Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vốn đầu tư phát triển toànxã hội
Động lực của tăng trưởng kinh tế(TBKTVN- 26/12/01)- Trong quan
niệm củanhiều người, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thường được coi là"đầu vào",
là một trong những yếu tố cùng với lao động, kỹ thuật -công nghệ tạo nên sự tăng
trưởng. Song, nếu xét trong quá trình tái sảnxuất liên tục không ngừng nghỉ và
không bị chia cắt - theo thời gian, thì vốnđầu tư phát triển toàn xã hội còn là một
"đầu ra", một"cầu" quan trọng, bởi nó chiếm gần 1/3 GDP của đất nước trong
mộtnăm.
Như vậy, vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội vừa là "đầu ra" của quy trình sản xuất
trước, vừa là"đầu vào" của quy trình sản xuất sau.
Thực hiện năm2001
Với tác dụng "kép" này,vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2001 đã đạt được kết
quả nổibật: vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố đầu ra, tạo nên sự vượt trộicủa tốc
độ tăng trưởng kinh tế không những không bị sút giảm, trái lạicòn đạt mức cao nhất
trong 4 năm qua, trong khi tốc độ tăng tổng mức bán lẻhàng hoá và doanh thu dịch
vụ đạt thấp hơn, tốc độ tăng kim ngạch xuấtkhẩu giảm chỉ còn bằng một phần tư.
Theo tính toán sơ bộ, tổng vốnđầu tư phát triển toàn xã hội năm 2001 ước đạt 150
nghìn tỷ đ, đạt mụctiêu đề ra, tăng 16% so với năm 2000, cao gấp đôi tốc độ tăng
trưởng GDPtheo giá hiện hành. Nhờ đó mà tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
sovới GDP đạt khoảng 31%, cao hơn tỷ lệ 29% của năm 2000. Đây cũng là tỷ lệcao
nhất từ trước tới nay và là nguyên nhân có tầm quan trọng hàng đầu đểtốc độ tăng
GDP đạt 7%, cao hơn tốc độ tăng 6,7% của năm 2000. Xét về mộtmặt khác - đầu ra
của kinh tế - nhờ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xãhội tăng khá, trên 20 nghìn tỷ
đồng đã "tiêu thụ" được trên 50%phần GDP tăng thêm, là một tỷ lệ mà những năm
trước đây chưa bao giờ đạtđược. Điều đó lý giải tại sao tổng mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịchvụ chỉ tăng khoảng 20 nghìn tỷ, còn xuất khẩu tăng với tốc độ thấp
hơnnhiều, nhưng lượng tồn đọng sản phẩm nhìn chung cũng tăng không đáng kể
sovới cuối năm trước.
Trong tổng vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội, nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân
doanh (bao gồm doanh nghiệpngoài quốc doanh, tổ hợp tác, hộ gia đình và cá nhân)
đạt tốc độ tăng,lên tới 26%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng chung. Đạt được tốc độ tăng
caonhư trên chủ yếu là do Luật doanh nghiệp tiếp tục phát huy tác dụng trongviệc
tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi: ước năm 2001 có 18 nghìndoanh nghiệp
ngoài quốc doanh được thành lập với tổng số vốn đăng ký lêntới 22 nghìn tỷ đồng,
cao hơn hẳn các năm trước.
Mặc dù đạt được kết quả vượttrội như trên, nhưng về nguồn vốn này cũng còn một
số hạn chế, bất cập,trong đó nổi rõ 2 điểm.
Thứ nhất, so với tiềm năng thìphần chưa được huy động để đầu tư phát triển vấn còn
trên 30 nghìn tỷđồng, đang còn tồn đọng dưới dạng vàng, Đô la Mỹ, tiền đề
dành...Thứhai, trong tổng vốn đầu tư thuộc nguồn này, có một phần không nhỏ
đãđược dùng để đầu tư vào xây dựng nhà ở, mua bất động sản, phần đầutư trực tiếp
cho sản xuất, kinh doanh chưa nhiều.