện sinh trong tư duy nghệ

thuật Nguyễn Bình Phương. Như Bùi Bích Hạnh trong Phức cảm hiện

sinh một lối dẫn vào thuyết nhân vị trong Mình và họ của Nguyễn Bình

Phương, Nguyễn Thị Hồng Nhung trong Bàn về thế giới nhân vật

trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương … Tiếp cận với sáng tác của

Nguyễn Bình Phương dưới góc nhìn hiện sinh các tác giả phát hiện ra

những kiểu nhân vật mang cảm thức hiện sinh xuất hiện dày đặc trong

sáng tác của ông. Bên cạnh đó phải kể đến một số đề tài nghiên cứu

như: Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của

Phùng Gia Thế, Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết

Nguyễn Bình Phương nhìn từ thuyết hiện sinh của Nguyễn Hải Dương,

Đào Thị Dần với Nhân vật dị biệt trong sáng tác của Tạ Duy Anh và

Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Thắm ở Dấu ấn của chủ nghĩa hiện

sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương… Trong các đề tài này,

các tác giả đã khảo sát thành công những biểu hiện của chủ nghĩa hiện

sinh trên các phương diện về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết

Nguyễn Bình Phương.

Riêng với tiểu thuyết Kể xong rồi đi, là tác phẩm mới nhất của

Nguyễn Bình Phương vừa được ra mắt vào tháng 8 năm 2017, đã xuất

hiện khá nhiều bài báo giới thiệu và đánh giá khái quát như Kể xong

rồi đi tản mác về cuộc đời phù phiếm, Nguyễn Hoàng Diệu Thủy với

Kể xong rồi đi tiểu thuyết mong đợi của Nguyễn Bình Phương, Chiêm

nghiệm về cái chết trong tiểu thuyết kể xong rồi đi của Duy Anh…

Những bài báo này đã khơi mở một số vấn đề mang tinh thần hiện sinh

trong Kể xong rồi đi nhưng chỉ mang tính cảm nhận, bàn luận chung.

Với đề tài “Tâm thức hiện sinh trong Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình

Phương”, chúng tôi đi tìm những dấu chỉ mang đậm phức cảm hiện

sinh để thêm một cách nhìn về “hiện tượng khó đọc” Nguyễn Bình

Phương và “cuốn tiểu thuyết thách thức các nhà phê bình – Kể xong

4

rồi đi” qua đó hẳng định thêm giá trị nhân văn, nhân bản của văn học

trong thời đại nhiều biến động đầu thế kỉ XXI.

Chủ nghĩa hiện sinh đã mã hóa tác phẩm văn học thành những

kí hiệu buộc người đọc đối thoại. Những cuộc đối thoại ấy giúp con

người đến gần hơn với những ẩn số trong đời sống. Với những tác

phẩm “khó đọc” như Kể xong rồi đi, lại cần hơn bao giờ hết tinh thần

đối thoại ấy. Đề tài này của chúng tôi đi sâu khai thác bản chất của tư

duy hiện sinh thể hiện trong tác phẩm với mong muốn giải mã thêm

những điều thú vị về ý thức hiện sinh của con người.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tiểu thuyết Kể xong rồi đi của

Nguyễn Bình Phương, nxb Hội nhà văn, 2017.

- Phạm vi nghiên cứu: Tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Kể

xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương nhìn từ quan niệm nghệ thuật về

con người và hình thức biểu hiện.

4. Những đóng góp của luận văn

Như một dòng riêng giữa nguồn chung, xu hướng văn học

hiện sinh ở Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà

nghiên cứu. Đề tài “Tâm thức hiện sinh trong Kể xong rồi đi của

Nguyễn Bình Phương” mong muốn khẳng định thêm hướng nghiên

cứu này về văn xuôi Việt Nam thế kỉ XXI: văn học hiện sinh và cho

thấy sự đ i mới của văn xuôi đương đại Việt Nam trên quá trình hiện

đại hóa thể loại để hòa nhập vào qu đạo của văn học thế giới. Góp

phần mang lại cái nhìn khoa học, khách quan đối với sự tác động của

triết thuyết hiện sinh đến văn học hiện sinh. Đồng thời góp thêm một

cách nhìn về “hiện tượng khó đọc” Nguyễn Bình Phương và “cuốn

tiểu thuyết thách thức các nhà phê bình – Kể xong rồi đi”. Trên cơ sở

đó, hướng tới khẳng định thêm giá trị nhân văn, nhân bản của văn học

trong thời đại văn học đang cần đối thoại và giải mã.

5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống - cấu trúc

- Phương pháp phân tích, t ng hợp

- Phương pháp vận dụng lí thuyết hiện sinh

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp loại hình

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần M đ u, Kết luận và Danh m c tài liệu tham khảo,

Nội dung luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy

tiểu thuyết hiện sinh Việt Nam đầu thế kỉ XXI.

Chương 2: Tâm thức hiện sinh trong Kể xong rồi đi nhìn từ

quan niệm nghệ thuật về con người.

Chương 3: Tâm thức hiện sinh trong Kể xong rồi đi nhìn từ

hình thức biểu hiện.

6

CHƢƠNG 1

TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG TRONG DÒNG

CHẢY TIỂU THUYẾT HIỆN SINH VIỆT NAM

ĐẦU THẾ KỈ XXI

1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI – khuynh hướng hiện sinh

1.1.1. “Hoàn cảnh hậu hiện đại” và sự có mặt của khuynh

hướng tiểu thuyết hiện sinh Việt Nam đầu thế kỉ XXI

Bakhtin hay Milan Kudera đều xem tiểu thuyết là nghệ

thuật mang tinh thần thời đại, vượt qua ranh giới của một thể loại

văn học thuần túy. Lí luận này dường như trùng khớp với khuynh

hướng tiểu thuyết hiện sinh Việt Nam đầu thế kỉ XXI trong “hoàn

cảnh hậu hiện đại”.

Hoàn cảnh hậu hiện đại khởi đầu bằng thế kỉ mới, thế kỉ XXI,

và con người trong thế kỉ này không khỏi băn khoăn về những huy

hoàng và bi kịch vừa đi qua để lại đối diện với “những mối đe dọa và

hi vọng của thời đại chúng ta”. Như vậy có nghĩa là giữa một hoàn

cảnh hậu hiện đại đầy đe dọa gây sợ hãi, lo âu con người vẫn tìm

những lối đi bằng niềm tin và hi vọng. Để đảm bảo cho cuộc sống, con

người trong bối cảnh hậu hiện đại phải đối mặt với những mối đe dọa

bằng những niềm hi vọng rất người. Giữa ngã ba lịch sử, con người

tìm kiếm một chiếc lược cho nhân loại và chủ nghĩa hiện sinh như một

thuyết nhân bản lấy nhân vị con người làm tâm điểm thực sự là một

cứu cánh cho lí tưởng của con người trong bối cảnh này. Văn học hiện

sinh nói chung và tiểu thuyết hiện sinh nói riêng phát triển trong

“Hoàn cảnh hậu hiện đại” này như một nhu cầu tự thân của thời đại.

Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh toàn cầu ấy. Những

vấn đề đặt ra cho nhân loại cũng đặt ra cho người Việt đầu thế kỉ XXI.

Hơn thế nữa khi mỗi quốc gia còn phải đối diện với một “hoàn cảnh

hậu hiện đại” riêng. Đó là hoàn cảnh thuận lợi cho khuynh hướng văn

học hiện sinh nói chung và khuynh hướng tiểu thuyết hiện sinh nói riêng

7

nảy nở, phát triển. Như những vòng tròn đồng tâm, tiểu thuyết trong

hoàn cảnh hậu hiện đại đều ít nhiều mang tâm thức về một công cuộc

hiện sinh đầy âu lo nhưng cũng đầy ý nghĩa của con – người. Tạo nên

một khuynh hướng tiểu thuyết hiện sinh rất đặc biệt đầu thế kỉ XXI.

1.1.2. Tâm thức hiện sinh – tư duy tiểu thuyết “nhân bản”

Thuyết hiện sinh định nghĩa con người bằng hành động của

chính họ. Lẽ vì đó thuyết hiện sinh lấy nhân vị của con người làm

trung tâm để thấu hiểu con người. Khuynh hướng tiểu thuyết hiện sinh

trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã thể hiện một lối tư duy đầy

nhân bản khi đặt con người vào vị trí trung tâm.

1.2. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương – xác lập vị trí trung tâm

của con người bằng nhân vị

Văn học hiện sinh không ngừng truy tìm bản thể để xác lập

được nhân vị giữa cuộc đời. Trong dòng chảy của tiểu thuyết hiện sinh

Việt Nam đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Bình Phương đã xác lập được dòng

riêng của mình khi xoáy sâu vào nhân vị.

1.2.1. Nhân vị chứng thực cuộc đời phi lí nghiệt ngã

Con người chính là minh chứng sống động nhất, cụ thể nhất để

chứng thực bản chất môi trường hiện hữu của mình. Cụ thể hơn nữa

chính là thân phận con người như thế nào thì cuộc đời như thế đó.

Tác phẩm của Nguyễn Bình Phương đã chứng thực một cuộc

đời phi lí đến nghiệt ngã khi khắc họa những thân phận người trải

nghiệm đến tận cùng mọi nghiệt ngã của kiếp người. Các nhân vật đều

khiến người đọc không khỏi xót xa. Một mặt, những con người ấy bị

những ám ảnh trong quá khứ dày vò. Mặt khác, hiện thực tăm tối và

đầy bế tắc lại “bức tử” tâm hồn họ lần nữa. Buông xuôi tất cả, các

nhân vật để mặc cho số phận xoay vần. Đó cũng chính là cách mà

Nguyễn Bình Phương đã tạo ra để người đọc tìm thấy cảm giác về hiện

thực đ nát. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương phác họa một cuộc

đời với những thân phận mang đầy mặc cảm.

8

Con người trong văn Nguyễn Bình Phương luôn được đặt

trong cuộc sống hiện thực phồn tạp, trở nên đa trị tốt xấu lẫn lộn.

Chính hình tượng nhân vật trong đời sống hiện thực phồn tạp văn học vốn

là tấm gương phản chiếu thời đại, cuộc đời. Cuộc đời trong trang viết của

Nguyễn Bình Phương vì thế chân thực với mọi gốc khuất của nó.

1.2.2. Nhân vị đòi quyền xác lập tư cách người

Con người là những gì anh ta làm, là không là gì khác ngoài

đời sống của mình. “Tự do” của con người thể hiện rõ nhất khi anh

sống và làm để đòi quyền xác lập tư cách người.

Sáng tác của Nguyễn Bình Phương phác họa thành công chân

dung những kiếp người quẫy đạp để được sống là người. Họ phơi bày

mọi gốc khuất trong sâu thẳm nội tâm của mình để chứng minh tôi là

con người. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương

đều quay trở mọi cách để đánh dấu sự tồn tại của chính mình. Vì vậy

chiều sâu suy nghĩ được lột tả đến tận cùng. Ở đó không có sự giao

tiếp với bên ngoài nhưng là ranh giới khép kín khiến con người được

sống thành thật. Và khi thành thật là khi con người thèm muốn hơn

bao giờ được xác lập tư cách người. Để được sống là người với mọi

sự bung tỏa của ý thức, dám sống với sự chi phối của vô thức, sẵn sàng

sống cùng ẩn ức, dục vọng, bản năng. Đó là lí do nhân vật của Nguyễn

Bình Phương thường sống trong trạng thái hồi tưởng. Thế giới trong tiểu

thuyết Nguyễn Bình Phương như một dòng chảy vô thức, mộng mị,

hồng hoang mà ở đó con người được sống là người nhất.

Một biểu hiện giãy giụa đầy nhân tính khác xuất hiện trong

những tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là “điên”. Sáng tác của nhà

văn xuất hiện nhiều người điên. Đó cũng chính là cái cớ để con người

tự do bung phát, gào thét quyền xác lập tư cách người. Cuộc đời thật

phi lí bởi khi con người điên lại là khi được sống là người nhất.

1.2.3. Nhân vị với hành vi nhân tính

Hiện sinh tuyên ngôn về xác lập quyền năng của nhân vị Con

9

người “ý thức mình là những nhân vị độc đáo”. Nhân vật của Nguyễn

Bình Phương thường tạo lập cho mình một hành trình sống với những

hành vi rất nhân tính.

Hành vi nhân tính qua những trang viết của Nguyễn Bình

Phương trước hết là tinh thần phản kháng. Phản kháng với hiện thực

buồn nôn, vô nghĩa chính là hành vi nhân tính nhất. Chính những hành

trình ấy bảo tồn nhân tính, níu giữ nhân vị trong cuộc mưu sinh hỗn

loạn. Có một hành vi nhân tính và chỉ có nơi con người xuất hiện rõ

nét trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: con người hướng đến tâm

linh như một giải pháp để bảo toàn tính người. Nguyễn Bình Phương

đã thành công khi thấu hiểu được con người ở cõi tâm linh. Chính đời

sống tâm linh đã tạo nên một ma trận cực kì phức tạp của thế giới bên

trong con người. Hành vi bản năng nhất là hành vi nhân tính nhất. Đó

là lí do những trang sách của Nguyễn Bình Phương dày đặc những bản

năng gốc của con người. Bản năng gốc trở thành cơ sở để lí giải những

biến động tâm lí chứ không phải thước đo nhân cách của con người.

Bản năng gốc cũng thôi thúc con người sống với vô thức để dám làm

tất thảy mà ý thức chưa bao giờ dám làm. Bởi lẽ khi con người dám

sống với những gốc khuất trong vô thức bản năng là khi con người

thấu hiểu mình nhất.

Như vậy với những tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình

Phương đã hòa vào dòng chảy đầy nội lực của văn học đương đại với

nhiều tên tu i quen thuộc. Trong nguồn chung ấy, nhà văn đã tạo được

dấu ấn của một dòng riêng bằng sự khơi dậy trong mỗi người đọc một

khát vọng sống mang tính nhân văn sâu sắc: Khát vọng cất cánh để

được sống với danh hiệu “Con Người”.

10

CHƢƠNG 2

TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG KỂ XONG RỒI ĐI

NHÌN TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI

2.1. Con ngƣời với những “hố thẳm” tinh thần

Con người hiện sinh phải tự định vị mình trong những hố

thẳm chới với. Trong dòng ý thức vô tận của Kể xong rồi đi Nguyễn

Bình Phương “thẳng tay” nhấn con người xuống những hố thẳm ấy để

trần ai mà được sống là người.

2.1.1. Chơi vơi trong mặc cảm “bỏ rơi”

Kể xong rồi đi mở ra một cuộc đối thoại phi lí: Người – chó.

Con người hẳn đã không tìm thấy được mối giao hòa giao cảm trong xã

hội người nên đã gom hết tâm tư để giãi bày với chú chó Phốc. Cuộc đối

thoại phi lí này cảnh báo về sự diệt vong của những mối quan hệ xã hội,

của sự thấu hiểu giữa con người và con người.

2.1.1.1. Con người chới với giữa trận đồ người

Thế giới con người nếu đánh mất đi mối giao tiếp giữa các tha

nhân này sẽ chỉ còn là một “sa mạc người” không gặp gỡ, không đối

thoại, không yêu mến.

Kể xong rồi đi rối nhằng một trận đồ tha nhân, người đọc khó

có thể nắm bắt được hết tên của các nhân vật, có cả nhân vật. Có tên

và cả nhân vật không tên thậm chí nhân vật thường xuyên bị xóa trắng.

Không tên tu i, không giới tính, không gia đình. Con người xuất hiện

giữa cõi đời như một khoảng trắng. Giữa cuộc đời phồn tạp con người

vẫn câm lặng sống như không cần biết đến sự hiện hữu của mình.

Nguyễn Bình Phương đặt con người vào thế giới ấy, một thế giới mà

nhớ mặt đặt tên đã khó thì thiết lập giao tiếp, đối thoại hẳn còn khó

hơn. Đó là lí do vì sao cả cuốn tiểu thuyết mấy mươi nhân vật ràng rịt

lấy nhau bằng những mối quan hệ rất người, nhưng cuối cùng tất thảy

họ đều chới với trong hố thẳm cô đơn dù đã quay trở đủ hướng giữa

trận đồ ấy mà vẫn không có được một dấu gạch nối giữa con người và

con người cho đúng nghĩa.

11

2.1.1.2. Con người bỏ rơi bóng âm – đánh mất bản ngã

Cõi người trong Kể xong rồi đi với những hình người lao đi

giữa dòng kể bất tận mà không có lấy một sợi dây chằng níu. Con

người không chỉ đi lướt qua nhau mà còn ném vào nhau những cái

nhìn tha nhân đầy phán xét.

Kể xong rồi đi xuất hiện nhiều nhân vật mang mặt nạ để tự

kìm nén bao khát vọng và ham muốn vốn dĩ rất người. Hàng loạt nhân

vật trong Kể xong rồi đi vì thế cam tâm chối bỏ mình để sống hòa hợp

với ánh mắt tha nhân bằng trăm ngàn lớp mặt nạ. Những hình nhân cứ

thế tung tẩy giữa cuộc đời bằng sự phiêu du của niềm vui huyển hoặc

mà niềm cô đơn thì rất thật. Con người bị nhốt giữa xa lạ. Xa lạ với

tình thân, xa lạ với nội giới. Con người sống như những cái bóng mà

những cái bóng cũng rời ra. Con người nhìn nhau chằm chằm như hai

con trâu, thậm chí như sắp sửa ăn thịt nhau. Con người có nguy cơ bị

thú hóa, không xem nhau là người nên mãi chẳng có yêu mến, gặp gỡ

giữa tha nhân và tha nhân..

2.1.2. Bất tín với những sang chấn tâm lí

Kể xong rồi đi trăn trở về những con người mang tâm thức thời

đại. Mỗi người một cuộc sống, một khát vọng, một mục đích tìm kiếm

khác nhau nhưng cùng mang trong mình một trạng thức hoài nghi, bất

tín trước cuộc sống. Kể xong rồi đi mở ra những phận người bơ vơ,

ngập ngụa trong những đ vỡ bất tín. Như tấn thảm kịch về sự thấp

hèn bất tín của con người trên mọi lĩnh vực: không ai có thể tin được

ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ trong ra ngoài, từ anh em đến

cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối,

bất mục. Sự bất tín như một khối u nhức nhối vỡ bung ra khiến cái

nhìn hoài nghi bao phủ cuộc sống con người. Con người mất niềm tin

vào tất cả các mối quan hệ. Kể xong rồi đi hằn lên nỗi đau rất thực về

sự đ vỡ niềm tin của con với những giá trị thiêng liêng của cuộc sống.

Những giá trị tinh thần trở nên vô nghĩa. Vật chất cũng không còn giá

trị bởi thật giả lẫn lộn.

12

2.2. Con ngƣời với cảm thức phi lí

Nếu hiện sinh là xê dịch thì xét đến cùng mỗi bước xê dịch của

đời người đều là phi lí. Nguyễn Bình Phương dùng cảm thức phi lí ấy

để biến thế giới người trong Kể xong rồi đi thành thế giới của sự phi lí

lên ngôi.

2.2.1. Cuộc đời “xú uế”- Con người tha hóa

Con đường hiện sinh chấp chứa nhiều cám dỗ khiến con người

dễ lạc, dễ lầm phương hướng. Có đi trên con đường ấy, con người mới

là người chân thật, vì phải đối phó với biết bao cạm bẫy, trớ trêu của

cuộc đời. Mới hiểu được thuộc tính cuộc đời phi lí.

Kể xong rồi đi ưu tiên lí trí điều hành con người. Dẹp bỏ cảm

xúc, tình yêu, lòng tự trọng… con người xích gần lại với lối sống

“buồn nôn, phi lí, tầm thường” khi chấp nhận tha hóa để thỏa hiệp với

cuộc đời xú uế. Nguyễn Bình Phương rất công bằng khi ban tặng cho

tất cả nhân vật trong Kể xong rồi đi bản tính người. Nhưng làm người

cũng có trăm ngàn cách làm người, có người làm thánh, có người làm

quỉ, có người sống ý ngĩa là người, có người sống lầm lì như khối thịt.

Kể xong rồi đi hiện hữu một thế giới người đầy tham vọng, bất chấp để

thỏa mãn sự thiếu, sẵn sàng mang trăm ngàn mặt nạ để điên đảo vì

danh, tiền, tình.

Thế giới người trong Kế xong rồi đi đã từ chối những giá trị

căn bản của con người, sẵn sàng tha hóa bởi méo mó có hơn không,

biến con người thành một con vật bí hiểm không rõ hình dáng, không

rõ chủng loại. Nhân vật tự mình cự tuyệt lối sống ý nghĩa mà sẵn sàng

lao vào lối sống “thừa”.

2.2.2. Cuộc đời “nhộn” - Con người thằng hề

Có một sân khấu đời được dựng lên trong Kể xong rồi đi. Mà

ở đó có thể thấy không cần phải lên sàn diễn mà bất kỳ ở nơi đâu

người ta đều đang thủ một vai diễn. Cứ thế nơi ấy có vô số điều mà

người trong cuộc không cần nói ra vì đã trở thành ước lệ, thành

13

nguyên tắc văn hóa ứng xử và những điệu cười ngấm ngầm bật lên qua

những trang văn Kể xong rồi đi. Những thằng người luôn sẵn sàng đeo

mặt nạ để mua vui cho cõi nhân quần.

Cứ thế như những trận gió hỗn loạn láo nháo nhân vật đã hóa

vai thành những thằng hề đang nhốn nháo, cực kì nhốn nháo giữa sân

khấu bi hài kịch của cuộc đời. Đáng sợ là sự thỏa hiệp nực cười giữa

người với người đầy mĩ mãn: vẻ xuê xoa và chẳng hiểu sao nó lại rất

hiệu quả, g n như í tai phản đối đã tiếp thêm sự ảo tưởng để con

người yên tâm trong vai những thằng hề, trở thành những diễn viên

siêu hạng. Người trở thành “con rối” cho cuộc đời giật dây. Những con

rối bất cần nhân cách. Sa đọa trong những vai hề, nhân cách con người

chỉ như cái đuôi chó giương lên hạ xuống mà tạo tiếng cười cho cõi

người nhặng xị mà thôi.

2.3. Cái chết - dự phóng sống đầy nhân bản

Chọn nhân vật chính là cái chết. Kể xong rồi đi với dòng ý

thức của một kẻ mắt lác nhưng nhìn đời thật chính diện khi thấy rõ sự

hiện hữu của cái chết trong từng khoảnh khắc của đời.

2.3.1. “Tồn tại dẫn tới cái chết” – con người đối mặt với hư vô

Cuốn tiểu thuyết mở ra một cõi nhân quần không ranh giới

sống chết. Đời người với những cuộc đi thấp hèn hay vinh quang, nhẹ

nhàng hay khốc liệt, ngẫu nhiên hay tất nhiên nhưng tất cả đều chung

một điểm đến: cái chết. Trong hành trình ấy con người hẳn nhiên rất

sợ cái chết bởi chết là đau đớn, chết là chấm hết. Cái chết vì thế xuất

hiện với gương mặt kinh dị và đầy quyền lực. Nhưng mặt khác chết là

đến đích đến, chết là toàn thể cho ý nghĩa trọn vẹn của đời người. Vậy

nên con người sẵn sàng đón nhận cái chết với gương mặt giản dị mà

đẹp siêu phàm. Hình dáng cái chết hiện lên rõ nét qua quan niệm của

con người, khác biệt trong hành trình hiện sinh của mỗi người. Cái

chết hiện hữu thậm chí hiện diện trong từng cảnh trạng ở mọi cảnh

huống của đời sống con người.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!