Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu TÌM HIỂU THÊM MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ NHỮNG PHÁC THẢO CỦA HỒ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TÌM HIỂU THÊM MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI VÀ NHỮNG PHÁC THẢO CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Nguồn: fpe.hnue.edu.vn
Với ánh sáng tư tưởng HỒ CHÍ MINH với quyết tâm và sự nỗ lực của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta, chắc chắn sự nghiệp dân giầu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh sẽ trở thành hiện thực trên đất nước Việt
Nam thân yêu của chúng ta.
I. Quan điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác thì chủ nghĩa xã hội
không phải là một hình thái kinh tế - xã hội mà chỉ là một giai đoạn, một trình độ
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. V.I.Lênin viết: “Xã
hội cộng sản, đó là một xã hội trong đó tất cả là của chung: ruộng đất, nhà máy,
lao động chung của mọi người”(). Không chỉ vậy, V.I.Lênin còn chỉ ra rằng chỉ
dưới chủ nghĩa xã hội thì tư liệu sản xuất mới thuộc về của chung (số đông giai
cấp vô sản). Tuy nhiên, khi gọi chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa cộng sản thì Lênin
đã khẳng định rằng đó chưa phải là chủ nghĩa cộng sản phát triển trên những cơ sở
của chính nó, chưa phải là chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn. Mà trái lại, đó mới chỉ là
giai đoạn đầu hay giai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Khi giải thích
những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin viết: “... Về mặt khoa học, thì
sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thật là rõ ràng. Cái mà
người thường gọi là chủ nghĩa xã hội, thì C.Mác gọi là giai đoạn “đầu” hay giai
đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa” ()
.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa xã hội
với tư cách là một giai đoạn, một nấc thang của xã hội mới, là xã hội trực tiếp phát
sinh ra từ chủ nghĩa tư bản thì nó không chỉ đối lập một cách chung chung với chủ
nghĩa tư bản mà nó còn là một xã hội phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn so với chủ
nghĩa tư bản. Điều này được thể hiện ở chỗ, chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra một năng
suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản bởi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là vì con
người.
Trên cơ sở đó, chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng, xét cho đến cùng
thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, quyết định nhất cho thắng lợi của
chế độ mới. Chủ nghĩa tư bản đã lật đổ được chế độ phong kiến bởi nó đã tạo ra
một năng suất lao động cao hơn chưa từng thấy so với chế độ phong kiến. Do đó,
chủ nghĩa tư bản cũng có thể bị lật đổ, bởi chủ nghĩa xã hội tạo ra một năng suất
lao động mới, cao hơn nhiều so với chủ nghĩa tư bản. Và một điều nữa là, khác với