Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Tranh Ðông Hồ doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tranh Ðông Hồ
Tranh Ðông Hồ có từ thời Lê, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc (cũ). Ngày
xưa chợ tranh họp 5 phiên trong tháng duy nhất của năm – tháng chạp vào các ngày
6,11,16,21,26. Chợ chỉ họp và bán tranh sau khi các gia đình đã sửa lễ cúng thánh:
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh…
Ở cái làng nghèo mà hào hoa như làng tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu
ca “Làng Mái có lịch có lề – Có sông tắm mát, có nghề làm tranh” và “Lịch sử cũng thể
Đông Hồ”. Không khí sầm uất vào cữ một chạp, các thuyền từ xứ Đôn xứ Đoài ghé bến
“ăn tranh”. Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương
hai nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ nọ dỡ ván
in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ẩn hiện la đà trên các ngọn cây. Làng
Đông Hồ ruộng đất ít, từ cụ già đến con trẻ đều mê và nghiện trà đặc. Thuốc lào Tiên
Lãng và chè móc câu Thái Nguyên là thứ không thể thiếu được trong các đêm làm tranh.
Tiếng rít thuốc lào sòng sọc nghe vui tai, nước trà đặc sánh, làm cho đầu óc minh mẫn,
tỉnh táo khiến cho nét vẽ, màu vẻ thêm sống động, có hồn có vía. Tranh đẹp hay không
đẹp đều chỉ nhất loạt giữ giá một, người sành chơi có thể tuỳ ý lựa chọn. Không khí Tết
chộn rộn không chỉ ở cảnh kẻ bán người mua tấp nập, mà cả bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi
rói của những bộ tứ bình, Thạch Sanh, những gà, lợn,mèo,chuột,ngựa…
Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng hừng trên giấy điệp
Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Ðông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân gian Hàng Trống, Kim
Hoàng, Huế … không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía của tranh Ðông Hồ, cũng
không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Ðông Hồ chính bởi chất dân
gian chứa đựng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng
đỏ, không khỏi chạnh lòng nhớ tranh Ðông Hồ ngày xưa.