Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Triệu chứng cơ năng tiêu hóa pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TIÊU HOÁ
Mục tiêu:
1. Phân biệt đau bụng cấp, đau bụng mạn.
2. Trình bày các nguyên nhân gây buồn nôn và nôn.
3. Trình bày các nguyên nhân gây nuốt khó.
4. Phân biệt táo bón cấp, táo bón mạn.
Dàn bài:
I. ĐAU BỤNG
II. BUỒN NÔN VÀ NÔN
III. Ợ NÓNG
IV. NUỐT KHÓ
V. XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ
VI. THAY ĐỔI THÓI QUEN ĐI TIÊU: TIÊU CHẢY, TÁO BÓN
Tiếp cận lâm sang một bệnh nhân tiêu hoá cần điều tra các triệu chứng cơ
năng của bệnh nhân và khám thực thể. Trong một số trường hợp, việc hỏi
bệnh sử kỹ lưỡng có thể giúp chẩn đoán được bệnh một cách rõ rang và
chính xác mà không cần nhờ đến những xét nghiệm cận lâm sàng.
ĐAU BỤNG (ABDOMINAL PAIN)
Đau bụng là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất ở các bệnh nhân rối loạn
dạ dày ruột. Phản ứng đau của từng người thay đổi rất khác nhau.
Các kiểu đau (?) đau do tạng, đau do thành bụng, đau do liên quan.
Đau do tạng được cảm nhận tại nơi bị kích thích đầu tiên. Đau thường mơ
hồ, định vị không rõ ràng và thường khó khăn để mô tả. Có thể kèm hoặc
không kèm đau do liên quan.
Đau do thành bụng là đau somatic, sâu do tình trạng kích thích hoặc hiện
tượng viêm của phúc mạc thành hoặc của mạc treo. Đau thường dể xác định
hơn và dễ dàng mô tả hơn đau do tạng.
Đau do liên quan là đau được cảm nhận tại vị trí khác nơi bị kích thích nhưng
trong cùng một vùng được chi phối bởi cùng một dây thần kinh hoặc kế cận.
Mức độ đau bụng giúp tiếp cận lâm sàng liên quan đến các hội chứng quan
trọng. Nhưng cần lưu ý một điều, cảm giác đau là cảm giác chủ quan của
mỗi người. Mỗi người có một ngưỡng chịu đau khác nhau, thậm chí đối với
cùng một người, một bệnh lý có thể gây ra các cơn đau có mức độ khác
nhau, thường thì đối với những người đã có cơn đau tương tự trước đó,
ngưỡng chịu đựng của họ sẽ cao hơn, tức là họ sẽ thấy bớt đau hơn. Do đó,
trong tiêu hoá cũng như của tất cả các chuyên khoa khác, cường độ đau luôn
phải được mô tả nhưng ít khi được sử dụng để tìm nguyên nhân gây đau.
Đau bụng cấp
Đau bụng cấp có thể do rất nhiều bệnh lý, một số bệnh không cần phải điều
trị bằng phẫu thuật cũng có thể gây đau bụng cấp. Những nguyên nhân
thường gặp nhất của đau bụng cấp là viêm dạ dày ruột cấp, các bệnh do
viêm (viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm túi thừa, viêm tuỵ cấp, viêm vòi
trứng, cơn đau quặn mật và cơn đau quặn thận, tắc ruột và thủng tạng
rỗng).
Tiếp cận chẩn đoán: trước một bệnh nhân đau bụng cấp nặng, đối với người
thầy thuốc, vấn đề quan trọng nhất là phải xác định xem bệnh nhân “có chỉ
định phẫu thuật ngay lập tức không?”. Hỏi bệnh sử và khám thực thể kỹ có
giá trị hơn là các thử nghiệm cận lâm sàng và xét nghiệm quang tuyến.
Không nên sử dụng các thuốc giảm đau cho đến khi có một kế hoạch rõ
rang, vì những thuốc này có thể ảnh hưởng đến triệu chứng đau, khiến việc
thăm khám thực thể không chính xác. (xem thêm bài Đau bụng cấp).
Bệnh sử:
1. Trong khi hỏi bệnh sử, điều quan trọng là xác định đặc điểm, độ nặng, vị
trí, hướng lan, thời gian, tần suất, số lấn xảy ra, và các yếu tố làm giảm
hoặc làm cơn đau nặng thêm. Các tính chất của một cơn đau trong tiêu hoá
cần khai thác: Vị trí, hướng lan, thời gian, cường độ, kiểu đau (có 6 kiểu đau
trong tiêu hoá – xem trong bài đau bụng cấp), hoàn cảnh khởi phát, triệu
chứng đi kèm, yếu tố tăng giảm.
2. Những thông tin về các triệu chứng kết hợp, các triệu chứng của dạ dày
và ruột và triệu chứng toàn than có thể giúp ích trong việc làm sáng tỏ
nguyên nhân đau bụng.