Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Tìm hiểu Gốm Chăm: Niên đại và Chủ nhân ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
142.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1453

Tài liệu Tìm hiểu Gốm Chăm: Niên đại và Chủ nhân ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tìm hiểu Gốm Chăm: Niên đại và

Chủ nhân

Cho đến nay, các tài liệu khai quật đã không cung cấp cho chúng ta một chứng cớ

nào giúp cho việc xác định niên đại cho các trung tâm sản xuất gốm này. Các nguồn sử

liệu Việt – Chăm cũng không thấy ghi chép một dòng nào giúp cho việc xác định niên

đại. Một trong những tư liệu mà chúng tôi đặt rất nhiều hy vọng để xác định niên đại là

khu mộ cổ Đại Làng – Lâm Đồng.

Niên đại

Trong các mộ táng được khai quật đã tìm thấy rất nhiều đồ gốm cổ được xác định là

sản phẩm của các lò gốm Bình Định. Thế nhưng, vấn đề niên đại mộ cũng không thể xác

định một cách chuẩn xác. Lý do cơ bản là, rất khó xác định đồ gốm trong từng ngôi mộ,

để dựa vào đó xác định niên đại cho từng mộ dựa trên các đồ gốm được chôn theo. Do

vậy, việc xác định niên đại cho các trung tâm sản xuất gốm này chủ yếu dựa trên sự so

sánh của hiện vật.

Như đã trình bày trên, các sản phẩm của lò Bình Định có thể chia thành 2 loại:

- Loại thứ nhất: Có đặc điểm Gốm có dáng cao. Xương gốm dày. Men trắng cũng rất

dày. Tuyệt đại đa số đều sử dụng con kê không thấy ve lòng. Cùng với loại gốm này còn

phát hiện được cả số gốm hoa nâu trên nền men ngọc Loại hình, kiểu dáng, màu men đến

kỹ thuật chồng lò có nhiều nét tương đồng với đồ gốm thời Lý- Trần của các lò phía Bắc,

nên chúng tối đã xếp trong khung niên đại thế kỷ XIII-XIV

- Loại thứ 2, gốm có thân mỏng, dáng thấp và loe rộng, men mỏng và phía ngoài

thường tránh cách chôn hiện vật khá xa. Phần lớn là loại bát đĩa đều có ve lòng. Chúng

tôi xếp laọi này vào khung niên đại nửa đầu thế kỷ thứ XV. Thời điểm kết thúc của các lò

gốm Bình Định cùng với sự thất thủ của Vương quốc Vijaya vào năm 1470.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!