Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài trợ dự án / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc cb
PREMIUM
Số trang
142
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1405

Tài trợ dự án / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc cb

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA NGÂN HÀNG

Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc (Chủ biên)

Lê Hoài Ân (Đồng chủ biên)

Đặng Trí Dũng

TÀI TRỢ DỰ ÁN

Không có phần nào của ấn phẩm này có thể được sao chép hoặc phân phối

dưới bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào, hoặc lưu trữ

trong cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống truy xuất, mà không có sự đồng ý trước

bằng văn bản của các tác giả. Mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đều

phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

i

LỜI CẢM ƠN

Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay là kết quả của một hành trình dài của tập thể

giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng thuộc Khoa Ngân hàng của Trường Đại học

Ngân hàng TP.HCM qua nhiều thế hệ. Chúng tôi muốn bày tỏ những tri ân sâu sắc của

mình với các cộng sự đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt nhiều năm, về sự trau chuốt

và cầu thị để có được một cuốn sách thực sự hữu ích không chỉ trong việc đào tạo sinh

viên, mà còn cả cho những người đang làm thực tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Có

một số quyển sách về tài trợ dự án trên thị trường, tuy nhiên, chúng tôi tin rằng các độc giả

sẽ cảm nhận được những giá trị và thông điệp rất riêng biệt mà tập thể các tác giả chúng

tôi muốn tạo ra cho các bạn thông qua cuốn sách này.

Chúng tôi muốn gởi lời cám ơn đến các bạn bè và cựu sinh viên Trường Đại học

Ngân hàng TPHCM, những người đang công tác tại các ngân hàng và các tổ chức tài chính

đã gửi gắm những phản biện hết sức chân thành, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, để cuốn

sách này có thể đạt được sự cân bằng trong đào tạo. Những kinh nghiệm thực tế trên một

thái độ làm việc rất khoa học của các bạn đã giúp cho cuốn sách này gia tăng khả năng ứng

dụng vào trong các hoạt động tài trợ dự án tại các dự án.

Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến các bạn cộng tác viên

khi đã hỗ trợ rất đắc lực cho chúng tôi trong việc xử lý các dữ liệu để các biểu đồ và đồ thị

của sách được trình bày với mức độ chuyên nghiệp tốt nhất. Sự cẩn thận và tỉ mỉ của các

bạn thật sự hỗ trợ rất nhiều để cuốn sách có thể đảm bảo mức độ thẩm mỹ và rất trẻ trung

về phong cách trình bày.

Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và Ban Lãnh Đạo khoa

đã luôn hỗ trợ chúng tôi trong việc biên soạn học liệu trong những năm qua. Đó là nguồn

động viên lớn giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành cuốn sách với kết

quả tốt nhất.

Cuốn sách được kỳ vọng sẽ mở ra một chân trời kiến thức thực tế và lý luận cho

sinh viên và cả giảng viên khám phá khoa học về tài trợ dự án. Hành trình này kết thúc

nhưng chúng tôi đã sẵn sàng cho một hành trình tiếp theo, trên con đường xây dựng một

nền giáo dục định hướng thực tiễn tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

ii

LỜI MỞ ĐẦU

Tài trợ dự án có lịch sử từ cách đây hàng nghìn năm và đã có sự phát triển mạnh

mẽ ở nhiều nước công nghiệp phát triển như ở Mỹ đầu những năm 1980. Tài trợ dự án

cũng đã được áp dụng thành công ở nhiều nước công nghiệp phát triển khác như Vương

Quốc Anh và Nhật Bản. Một trong những ứng dụng thành công của tài trợ dự án ở các

nước này là hình thức đầu tư theo mô hình đối tác công tư (PPP) và sau đó đã được các

nước đang phát triển học hỏi và vận dụng. Tài trợ dự án cũng đã được sử dụng ở Việt Nam

từ những năm 1990 dưới hình thức các dự án BOT ở lĩnh vực hạ tầng giao thông và tiện

ích công cộng như cầu đường, cấp điện và cấp nước. Nhờ đó, đã giúp cho Việt Nam có

được cơ sở hạ tầng cũng như đáp ứng được nhu cầu về các tiện ích công cộng thiết yếu cho

người tiêu dùng. Hiện nay, mô hình đối tác công-tư (PPP) đang được chính phủ đẩy mạnh

để khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước hợp tác cùng với chính

phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và các tiện ích công cộng trên cơ sở chia sẻ hài hòa

lợi ích và rủi ro giữa nhà nước – nhà đầu tư và người tiêu dùng trong nước.

Tài trợ dự án thường được sử dụng để tài trợ cho các dự lớn, có khả năng đứng

độc lập, khả thi về kinh tế và kỹ thuật, có thể đạt được tỷ lệ tài trợ cao từ các tổ chức tín

dụng, tuy nhiên, các cấu trúc tài trợ thường khá phức tạp và mức độ rủi ro sẽ cao hơn so

với phương thức tài trợ truyền thống.

Trong lĩnh vực giáo dục đại học ở trong nước, tài trợ dự án là học phần được đào

tạo chuyên sâu cho sinh viên chuyên ngành ngân hàng tại trường Đại học Ngân hàng

TPHCM. Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái

độ để có được những hiểu biết cơ bản về tài trợ dự án, các chủ thể tham gia và các nguồn

tài trợ cho một dự án, các hỗ trợ và bảo đảm để giảm thiểu rủi ro trong tài trợ dự án, khả

năng vận dụng và lựa chọn được các cấu trúc tài trợ và cấu trúc sở hữu, thiết lập được một

kế hoạch tài trợ nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Tài liệu này được tổ chức biên soạn dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy

nhiều năm của tập thể tác giả là các giảng viên của Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng thuộc

Khoa Ngân hàng của trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Học liệu này cũng rất hữu ích

cho các nhà đầu tư, nhà thầu, các tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư.

Với mục đích trang bị cho người đọc những kiến thức, kỹ năng và thái độ, quyển

sách được thiết kế và cấu trúc thành những nội dung từ tổng quan đến chi tiết như sau:

iii

Chương 1 trang bị cho người đọc những kiến thức mang tính tổng quan về tài trợ

dự án, bao gồm các định nghĩa và đặc điểm, các điều kiện của tài trợ, những lợi ích và bất

lợi của tài trợ dự án so với phương thức tài trợ truyền thống.

Chương 2 sẽ mô tả các giai đoạn của một dự án và các chủ thể tham gia vào từng

giai đoạn của dự án.

Chương 3 trình bày các nguồn vốn tài trợ dự án bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu

và các nguồn vốn nợ.

Chương 4 hướng dẫn lựa chọn cấu trúc sở hữu phù hợp bao gồm các yếu tố ảnh

hưởng đến lựa chọn cấu trúc sở hữu của công ty dự án, đặc điểm pháp lý và ưu nhược điểm

của từng loại hình công ty dự án, phương pháp hạch toán đầu tư của người khởi xưởng đối

với khoản đầu tư vào công ty dự án.

Chương 5 giới thiệu những hình thức hỗ trợ và bảo đảm trong tài trợ dự án và việc

vận dụng các hình hức hỗ trợ và bảo đảm này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho các bên

tham gia trong tài trợ dự án.

Chương 6 mô tả các giai đoạn tài trợ và các cấu trúc tài trợ diển ra ở từng giai đoạn

tài trợ. Người đọc sẽ lựa chọn được cấu trúc tài trợ phù hợp với đặc điểm của từng loại dự

án.

Chương 7 hướng dẫn cách thức lập một kế hoạch tài trợ bao gồm mục tiêu, các

yếu tố cần lưu ý, ước lượng năng lực vay mượn và các chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của

dự án.

Với kỳ vọng như trên nhưng do đây là lần đầu tiên biên soạn nên chắc rằng học

liệu này vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả mong nhận được sự đóng

góp hữu ích đến từ quý đọc giả để kịp thời chỉnh sửa và hoàn thiện hơn cho những lần tái

bản sau.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ từ quý đọc giả. Mọi ý kiến đóng góp

xin vui lòng gửi đến hộp thư điện tử [email protected]

Trân trọng

Sài gòn, 2023

CÁC TÁC GIẢ

iv

MỤC LỤC

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................IV

DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................VIII

DANH MỤC BẢNG........................................................................................................IX

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ DỰ ÁN.......................................................1

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN ..............................................1

1.1.1 Định Nghĩa ...............................................................................................................1

1.1.2 Phân Biệt Tài Trợ Dự Án và Tài Trợ Truyền Thống .................................................3

1.1.3 Đặc Điểm của Tài Trợ Dự Án ....................................................................................5

1.1.4 Các Loại Tài Trợ Dự Án.............................................................................................6

1.2 ĐIỀU KIỆN CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN.........................................................................7

1.2.1 Mức Độ Khả Thi về Thị Trường, Công Nghệ và Quản Lý Dự Án ở Mức Cao và Ổn

Định. ...............................................................................................................7

1.2.2 Các Rủi Ro của Dự Án Có Thể Xác Định Được ........................................................8

1.2.3 Nguồn Tài Trợ Được Đảm Bảo ..................................................................................8

1.2.4 Tính Ổn Định về Chính Trị.........................................................................................8

1.3 LỢI ÍCH VÀ BẤT LỢI CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN......................................................8

1.3.1 Lợi Ích của Tài Trợ Dự Án.........................................................................................8

1.3.2 Bất Lợi của Tài Trợ Dự Án.........................................................................................9

1.4 LỊCH SỬ CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN............................................................................10

1.4.1 Lịch Sử của Tài Trợ Dự Án trên Thế Giới ...............................................................10

1.4.2 Tài Trợ Dự Án ở Các Thị Trường Đang Phát Triển.................................................12

1.4.3 Các Lĩnh Vực Sử Dụng Phổ Biến Phương Thức Tài Trợ Dự Án.............................16

CHƯƠNG 2: CÁC CHỦ THỂ TÀI TRỢ DỰ ÁN........................................................22

2.1 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT DỰ ÁN TÀI TRỢ ĐIỂN HÌNH ...........................22

2.1.1 Giai Đoạn Chuẩn Bị Đầu Tư ....................................................................................22

2.1.2 Giai Đoạn Xây Dựng ................................................................................................23

2.1.3 Giai Đoạn Kết Thúc Xây Dựng ................................................................................23

2.1.4 Giai Đoạn Hoạt Động ...............................................................................................24

2.2 CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN....................................24

2.2.1 Người Khởi Xướng...................................................................................................25

v

2.2.2 Công Ty Dự Án ........................................................................................................25

2.2.3 Người Vay .............................................................................................................25

2.2.4 Các Ngân Hàng.........................................................................................................26

2.2.5 Người Dàn Xấp.........................................................................................................27

2.2.6 Người Quản Lý .........................................................................................................27

2.2.7 Ngân Hàng Đại Diện.................................................................................................27

2.2.8 Ngân Hàng Kỹ Thuật................................................................................................27

2.2.9 Uỷ Thác Đảm Bảo ....................................................................................................27

2.2.10 Tư Vấn Tài Chính ...................................................................................................27

2.2.11 Các Luật Sư.............................................................................................................28

2.2.12 Các Tổ Chức Đa Quốc Gia .....................................................................................28

2.2.13 Chính Quyền Sở Tại ...............................................................................................32

CHƯƠNG 3: NGUỒN TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN...........................................................36

3.1 VỐN CHỦ SỞ HỮU ..................................................................................................36

3.2 VỐN NỢ ....................................................................................................................37

3.2.1 Vay Phát Triển ..........................................................................................................37

3.2.2 Vay Thứ Cấp.............................................................................................................37

3.2.3 Nợ Ưu Tiên .............................................................................................................38

3.2.4 Cho Vay Hợp Vốn ....................................................................................................39

3.2.5 Nguồn Tài Trợ của Nhóm Ngân Hàng Thế Giới......................................................41

3.2.6 Tổ Chức Tín Dụng Xuất Khẩu .................................................................................41

3.2.7 Trái Phiếu .............................................................................................................42

3.2.8 Quỹ Đầu Tư .............................................................................................................43

3.2.9 Cho Vay Định Chế....................................................................................................44

3.2.10 Công Ty Cho Thuê..................................................................................................44

3.2.11 Nhà Cung Cấp Tài Trợ Thiết Bị .............................................................................44

3.2.12 Nhà Thầu .............................................................................................................44

3.2.13 Người Khởi Xướng.................................................................................................44

3.2.14 Tài Trợ của Nhà Cung Cấp.....................................................................................45

3.2.15 Chính Quyền ...........................................................................................................45

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN CẤU TRÚC SỞ HỮU .......................................................48

4.1 LỰA CHỌN CẤU TRÚC SỞ HỮU .........................................................................48

vi

4.1.1 Nhu Cầu Sử Dụng Vốn.............................................................................................48

4.1.2 Thứ Hạng của Khoản Đầu Tư...................................................................................49

4.1.3 Luật Thuế và Những Ưu Đãi về Thuế ......................................................................49

4.1.4 Quản Lý Dự Án ........................................................................................................49

4.1.5 Hạch Toán Kế Toán..................................................................................................49

4.1.6 Ưu Tiên của Người Cho Vay....................................................................................49

4.1.7 Khả Năng Chuyển Nhượng Vốn Chủ Sở Hữu .........................................................49

4.2 CÁC HÌNH THỨC PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN ..........................................................50

4.2.1 Công Ty Cổ Phần......................................................................................................50

4.2.2 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ..............................................................................52

4.2.3 Công Ty Hợp Danh...................................................................................................53

4.2.4 Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh..............................................................................55

4.3 LÝ DO LỰA CHỌN HÌNH THỨC PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY DỰ ÁN............56

4.3.1 Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh..............................................................................56

4.3.2 Công Ty Hợp Danh...................................................................................................57

4.3.3 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ..............................................................................58

4.3.4 Công Ty Cổ Phần......................................................................................................59

4.4 PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ....................................61

4.4.1 Tỷ Lệ Góp Vốn và Việc Ghi Nhận Khoản Đầu Tư..................................................61

4.4.2 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Tỷ Lệ Góp Vốn ...............................65

CHƯƠNG 5: ĐẢM BẢO TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN .................................................69

5.1 HỖ TRỢ VÀ BẢO ĐẢM TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN ...........................................69

5.1.1 Bảo Lãnh Hoàn Thành..............................................................................................69

5.1.2 Kiểm Tra Hoàn Thành ..............................................................................................70

5.1.3 Hợp Đồng Nhận Hàng hoặc Thanh Toán Định Kỳ và Hợp Đồng Nhận Hàng và Thanh

Toán .............................................................................................................71

5.1.4 Thỏa Thuận Lưu Lượng Vận Chuyển và Thỏa Thuận Thu Phí ...............................72

5.1.5 Hợp Đồng Không Thể Hủy Bỏ (Hell-or-High Contract) và Hợp Đồng Chi Phí Dịch

Vụ (Cost -of-Service Contract)..........................................................................................73

5.1.6 Bảo Hiểm .............................................................................................................73

5.1.7 Bảo Hiểm Rủi Ro Chính Trị.....................................................................................74

5.2 TỐI THIỂU HOÁ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN .......................................74

5.2.1 Tối Thiểu Rủi Ro trong Giai Đoạn Xây Dựng và Phát Triển...................................75

vii

5.2.2 Tối Thiểu Hoá Rủi Ro Thị Trường và Vận Hành.....................................................77

5.2.3 Tối Thiểu Hóa Rủi Ro Tài Chính .............................................................................78

5.2.4 Tối Thiểu Rủi Ro Chính Trị .....................................................................................79

5.2.5 Tối Thiểu Hóa Rủi Ro Môi Trường..........................................................................82

CHƯƠNG 6: CẤU TRÚC TÀI TRỢ DỰ ÁN...............................................................86

6.1 CÁC GIAI ĐOẠN TÀI TRỢ DỰ ÁN ......................................................................86

6.1.1 Giai Đoạn Xây Dựng và Phát Triển..........................................................................86

6.1.2 Giai Đoạn Hoạt Động ...............................................................................................86

6.2 CÁC CẤU TRÚC TÀI TRỢ.....................................................................................87

6.2.1 Cấu Trúc Cho Vay ....................................................................................................87

6.2.2 Cấu Trúc Cho Thuê...................................................................................................89

6.2.3 Cấu Trúc BOT...........................................................................................................93

6.2.4 Cấu Trúc Đồng Tài Trợ với Các Định Chế Đa Phương ...........................................95

6.2.5 Cấu Trúc Thanh Toán Sản Phẩm..............................................................................98

CHƯƠNG 7: LẬP KẾ HOẠCH TÀI TRỢ.................................................................103

7.1 MỤC TIÊU CỦA LẬP KẾ HOẠCH TÀI TRỢ....................................................103

7.1.1 Đảm Bảo Có Đủ Nguồn Vốn để Hoàn Thành Xây Dựng Dự Án ..........................104

7.1.2 Đảm Bảo Nguồn Vốn Có Chi Phí Thấp Nhất.........................................................104

7.1.3 Tối Thiểu Hóa Rủi Ro Tín Dụng đối với Công Ty Khởi Xướng ...........................105

7.1.4 Thiết Lập Chính Sách Cổ Tức Tối Đa Hóa Mức Lợi Tức dành cho Cổ Đông trong

Giới Hạn Cho Phép..........................................................................................................105

7.1.5 Tối Đa Hóa Các Lợi Ích về Thuế từ Dự Án đối với Chủ Sở Hữu..........................106

7.1.6 Đảm Bảo Tuân Thủ Các Quy Định Pháp Lý Theo Hướng Có Lợi Nhất ...............106

7.2 VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG LẬP KẾ HOẠCH .............................................106

7.2.1 Tuổi Thọ của Dự Án...............................................................................................106

7.2.2 Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu........................................................................................110

7.2.3 Thuế Giá Trị Gia Tăng............................................................................................111

7.2.4 Các Khoản Tài Trợ Công trong Các Dự Án Mô Hình Đối Tác Công Tư..............112

7.2.5 Lạm Phát ...........................................................................................................113

7.3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN.........................................................114

7.4 ƯỚC LƯỢNG NĂNG LỰC VAY NỢ CỦA DỰ ÁN ...........................................116

7.5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DỰ ÁN ................................................118

viii

7.5.1 Hệ Số Đảm Bảo Nghĩa Vụ Nợ................................................................................118

7.5.2 Hệ Số Đảm Bảo Nợ Trong Thời Gian Vay ............................................................118

7.5.3 Hệ Số Đảm Bảo Nợ Trong Vòng Đời Dự Án.........................................................119

7.5.4 Hệ Số Đảm Bảo Khả Năng Trả Lãi ........................................................................119

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ 2.2 121

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: DỰ ÁN CẦU PHÚ MỸ..........................................126

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1. Sự khác nhau giữa Tài Trợ Dự Án và Tài Trợ Truyền Thống ............................3

Hình 1-2. Mức Độ Rủi Ro của Người Khởi Xướng trong Các Loại Tài Trợ......................7

Hình 1-3. Quy Mô Tài Trợ Dự Án Năm 2010 trong Các Lĩnh Vực..................................17

Hình 1-4. Tài Trợ Dự Án Tiêu Biểu trên Thế Giới ...........................................................19

Hình 2-1. Các Chủ Thể Tham Gia trong Tài Trợ Dự Án ..................................................24

Hình 2-2. Cấu trúc tài trợ TBV..........................................................................................26

Hình 6-1. Cấu Trúc Cho Vay Giai Đoạn Xây Dựng .........................................................88

Hình 6-2. Cấu Trúc Cho Vay Giai Đoạn Hoạt Động ........................................................89

Hình 6-3. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Hợp Đồng........................................................90

Hình 6-4. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Cho Thuê.........................................................91

Hình 6-5. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Lắp Đặt Thiết Bị .............................................91

Hình 6-6. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Hoạt Động.......................................................92

Hình 6-7. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Cuối.................................................................92

Hình 6-8. Cấu Trúc BOT Giai Đoạn Hợp Đồng................................................................94

Hình 6-9. Cấu Trúc BOT Giai Đoạn Xây Dựng................................................................94

Hình 6-10. Cấu Trúc BOT Giai Đoạn Tài Trợ ..................................................................95

Hình 6-11. Cấu Trúc BOT Giai Đoạn Hoạt Động.............................................................95

Hình 6-12. Cấu Trúc Đồng Tài Trợ của Ngân Hàng Thương Mại với WB......................97

ix

Hình 6-13. Cấu Trúc Đồng Tài Trợ Với IFC Giai Đoạn Cấu Trúc Dự Án .......................97

Hình 6-14. Cấu Trúc Đồng Tài Trợ với IFC Giai Đoạn Tài Trợ.......................................98

Hình 6-15. Cấu Trúc Thanh Toán Sản Phẩm Giai Đoạn Xây Dựng .................................99

Hình 6-16. Cấu Trúc Thanh Toán Sản Phẩm Giai Đoạn Hoạt Động ..............................100

Hình 7-1. Minh Họa Dòng Tiền Quan Điểm Tổng Đầu Tư ............................................115

Hình 7-2. Minh Họa Dòng Tiền Quan Điểm Tổng Đầu Tư Của Cầu ITIP.....................115

Hình 7-3. Quy Trình Ước Lượng Năng Lực Vay Nợ và Mục Tiêu của Dự Án..............117

Hình 7-4. Minh Họa Tính PV* và D của Dự Án Cầu ITIP .............................................117

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1. Tài Trợ Dự Án và Tài Trợ Truyền Thống ..........................................................4

Bảng 2-2. Vai Trò của Chính Phủ trong các Dự Án PPP ..................................................33

Bảng 4-1. Các Phương Pháp Hoạch Toán Các Khoản Đầu Tư.........................................64

Chương 1

Tổng quan về tài trợ dự án

1

CHƯƠNG 1: TỔNG Q UAN VỀ TÀI TRỢ DỰ ÁN

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ DỰ ÁN

Sau khi đọc xong chương này, người đọc sẽ có được những hiểu biết, khả năng

vận dụng và phân tích về:

 Các vấn đề cơ bản của tài trợ dự án như định nghĩa, đặc điểm, phân biệt tài trợ

dự án với tài trợ truyền thống và các loại tài trợ dự án.

 Các điều kiện để thực hiện tài trợ dự án.

 Những lợi ích và bất lợi của tài trợ dự án so với tài trợ truyền thống.

 Lịch sử của tài trợ dự án và những lĩnh vực ứng dụng của tài trợ dự án.

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN

1.1.1 Định Nghĩa

Thuật ngữ tài trợ dự án thường được sử dụng để chỉ các nguồn tài trợ nói chung

cho bất kỳ một dự án đầu tư nào, tuy nhiên, hầu như các nhà nghiên cứu về tài trợ dự

án, kể cả các định chế tài chính chuyên thực hiện tài trợ dự án đã thống nhất với nhau

và đã đưa ra được nhiều định nghĩa về tài trợ dự án, để phân biệt tài trợ dự án với tài

trợ truyền thống. Ba trong số những định nghĩa như vậy về tài trợ dự án đã được phát

biểu như sau:

“Tài trợ dự án là việc người cho vay xem xét chủ yếu dòng tiền và thu nhập của

dự án đóng vai trò là nguồn trả nợ và tài sản của dự án đóng vai trò là vật thế chấp

cho khoản vay. Nói chung, uy tín của công ty dự án thường không phải là nhân tố quan

trọng, bởi vì công ty dự án là một công ty không có các tài sản khác hoặc bởi vì khoản

tài trợ không truy đòi trực tiếp đối với các cổ đông” (Fundamental of Project Finance).

“Tài trợ dự án là việc dùng vốn để tài trợ một dự án độc lập về mặt kinh tế mà ở

đó, người cung cấp vốn xem xét chủ yếu thu nhập của dự án đóng vai trò là nguồn trả

nợ khoản vay và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đã đầu tư vào dự án” (Fennerty,

1996).

“Tài trợ cho một đơn vị kinh tế riêng biệt mà ở đó người cho vay nhìn chủ yếu

dòng tiền và thu nhập của đơn vị kinh tế đó đóng vai trò là nguồn trả nợ vay và tài sản

của dự án đóng vai trò là vật thế chấp cho khoản vay” (Nevitt và Fabozzi, 2000)

Chương 1

Tổng quan về tài trợ dự án

2

Từ ba định nghĩa trên đây, chúng ta nhận thấy rằng các ngân hàng sẽ xem xét

chủ yếu đến dòng tiền và thu nhập của dự án để quyết định tài trợ chứ không phải là uy

tín tín dụng của người vay như trong các phương thức cấp tín dụng truyền thống.

Để hiểu được rõ ràng về định nghĩa tài trợ dự án cũng như phân biệt được sự

khác nhau cơ bản giữa tài trợ dự án với tài trợ truyền thống, chúng ta hãy xem xét một

ví dụ như sau.

Ví dụ 1-1. XYZ là một công ty lớn ăn nên làm ra và có tiếng tăm trên thị trường

của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Công ty hiện có tình hình tài chính lành

mạnh và đang cần một khoản vay 100 triệu USD trong thời hạn 5 năm để thực hiện một

dự án khai thác khoáng sản ở nước ngoài. Công ty XYZ cam kết chịu trách nhiệm về

khoản nợ vay này bất kể sự thành công hay thất bại của dự án. Rõ ràng là với yêu cầu

này, nếu ngân hàng đồng ý cho công ty XYZ vay tiền để thực hiện dự án thì cũng có

nghĩa là ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ dự án (dĩ nhiên là ngân hàng cũng muốn biết

một cách chi tiết về dự án và dòng tiền sinh ra từ dự án trước khi quyết định tài trợ).

Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không hoàn toàn đặt niềm tin duy nhất vào dòng tiền sinh ra

từ dự án, bởi vì chúng ta đã biết rằng, bất cứ khoản vay nào để thực hiện dự án đều

thuộc trách nhiệm của công ty XYZ không cần biết dự án đó thực hiện có được thành

công hay không. Ở đây ngân hàng chỉ chú trọng đến uy tín của công ty XYZ là người

khởi xướng dự án, chứ không chú trọng đến uy tín của công ty dự án là công ty sẽ vận

hành dự án khi dự án đi vào hoạt động. Do vậy, khoản tài trợ cho dự án này không được

xem là khoản tài trợ dự án theo nghĩa “thực” mà chỉ là phương thức tài trợ truyền thống

do nó không thoả mãn được điều kiện chính của định nghĩa tài trợ dự án là “uy tín của

công ty dự án không phải là yếu tố quan trọng” để quyết định tài trợ.

Ngoài phương thức tài trợ truyền thống nói trên, công ty XYZ có thể tìm kiếm

khoản tài trợ bằng cách khác. Công ty XYZ có thể liên doanh với công ty khai thác

khoáng sản khác để hình thành công ty liên doanh mới thực hiện dự án gọi là công ty

dự án. Công ty dự án này sẽ là người vay và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi

vốn góp của hai bên liên doanh. Điều này có nghĩa là hai bên liên doanh sẽ không chịu

trách nhiệm về những thiệt hại vượt quá vốn góp của họ vào công ty dự án. Do vậy,

ngân hàng không thể thưa kiện dựa vào tài sản của công ty XYZ hay bên liên doanh do

việc công ty dự án không hoàn trả được nợ vay. Ngoài việc dựa vào mức độ góp vốn

ban đầu của những người khởi xướng cho dự án thì việc ngân hàng đồng ý cho vay dự

án này vay hay không chỉ có thể dựa vào sự hài lòng về khả năng thành công của dự án

và tin tưởng rằng dự án sẽ sinh ra đủ tiền để hoàn trả nợ vay. Nói cách khác, theo định

nghĩa tài trợ dự án, ngân hàng sẽ xem xét chủ yếu dòng tiền và thu nhập của dự án đóng

vai trò là nguồn hoàn trả nợ vay và nói chung không dựa vào uy tín của công ty dự án.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!