Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài trợ dự án - Trắc nghiệm & Tình huống: Tài liệu tham khảo / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Lê Hoài Ân, Đặng Trí Dũng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
LÊ HOÀI ÂN
ĐẶNG TRÍ DŨNG
Tài liệu tham khảo
KHOA NGÂN HÀNG
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM....................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ DỰ ÁN..............................................9
GIỚI THIỆU .........................................................................................................9
TRẮC NGHIỆM .................................................................................................12
ĐÁP ÁN..............................................................................................................19
CHƯƠNG 2: CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TÀI TRỢ DỰ ÁN .........................20
GIỚI THIỆU .......................................................................................................20
TRẮC NGHIỆM .................................................................................................22
ĐÁP ÁN..............................................................................................................29
CHƯƠNG 3: CÁC CẤU TRÚC TÀI TRỢ DỰ ÁN............................................30
GIỚI THIỆU .......................................................................................................30
TRẮC NGHIỆM .................................................................................................37
ĐÁP ÁN..............................................................................................................44
CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN CẤU TRÚC SỞ HỮU..............................................45
GIỚI THIỆU .......................................................................................................45
TRẮC NGHIỆM .................................................................................................47
ĐÁP ÁN..............................................................................................................55
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỢP ĐỒNG ...............................................................56
GIỚI THIỆU .......................................................................................................56
TRẮC NGHIỆM .................................................................................................57
ĐÁP ÁN..............................................................................................................65
CHƯƠNG 6: LẬP KẾ HOẠCH TÀI TRỢ.........................................................66
GIỚI THIỆU .......................................................................................................66
TRẮC NGHIỆM .................................................................................................68
ĐÁP ÁN..............................................................................................................75
CHƯƠNG 7: CÁC NGUỒN VỐN TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN...............................76
GIỚI THIỆU .......................................................................................................76
TRẮC NGHIỆM .................................................................................................80
ĐÁP ÁN..............................................................................................................86
3
CHƯƠNG 8: RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG
TÀI TRỢ DỰ ÁN .................................................................................................87
GIỚI THIỆU .......................................................................................................87
TRẮC NGHIỆM .................................................................................................89
ĐÁP ÁN..............................................................................................................95
PHẦN 2: CÁC TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN................................................ 96
TÌNH HUỐNG 1: METRO 2 Ở TPHCM...........................................................97
Tóm tắt dự án ......................................................................................................97
Cấu trúc dự án .....................................................................................................97
Nguồn tài trợ của dự án .......................................................................................97
Các hợp đồng của dự án ......................................................................................98
ĐÁP ÁN GỢI Ý CHO TÌNH HUỐNG 1.............................................................99
TÌNH HUỐNG 2: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG............................101
Tóm tắt dự án ....................................................................................................101
Cấu trúc sở hữu dự án........................................................................................101
Các nguồn tài trợ của dự án ...............................................................................101
Các hợp đồng của dự án ....................................................................................101
ĐÁP ÁN GỢI Ý CHO TÌNH HUỐNG 2...........................................................102
TÌNH HUỐNG 3: BẾN XE MIỀN TÂY MỚI ..................................................103
Bối cảnh dự án ..................................................................................................103
Cấu trúc tài trợ dự án.........................................................................................105
Các hợp đồng của dự án ....................................................................................105
ĐÁP ÁN GỢI Ý CHO TÌNH HUỐNG 3...........................................................106
TÌNH HUỐNG 4: NHÀ MÁY NƯỚC BÌNH AN..............................................108
Sự cần thiết của dự án........................................................................................108
Tóm tắt dự án ....................................................................................................108
Cấu trúc dự án ...................................................................................................109
Cấu trúc tài trợ của dự án...................................................................................109
Cấu trúc sở hữu của dự án .................................................................................110
Kế hoạch tài trợ và hiệu quả tài chính của dự án................................................111
Các hợp đồng của dự án ....................................................................................112
ĐÁP ÁN GỢI Ý CHO TÌNH HUỐNG 4...........................................................114
TÌNH HUỐNG 5: CAO TỐC TRUNG LƯƠNG MỸ THUẬN........................118
4
Sự cần thiết của dự án........................................................................................118
Tóm tắt dự án ....................................................................................................118
Cấu trúc tài trợ...................................................................................................121
Cấu trúc sở hữu của dự án .................................................................................122
Hợp đồng của dự án...........................................................................................123
Kế hoạch tài trợ.................................................................................................124
Kế hoạch dòng tiền............................................................................................125
ĐÁP ÁN GỢI Ý CHO TÌNH HUỐNG 5...........................................................127
PHẦN 3: ĐỀ THI MẪU ....................................................................................... 132
ĐỀ THI MẪU SỐ 1 ............................................................................................133
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MẪU SỐ 1.............................................................................141
ĐỀ THI MẪU SỐ 2 ............................................................................................142
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MẪU SỐ 2.............................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 151
5
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tài trợ truyền thống và tài trợ dự án.............................................................9
Hình 1.2: Các chủ thể bên trong một dự án................................................................20
Hình 1.3: Cấu trúc cho vay ........................................................................................31
Hình 1.4: Cấu trúc cho thuê .......................................................................................32
Hình 1.5: Cấu trúc BOT.............................................................................................34
Hình 1.6: Cấu trúc thanh toán sản phẩm.....................................................................35
Hình 1.7: Cấu trúc đồng tài trợ ..................................................................................36
Hình 2.1: Cấu trúc tài trợ dự án Metro 2 TP.HCM.....................................................99
Hình 2.2: Cấu trúc tài trợ dự án Nhiệt điện Hải Phòng.............................................102
Hình 2.3: Cấu trúc tài trợ dự án Bến xe Miền Tây....................................................105
Hình 2.4: Vị trí xây dựng của Nhà máy nước Bình An.............................................109
Hình 2.5: Cấu trúc tài trợ dự án Nhà máy nước Bình An..........................................109
Hình 2.6: Chi tiết cấu trúc tài trợ..............................................................................110
Hình 2.7: Cấu trúc sở hữu dự án Nhà máy nước Bình An ........................................111
Hình 2.8: Vị trí cao tốc BOT Trung Lương – Mỹ Thuận..........................................118
Hình 2.9: Cấu trúc tài trợ dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận..........................121
Hình 2.10: Cấu trúc sở hữu dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận ......................123
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm của từng nguồn vốn vay.............................................................79
Bảng 1.2: Rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro...................................................88
Bảng 2.1: Tổng mức đầu tư dự án Bến xe Miền Tây................................................104
Bảng 2.2: Chi phí đầu tư dự án nhà máy nước Bình An ...........................................111
Bảng 2.3: Hiệu quả tài chính của dự án nhà máy nước Bình An...............................112
Bảng 2.4: Giá vé thu phí xe cơ sở theo hợp đồng BOT ............................................120
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận ....................122
Bảng 2.6: Chi phí đầu tư dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận ..........................124
Bảng 2.7: Chi phí vận hành, chi phí bảo trì và duy tu...............................................124
Bảng 2.8: Đơn giá thu phí & lưu lượng xe ...............................................................125
Bảng 2.9: Dự báo lượng xe sử dụng đường cao tốc HCM – Trung Lương ...............125
Bảng 2.10: Dòng tiền dự án .....................................................................................126
6
LƠ I MƠ ĐA U
Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc phát triển hạ tầng đóng vai
trò rất quan trọng trong việc góp phần duy trì phát triển kinh tế cả trong ngắn hạn và
dài hạn. Trong bối cảnh Luật Đầu tư công 2020 được ban hành nhằm hoàn thiện quy
trình thực hiện đầu tư công và các hoạt động liên kết công tư của Chính phủ cho
chúng ta thấy rằng xu hướng đầu tư công sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Những diễn biến gần đây từ việc các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đang dịch nhà
máy từ Trung Quốc sang các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Indonesia hay
Ấn Độ sau đợt dịch Covid-19 khiến cho việc hoàn thiện hoạt động đầu tư công ngày
càng cấp thiết. Việc phát triển cơ sở hạ tầng càng đóng vai trò quan trọng để thu hút
vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn sắp tới, đặc biệt là thu hút nguồn vốn từ các tập
đoàn kinh tế có các sản phẩm giá trị gia tăng cao góp phần tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên đang có một khoảng cách rất lớn về tài liệu học thuật và cả những tài liệu
nghiên cứu thực tế trong cơ chế xây dựng các chính sách tài trợ cho các dự án đầu tư
công cũng như các loại hình đầu tư liên kết công tư (PPP) như BOT hoặc BT. Xuất
phát từ những thực trạng trên, nhóm tác giả của Khoa Ngân Hàng, Trường Đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định biên soạn câu hỏi ôn tập và tình
huống cho môn học tài trợ dự án nhằm hệ thống hóa các kiến thức cơ bản cũng như
các vấn đề thực tiễn về hoạt động tài trợ dự án ở Việt Nam. Các tình huống được biên
soạn sẽ giúp sinh viên chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng có một sự hiểu biết rõ ràng
hơn về các yêu cầu của môn học cũng như những kỳ vọng từ thực tiễn, qua đó là một
tài liệu hữu ích đi kèm với tài liệu học tập chính cũng như là sổ tay hướng dẫn cho
những hoạt động thực hành nghề nghiệp sau này.
Cấu trúc của tài liệu tham khảo này bao gồm hai phần:
Phần thứ nhất bao gồm 360 câu trắc nghiệm kèm đáp án nhằm giúp sinh viên hệ thống
hóa lại cơ sở lý thuyết và được phân thành 2 cấp độ của thang đo Bloom (Nhớ –
Hiểu). Số lượng câu trắc nghiệm phân bổ cho từng chương cụ thể như sau:
7
Chương Tên chương Trắc nghiệm
1 Tổng quan tài trợ dự án 45 câu
2 Các chủ thể tham gia tài trợ dự án 45 câu
3 Các cấu trúc tài trợ 45 câu
4 Lựa chọn cấu trúc sở hữu 45 câu
5 Các hợp đồng bảo đảm 45 câu
6 Lập kế hoạch tài trợ 45 câu
7 Lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho dự án 45 câu
8 Rủi ro trong tài trợ dự án 45 câu
Phần thứ hai bao gồm năm tình huống tài trợ dự án đã và đang được thực hiện ở Việt
Nam trong thời gian qua cho đến thời điểm hiện nay. Các tình huống này có kèm giải
pháp để giúp cho sinh viên tự mình kiểm tra được mức độ đáp ứng yêu cầu về chuẩn
kiến thức của môn học. Các tình huống này được thiết kế ở 4 cấp độ của Thang đo
Boom về chuẩn kiến thức (Nhớ – Hiểu – Vận dụng – Phân tích).
Tài liệu là những nỗ lực lớn của nhóm tác giả trong việc bám sát vào những thực tiễn
đang diễn ra ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã được xem xét kỹ lưỡng, tài liệu chắc hẵn
vẫn còn nhiều sai sót và hạn chế trong quá trình biên soạn do sự đa dạng về kiến thức
trong cách tiếp cận vấn đề. Vì vậy, kính mong các độc giả gần xa trong quá trình tham
khảo tài liệu có thể đưa ra những góp ý để nhóm tác giả có thể hoàn thiện hơn trong
những lần tái bản sau.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của Quý độc giả. Mọi ý kiến đóng góp xin
vui lòng gửi đến hộp thư điện tử [email protected].
Trân trọng
Sài Gòn, Mùa Covid-19 2020
8
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Nhớ – Hiểu – Vận dụng
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ DỰ ÁN
GIỚI THIỆU
Chương đầu tiên cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về môn học Tài
trợ Dự án. Chương có 4 nội dung chính sau đây:
Sự khác biệt giữa tài trợ dự án và tài trợ truyền thống
Những lợi thế của phương thức tài trợ dự án
So sánh tài trợ dự án và tài trợ truyền thống
Khi nào phương thức tài trợ dự án là phù hợp
Sự khác biệt giữa tài trợ dự án và tài trợ truyền thống: sinh viên cần phải hiểu
được sự khác biệt giữa tài trợ dự án và tài trợ truyền thống dưới góc độ về hai phương
thức để tài trợ cho những nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp,
thông thường sẽ có những nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu chính của nhu
cầu vốn dài hạn là phục vụ cho việc đầu tư nhà xưởng và máy móc trong thời gian dài.
Khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn dài hạn thì doanh nghiệp có thể huy động từ nguồn
vay nợ trung dài hạn từ ngân hàng hoặc huy động nguồn vốn từ thị trường trái phiếu
để thực hiện tài trợ. Trong trường hợp tài trợ truyền thống, các dự án chỉ là một phần
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi xướng ban đầu và nhu cầu vốn đó
được tính vào một phần trong nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp. Trong trường
hợp của tài trợ dự án thì việc đầu tư cho ý tưởng dự án sẽ được tách ra khỏi doanh
nghiệp ban đầu để thành lập một pháp nhân riêng biệt để được tài trợ riêng lẻ. Khi đó,
đơn vị đi vay sẽ là một pháp nhân mới và họ sẽ phải chịu trách nhiệm chính cho việc
hoàn trả nợ vay. Điều này dẫn đến nguồn trả nợ duy nhất cho dự án đến từ dòng tiền
tạo ra bởi chính dự án đó.
Trong khi đó, đối với một dự án được tài trợ theo cách truyền thống thì dòng
tiền để trả nợ cho dự án là dòng tiền được tạo ra từ dự án hoặc dòng tiền từ các hoạt
động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Đây được xem là khác biệt cơ bản giữa cách
thức tài trợ truyền thống và tài trợ dự án mà sinh viên cần phải nắm chắc.
Hình 1.1: Tài trợ truyền thống và tài trợ dự án
Tài trợ truyền thống Tài trợ dự án
Ngân hàng
Đơn vị khởi xướng
Công ty dự án
Ngân hàng
Đơn vị khởi xướng
Dự án
10
Những lợi thế của phương thức tài trợ dự án: sinh viên cần phải lưu ý những lợi thế
của phương thức tài trợ dự án so với phương thức tài trợ truyền thống. Đầu tiên chúng
ta sẽ thấy rằng tài trợ dự án có thể xây dựng được một cơ chế quản lý rủi ro tốt hơn
cho dự án thông qua việc kết nối các chủ thể liên quan của dự án như đơn vị mua sản
phẩm, đơn vị cung cấp đầu vào, đơn vị xây dựng, đơn vị tài trợ… vào bên trong những
cấu trúc liên kết chặt chẽ mà thông thường tài trợ truyền thống sẽ rất khó để có thể đạt
được. Trong đó, các bên tham gia liên quan đều có thể có được những lợi ích liên quan
bao gồm những lợi ích về việc đầu tư vào dự án và cả những lợi ích đầu tư tài chính
khi tham gia góp vốn vào dự án.
Lợi ích thứ hai đó là những dự án được tài trợ riêng lẻ như vậy sẽ có thể được
tài trợ với mức tỷ lệ nợ cao hơn. Tỷ lệ tài trợ nợ cao hơn đến từ việc các hợp đồng
kinh tế chắc chắn của dự án. Nó giúp cho các dòng tiền trong tương lai của dự án được
xác định một cách đáng tin cậy, từ đó giá trị của dự án sẽ là cơ sở để đưa ra những
quyết định về tỷ lệ tài trợ hơn là nhu cầu vốn trong tài trợ truyền thống.
Thứ ba là những lợi ích về thuế. Những lợi ích về thuế đến từ việc những dự án
được thành lập mới có thể được hưởng những chính sách thuế ưu đãi tại một số khu
vực địa lý hoặc chính sách khuyến khích đầu tư của một số quốc gia sở tại. Nó khiến
cho việc tách ra thành một pháp nhân mới sẽ mang lại những lợi ích về thuế cho doanh
nghiệp.
Cuối cùng, việc lách những hạn chế trong các điều khoản hợp động nợ cũng là
một lợi ích rõ ràng để doanh nghiệp có động lực để thực hiện tách riêng khoản vay đó
ra khỏi bảng cân đối kế toán của họ. Ví dụ như doanh nghiệp đang bị giới hạn bởi tỷ lệ
vay nhất định nào đó trong những hợp đồng nợ hiện hữu thì việc nếu như gia tăng vay
nợ với tỷ lệ cao có thể khiến cho các chỉ số tài chính liên quan đến nợ của doanh
nghiệp vi phạm những điều khoản trong hợp đồng nợ hiện tại. Khi một tỷ lệ tài trợ nợ
cao nó sẽ dẫn đến việc lãi vay chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu chi phí và sẽ hình
thành lợi ích từ lá chắn thuế từ lãi vay, qua đó giảm số thuế phải nộp cho doanh
nghiệp. Khi đó việc tách dự án ra khỏi doanh nghiệp nó có thể giúp doanh nghiệp tìm
được nguồn tài trợ của dự án trong khi nó không vi phạm những điều khoản vay ban
đầu.
So sánh tài trợ dự án và tài trợ truyền thống: sinh viên phải hiểu được những ưu
điểm và nhược điểm của tài trợ dự án so với tài trợ truyền thống xét trên từng tiêu chí
nhất định. Tài liệu học tập đã đề cập về những tiêu chí so sánh để phân biệt tài trợ
truyền thống và tài trợ dự án như: về mặt tổ chức, kiểm soát, quản lý, mức độ linh hoạt
tài chính, quản lý dòng tiền, chi phí đại diện, khả năng vay nợ và tình hình tài chính
của doanh nghiệp khởi xướng... Dựa trên những tiêu chí đó chúng ta sẽ có thể đánh giá
ưu và nhược điểm của từng đặc điểm của tài trợ dự án so với tài trợ truyền thống.
Khi nào phương thức tài trợ dự án là phù hợp: sinh viên cần hiểu được khi nào thì
một dự án sẽ phù hợp được tài trợ bằng phương thức tài trợ dự án. Về cơ bản, một yêu
cầu rất quan trọng để cân nhắc được thực hiện đó là việc dự án phải được đảm bảo
mức độ khả thi về thị trường, công nghệ và tổ chức quản lý. Mức độ khả thi về những
yếu tố đó sẽ dựa trên cấu trúc các hợp đồng được thiết kế có cấu trúc chặt chẽ giữa các
bên để đảm bảo cơ chế phân chia rủi ro như chúng ta đã phân tích ở trên. Kế đến, các
rủi ro sẽ phải được xác định trước đối với góc độ người cho vay do tỷ lệ tài trợ nợ
trong trường hợp tài trợ dự án thường rất cao. Do đó, các ngân hàng thường sẽ yêu cầu
11
các dự án phải xác định nguồn rủi ro một cách rõ ràng và việc xây dựng những cơ chế
phân bổ rủi ro tương ứng.
Bảng 1.1: So sánh tài trợ truyền thống và tài trợ dựa án
Tiêu chí Tài trợ truyền thống Tài trợ dự án
Về mặt
tổ chức
Các công ty thường tổ
chức dưới hình thức công
ty cổ phần.
Dòng tiền từ các hoạt
động của công ty được
gộp lại với nhau.
Ngoài hình thức công ty cổ phần thì
hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc công ty hợp danh cũng có
thể được sử dụng.
Dòng tiền và tài sản của dự án được
tách riêng so với công ty khởi
xướng.
Về mặt
quản lý
và kiểm soát
Trách nhiệm quản lý và
kiểm soát chủ yếu thuộc
về ban giám đốc và hội
động quản trị.
Mức độ kiểm soát cao hơn
Các hợp đồng nợ và việc tách biệt
tài sản giúp nâng cao tính minh
bạch đối với nhà đầu tư vào dự án.
Về việc
quản lý rủi ro
Đơn vị cho vay được
quyền truy đòi công ty
khởi xướng trong trường
hợp dự án thất bại.
Rủi ro được giảm thiểu
thông qua sự đa dạng hóa
lĩnh vực kinh doanh của
công ty khởi xướng
Đơn vị cho vay bị giới hạn quyền
truy đòi.
Cơ chế quản lý rủi ro của dự án
thông qua các hợp đồng
Rủi ro được phân chia cho các bên
có khả năng quản lý tốt nhất.
Về mức độ linh
động tài chính
Việc tài trợ có thể được
dàn xếp nhanh chóng
Các nguồn vốn nội sinh có
thể đủ tài trợ.
Chi phí thông tin và chi phí giao
dịch cao, tốn kém nhiều thời gian
Nguồn vốn nội bộ của đơn vị khởi
xướng là không đủ.
Về dòng
tiền ròng
Ban quản lý có quyền
quyết định đối với dòng
tiền ròng tạo ra
Ban quản lý có ít quyền quyết định
và thường được phân phối cho cổ
đông theo hợp đồng
Về rủi ro đại diện Cao Thấp
Khả năng
vay nợ
Giới hạn trong năng lực
của công ty khởi xướng
Cao hơn, phụ thuộc và nhu cầu của
dự án
Tận dụng hiệu quả lợi thế của lá
chắn thuế từ lãi vay
Khi tình hình tài
chính của công ty
khởi xướng suy
yếu
Dự án sẽ bị ảnh hưởng Dự án sẽ không bị ảnh hưởng
12
TRẮC NGHIỆM
NHỚ
1.01.
Tài trợ dự án là việc người cho vay đánh giá khả năng trả nợ chủ yếu dựa vào:
A. Dòng tiền và thu nhập của dự án;
B. Tài sản của dự án với vai trò là tài sản đảm bảo;
C. Những hỗ trợ tín dụng của người khởi xướng;
D. Uy tín của công ty dự án.
1.02.
Trong tài trợ dự án, người cho vay đặt niềm tin lớn vào:
A. Tính khả thi của dự án;
B. Mức độ nhạy cảm của dự án trước tác động của những nhân tố bất lợi trong
tương lai;
C. Tính chắc chắn của các hợp đồng kinh tế;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.03.
Ai là người vay trong tài trợ dự án để thanh toán cho nhà thầu xây dựng và cung cấp
thiết bị?
A. Người khởi xướng;
B. Cổ đông;
C. Công ty dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.04.
Ai là người vay trong tài trợ truyền thống để thanh toán cho nhà thầu xây dựng và
cung cấp thiết bị?
A. Đơn vị khởi xướng;
B. Cổ đông;
C. Công ty dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.05.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về đặc điểm của tài trợ dự án?
A. Để thực hiện dự án theo phương thức tài trợ dự án, người khởi xướng phải đứng
tên vay nợ để thực hiện dự án;
B. Để thực hiện dự án theo phương thức tài trợ dự án thì người khởi xướng phải
thành lập công ty dự án và công ty dự án sau đó sẽ đứng tên vay nợ để thực
hiện dự án;
C. Để thực hiện dự án theo phương thức tài trợ dự án, cổ đông phải góp vốn cổ
phần ban đầu và đứng tên vay nợ để thực hiện dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
1.06.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về tài trợ dự án?
A. Trong tài trợ dự án, công ty dự án sẽ đứng tên vay và chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phạm vi vốn góp của cổ đông vào công ty dự án;
B. Trong tài trợ truyền thống, người khởi xướng chịu trách nhiệm toàn bộ đối với
khoản nợ từ dự án;
13
C. Trong tài trợ dự án, người cho vay chú trọng vào khả năng thực hiện thành công
của dự án thay vì uy tín của người khởi xướng như trong tài trợ truyền thống;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.07.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về đặc điểm của tài trợ dự án?
A. Tài trợ dự án có chứng từ vay và bảo đảm phức tạp;
B. Tài trợ dự án có tỷ lệ thành công cao;
C. Tài trợ dự án có mức độ rủi ro thấp;
D. Tài trợ dự án có chi phí tài trợ thấp.
1.08.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về đặc điểm của tài trợ dự án?
A. Tài trợ dự án thường được sử dụng để cung cấp vốn cho những dự án có quy
mô nhỏ và có thể đứng riêng độc lập so với công ty khởi xướng ban đầu;
B. Các ngân hàng, định chế tài chính cho công ty dự án vay tiền với tỷ lệ nợ không
quá cao;
C. Tài sản của dự án không được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay;
D. Chính phủ có thể bảo đảm sẽ cung cấp các giấy phép cần thiết, bảo đảm về các
khía cạnh pháp lý, cho phép được mua ngoại tệ hay chuyển lợi nhuận về nước.
1.09.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về đặc điểm của tài trợ dự án?
A. Công ty được thành lập cho mục đích đặc biệt (SPV) được hình thành;
B. SPV tham gia vào hàng loạt các hợp đồng để phân chia rủi ro giữa nhà thầu xây
dựng, công ty quản lý dự án và nhà cung cấp và khách hàng;
C. SPV có thể tham gia các hợp đồng bảo hiểm khác nhau để bảo hiểm cho một số
rủi ro của dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.10.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về đặc điểm của tài trợ dự án?
A. Các nhà thầu xây dựng và công ty vận hành dự án thường góp vốn vào dự án;
B. Một hay nhiều nhà thầu được thuê để xây dựng dự án, một hay nhiều công ty
được thuê để quản lý, vận hành và bảo trì sau khi dự án đi vào hoạt động;
C. Người khởi xướng cung cấp các hỗ trợ cần thiết như cam kết cung cấp dài hạn
nguyên vật liệu đầu vào hay bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.11.
Lý do nào sau đây có thể giải thích cho lợi ích của thực hiện tài trợ dự án?
A. Chia sẻ rủi ro giữa người khởi xướng và các chủ thể liên quan;
B. Không thể hiện khoản vay trên bảng cân đối của người khởi xướng;
C. Vượt qua các hạn chế vay nợ theo điều lệ hoạt động của người khởi xướng hoặc
các điều kiện vay ràng buộc trong các chứng từ vay hiện tại của người khởi
xướng;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.12.
Lý do nào sau đây có thể giải thích cho lợi ích của thực hiện tài trợ dự án?
A. Toàn bộ dòng tiền tự do được phân bổ cho các nhà đầu tư vốn chủ;
B. Quyền sở hữu trực tiếp đối với tài sản của dự án được nhà đầu tư kiểm soát;
14
C. Chi phí thông tin bất cân xứng thấp;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.13.
Phát biểu nào dưới đây thể hiện phương thức truy đòi toàn bộ trong tài trợ dự án?
A. Tất cả rủi ro sẽ được gánh chịu bởi những người cho vay nếu như dự án không
trả được nợ;
B. Một số rủi ro sẽ được người cho vay gánh chịu nếu như dự án không tạo ra đủ
dòng tiền để trả nợ;
C. Tất cả rủi ro do người khởi xướng gánh chịu;
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
1.14.
Dự án thất bại có thể làm phá sản người khởi xướng là hệ quả của phương thức tài trợ:
A. Truy đòi hạn chế;
B. Truy đòi giới hạn;
C. Truy đòi toàn bộ;
D. Miễn truy đòi.
1.15.
Đặc điểm nào bên dưới là phù hợp khi bàn về tài trợ truyền thống?
A. Dựa trên tài sản của người vay
B. Uy tín của người khởi xướng
C. Có tổng số tiền cho vay bị giới hạn bởi giá trị của những tài sản vật chất có liên
quan
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.16.
Điều kiện để tài trợ dự án có thể được thực hiện làm phải đảm bảo:
A. Khả thi về mặt kỹ thuật
B. Khả thi về mặt tài chính
C. Khả thi về nguồn nguyên liệu và các yếu tố sản xuất để dự án bảo đảm hoạt
động đúng với công suất thiết kế
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.17.
Điều kiện để tài trợ dự án có thể được thực hiện là:
A. Các bên tham gia trong dự án phải đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng
B. Có thể đạt được thành công với mức độ chắc chắn cao
C. Dòng tiền tạo ra của dự án đảm bảo yêu cầu của bên cho vay
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.18.
Những đặc điểm nào sau đây liên quan đến lợi ích của tài trợ dự án?
A. Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng nhờ đó giảm
bớt gánh nặng tài chính khu vực công
B. Phân chia rủi ro đối với các bên tham gia ở vào vị trí tốt nhất để gánh chịu
C. Gia tăng khả năng vay nợ bằng việc thiết kế các hợp đồng chia sẻ rủi ro
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.19.
Những đặc điểm nào sau đây thể hiện những lợi thế của tài trợ dự án?
A. Các khoản nợ được hạch toán ngoại bảng của người khởi xướng
15
B. Đòn bẩy tài chính cao
C. Tránh những điều kiện ràng buộc cho các giao dịch khác
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.20.
Những đặc điểm nào sau đây thể hiện những bất lợi của phương thức tài trợ dự án?
A. Cấu trúc tài trợ phức tạp
B. Thiết kế tài trợ và các thỏa thuận hợp đồng khác có thể dẫn tới lãi suất phải chịu
trên khoản vay cao hơn so với tài trợ trực tiếp
C. Rủi ro cao đối với người cho vay
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
HIỂU
1.21.
Tài trợ dự án thường được thực hiện phổ biến nhất ở lĩnh vực nào sau đây?
A. Dịch vụ giải trí
B. Cơ sở hạ tầng
C. Bất động sản nghỉ dưỡng
D. Chế biến thực phẩm.
1.22.
Lý do nào sau đây có thể giải thích cho lợi ích của thực hiện tài trợ dự án?
A. Các quy định về miễn giảm thuế đối với các công ty mới được thành lập
B. Có thể mang lại cho ban quản lý quyền kiểm soát dòng tiền tự do từ dự án
C. Các điều khoản nợ có thể được thiết kế riêng để phù hợp với yêu cầu của người
vay
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1.23.
Phát biểu nào dưới đây thể hiện phương thức truy đòi giới hạn trong tài trợ dự án?
A. Tất cả rủi ro sẽ được gánh chịu bởi những người cho vay nếu như dự án không
trả được nợ
B. Một số rủi ro sẽ được người cho vay gánh chịu nếu như dự án không sinh ra đủ
tiền để trả nợ vay
C. Tất cả rủi ro không trả được nợ do người khởi xướng gánh chịu
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
1.24.
Phát biểu nào dưới đây là phương thức miễn truy đòi trong tài trợ dự án?
A. Tất cả rủi ro sẽ được gánh chịu bởi những người cho vay nếu như dự án không
trả được nợ
B. Một số rủi ro sẽ được người cho vay gánh chịu nếu như dự án không sinh ra đủ
tiền để trả nợ vay
C. Tất cả rủi ro không trả được nợ do người khởi xướng gánh chịu
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
1.25.
Dự án thất bại không thể làm phá sản người khởi xướng là hệ quả của phương thức tài
trợ:
A. Truy đòi hạn chế
B. Truy đòi giới hạn