Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP doc
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
88.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1752

Tài liệu VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

I- KHÁI NIỆM VỀ VỐN CỐ ĐỊNH

Muốn tiến hành SXKD trước hết mọi DN phải có tư liệu lao động (TLLĐ)

Trong nền SX hàng hóa việc mua sắm quản lý TLLĐ phải dùng tiền tệ. Vì vậy mỗi DN

muốn tiến hành SXKD. DN phải ứng trước một số tiền vốn nhất định để mua sắm, xây

dựng các TLLĐ Số vốn này được luân chuyển theo mức hao mòn dần của TLLĐ.

Trong quá trình SXKD TLLĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nó tham gia

vào nhiều chu kỳ SXKD. Trong quá trình sử dụng TLLĐ bị hao mòn dần cho đến khi bị

hư hỏng hoặc xét thấy không mang lại hiệu quả kinh tế thì mới cần đổi mới. Giá trị hao

mòn của TLLĐ hợp thành một yếu tố chi phí SX của DN và được bù đắp khi SP được

thực hiện.

TLLĐ có giá trị cao thấp khác nhau, thời gian dài ngắn không giống nhau. Do vậy để

tiện cho việc quản lý và sử dụng TLLĐ theo chế độ quy định của nước ta. Những TLLĐ

phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau đây mới được coi là tài sản cố định (TSCĐ) :

Một là : Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Giá trị này có thể thay đổi cho phù

hợp với tình hình kinh tế của nước ta. Trong điều kiện hiện nay quy định có giá trị từ

5.000.000 đ trở lên.

Hai là : Có thời gian sử dụng tối thiểu từ 01 năm trở lên.

Những TLLĐ không thỏa mãn một trong hai điều kiện trên được coi là công cụ lao

động nhỏ.

Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa TSCĐ không chỉ bao gồm những tài sản có

hình thái vật chất mà còn có những tài sản không có hình thái vật chất như chi phí

nghiên cứu phát triển, chi phí thành lập DN ….

Loại tài sản không có hình thái vật chất giá trị của nó cũng được chuyển dịch dần vào

giá trị SP mới hoàn thành.

Do vậy : vốn cố định của DN là số vốn ứng trước về TSCĐ hiện có của DN.

TSCĐ và vốn cố định của DN có sự khác nhau ở chỗ : Lúc mới đưa vào hoạt động DN

có vốn cố định đúng bằng giá trị nguyên thủy của TSCĐ. Về sau vốn cố định của DN

thường thấp hơn giá trị nguyên thủy của TSCĐ do khoản khấu hao đã trích.

Khoản khấu hao đã trích được chuyển dịch dần giá trị SP mới hoàn thành và được bù

đắp khi SP được thực hiện, hình thành nên quỹ khấu hao. DN dùng quỹ khấu hao này

để tái đầu tư TSCĐ mới phục vụ cho quá trình phát triển SXKD của DN.

II- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TSCĐ

1. Phân loại và kết cấu TSCĐ

a. Phân loại TSCĐ

Để quản lý và sử dụng tốt TSCĐ cần phải dựa theo những tiêu chuẩn sau đây để phân

loại TSCĐ

a.1/ Phân loại tài sản theo hình thái biểu hiện : Được phân thành hai loại sau đây :

+ TSCĐ hữu hình : Là những TSCĐ được biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể.

( hình thái vật chất cụ thể ) như : nhà xưởng, MMTB, phương tiện vận chuyển, các

công trình kiến trúc, đất canh tác, đất xây dựng …..

+ TSCĐ vô hình : Là những tài sản không biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể

như : chi phí thành lập DN, bản + TSCĐ vô hình : Là những tài sản không biểu hiện

bằng hình thái hiện vật cụ thể như : chi phí thành lập DN, bản thế thương mại, chi phí

đầu tư cải tạo đất, chi phí nạo vét sông, bến cảng …. Phương pháp phân loại này giúp

cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của DN để có những quyết định đúng đắn

về đầu tư hoặc điều chỉnh phương án đầu tư phù hợp với điều kiện SXKD của DN.

a.2/ Phân loại theo công dụng kinh tế : Phân thành 2 loại

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!