Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 13 pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 13 - Chính sách tiền tệ và vai trò điều tiết kinh tế của NHTW
329
Chương 13 - CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT KINH TẾ
CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Ở mỗi quốc gia, với tư cách là thiết chế đầu não của toàn bộ hệ thống tài chính và
ngân hàng, NHTW là cơ quan chủ chốt, thiết kế và quyết định chính sách tiền tệ.
Vì chính sách tiền tệ là hoạt động có ý thức của NHTW, cho nên những tác động của
nó đến nền kinh tế mà chúng ta đã nghiên cứu ở chương trước phải được hiểu là nằm trong hệ
thống các mục đích mà NHTW cần đạt, bất kể nó là tốt hay xấu. Do NHTW được sinh ra để
phục vụ cho công cuộc củng cố và phát triển hệ thống kinh tế xã hội, các chính sách của nó
suy cho cùng, là hướng về việc điều tiết kinh tế để đạt các mục tiêu đã định.
NHTW nắm trong tay quyền quyết định về cung ứng tiền, dự trữ, lãi suất chiết khấu,
và ở nhiều nước, còn nắm cả việc áp đặt lãi suất tại các ngân hàng trung gian, tỷ giá hối đoái
và kiểm soát tín dụng. Quyền hạn này rất rộng, và do vậy mọi hoạt động của NHTW đều ảnh
hưởng mật thiết đến nền kinh tế. Khi nó thay đổi cung ứng tiền thì việc tiêu dùng, đầu tư, giá
cả và sản lượng đều biến động.
Logic quan hệ trên đã làm cho NHTW từ sau Chiến tranh thế giới II và đặc biệt là từ
cuối thập niên 60, trở nên là một định chế rất quan trọng trong việc tạo ra những tác động có ý
đồ nhằm định hướng và điều tiết nền kinh tế. Đối với NHTW, điều tiết kinh tế có nghĩa là
điều tiết nền cung ứng tiền (Money supply regulation) bởi vì khối lượng cung ứng tiền ảnh
hưởng một cách cực kỳ quan trọng, toàn diện đến sản xuất, trao đổi và thu nhập trong nền
kinh tế. Để có thể nhận thức được đầy đủ vì sao khi NHTW điều tiết cung ứng tiền, nó đã
thực sự điều tiết kinh tế vĩ mô, trước hết chúng ta cần hiểu tóm tắt trở lại ảnh hưởng của cung
ứng tiền đến mọi khía cạnh của hoạt động kinh tế vĩ mô.
13.1. KHÁI QUÁT LẠI ẢNH HƯỞNG CỦA CUNG ỨNG TIỀN ĐẾN NỀN
KINH TẾ
Sự khác biệt lớn nhất trong chính sách cung ứng tiền là khoảng cách giữa chính sách
cung ứng nới lỏng (easy monetary policy) và chính sách cung ứng thắt chặt (tight monetary
policy). Biểu đồ 13.1 diễn tả sự khác biệt này trong hai loại chính sách tiền tệ của NHTW.
Giả sử vào thời điểm thứ nhất ta nghiên cứu, đường cung ứng tiền của NHTW là
đường LS0, tương ứng với nhu cầu tiền trong nền kinh tế là LD. Nền kinh tế đạt bình quân
tạm thời trên thị trường tiền tệ tại điểm bình quân Eo cho biết, với mức bình quân ấy, lượng
cung ứng tiền đã có trong nền kinh tế là L0 và lãi suất của tiền là R0 (biểu đồ 13.1a).
Biểu đồ 13.1b cho biết, với mức cung ứng tiền L0 và lãi suất R0, nhu cầu về hàng hóa
và dịch vụ trong nền kinh tế là đường AD. Nhu cầu ấy được cân bằng với sản lượng quốc gia
tại điểm E’0. Điểm E’0 cho biết trên thị trường hàng hóa, tổng cung bằng tổng cầu tại sản
lượng Yo với chi phí biên (MC) để có thêm tiền là MC0. Chi phí biên ấy cho biết, với lượng
cung ứng tiền L0 và lãi suất R0, để có thêm một đơn vị tiền mới cho tiêu dùng hoặc sản xuất,
nhà sản xuất hoặc nhân dân phải trả một chi phí là MC0.
Bây giờ, giả sử rằng NHTW quyết định thắt chặt cung ứng tiền để hạn chế áp lực lạm
phát. Với những công cụ chính sách tiền tệ (Monetary policy instruments) có sẵn trong tay
(chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần kế tiếp), NHTW dễ dàng thu hẹp cung ứng tiền từ LS0 xuống
LS1 (biểu đồ 13.1a). Trong lúc nhu cầu tiền tệ, đường LD, gần như không đổi - về mặt thực
tiễn nhu cầu về tiền trong nền kinh tế tương đối ổn định trong ngắn hạn (Short run) với thời
gian từ 6 tháng đến 9 tháng, sự giảm nhanh của cung ứng tiền, sẽ làm cho lãi suất vọt lên từ
R0 đến R1. Điểm bình quân đã dịch chuyển từ E0 lên E1. Tương ứng với điểm quân bình E1,
thị trường tiền tệ có một số lượng tiền hạn chế hơn là L1 (L1<L0) với lãi suất là R1 (R1>R0).
Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh
330
Tiền tệ khan hiếm hơn, đã làm cho chi phí phải bỏ ra để có được tiền trở nên đắt đỏ.
Trên thị trường hàng hóa, chi phí biên của tiền vì lý do đó, tăng lên từ MC0 đến MC1. Với chi
phí cao hơn của tiền, tiêu dùng và sản xuất đều thiếu vốn. Cả cầu lẫn cung về hàng hóa và
dịch vụ đều giảm sút. Biểu đồ 13.1b cho biết điểm quân bình đã chuyển E’0 lên E’1. Với điểm
bình quân mới, sản lượng quốc gia sụt xuống Y1, mặc dù với nhu cầu giảm, lạm phát cũng
giảm theo. Nền kinh tế đã có một mức độ lạm phát thấp với giá phải trả là sản lượng giảm, thu
nhập giảm và thất nghiệp gia tăng.
Ngược lại, giả định sau một khoảng thời gian dài chống lạm phát với cái giá của sự
suy thoái, NHTW bắt đầu chuyển từ chính sách cung ứng tiền hạn chế (tight - money supply)
sang chính sách cung ứng tiền nới lỏng (easy - money supply). Tổng cung tiền tệ vọt lên từ
LS1 lên LS2 trên biểu đồ 13.1a. Đường cung ứng tiền tệ LS2 cắt đường cầu LD tại điểm bình
quân E2 cho biết rằng, tổng khối tiền tệ trong nền kinh tế đã tăng lên từ L1 lên L2, và cung ứng
tiền tăng ồ ạt đã làm lãi suất hạ từ R1 xuống R2.
Lãi suất hạ rất thấp làm cho chi phí biên để có được tiền, vốn, hạ từ MC1 xuống MC2
trên thị trường hàng hóa (biểu đồ 13.1b). Cung ứng tiền dồi dào và chi phí của tiền thấp đã
kích thích tiêu dùng, đầu tư và sản xuất. Cả tiêu dùng lẫn sản xuất đều tăng. Đường AD cắt
đường tổng cung hàng hóa mới AS2 tại E’2 cho biết, sản lượng quốc gia đã tăng từ Y1 lên Y2.
Và dĩ nhiên, tiêu dùng tăng đã làm cho giá cả hàng hóa bắt đầu leo thang. GNP tăng, thu nhập
nhân dân tăng và thất nghiệp giảm với giá phải trả là lạm phát cao hơn.
Bằng thực tiễn khảo sát hơn 80 năm phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ, Milton
Friedman đã chứng minh rằng: “Sự thay đổi của cung ứng tiền tác động mật thiết và mạnh mẽ
Chương 13 - Chính sách tiền tệ và vai trò điều tiết kinh tế của NHTW
331
đến sản lượng, thu nhập và giá cả trong những khoảng thời gian dài hàng năm trở lên. Và nó
tác động nhanh chóng đến lãi suất, tổng cầu và sản lượng trong thời gian ngắn một năm trở
lại”1
. Nói một cách khác, sự điều tiết cung ứng tiền của NHTW ảnh hưởng đến mọi biến động
của đời sống kinh tế vĩ mô như: giá cả, tổng cầu, lãi suất, sản xuất, thu nhập, sản lượng…
Chính sách cung ứng tiền nới lỏng làm cho tiền tệ trở nên dồi dào với chi phí hạ. Người tiêu
dùng và nhà sản xuất có nhiều tiền hoặc không mấy khó khăn và tốn kém để có tiền. Điều này
kích thích họ tiêu dùng cho cuộc sống và tiêu dùng cho đầu tư nhiều hơn. Sự gia tăng tiêu
dùng và đầu tư, làm sản xuất liên tục được mở rộng. Sản xuất mở rộng đã tuyển mộ thêm
công nhân, giảm thất nghiệp và gia tăng thu nhập quốc dân. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và
giá cả có phần tăng cao hơn trước.
Điều ngược lại là chính sách cung ứng tiền hạn chế hay cung ứng tiền thắt chặt làm
cho chi phí để có tiền trở nên cao hơn, và tiền trở nên khan hiếm. Sản xuất bị thiếu vốn, người
mua bị thiếu tiền buộc họ phải giảm giá cả tiêu dùng lẫn đầu tư. Tiêu dùng giảm kéo theo tổng
cầu giảm và giá cả hạ. Tuy nhiên cái giá phải bỏ ra là sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng,
thu nhập nhân dân giảm, GNP giảm và nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Do đó, việc cung ứng tiền là sức mạnh đầy quyền lực của NHTW. Khi NHTW biết
điều tiết cung ứng tiền có nghĩa nó bắt đầu tiến hành điều tiết nền kinh tế. Ảnh hưởng của
cung ứng tiền đến nền kinh tế vĩ mô là khi NHTW thắt chặt cung ứng tiền, nghĩa là nó chống
lạm phát, và nền kinh tế 6 tháng sau hầu như rơi vào tình trạng trì trệ. Ngược lại, khi NHTW
các nước như Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức và Hoa Kỳ nới lỏng cung ứng tiền, các nhà
quan sát đều hiểu rằng nó muốn đẩy lùi suy thoái và kích thích kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.
13.2. VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
13.2.1. Mục tiêu của điều tiết
Tất cả các NHTW của các quốc gia trên thế giới hiện nay đều có những mục tiêu khá
giống nhau trong việc thiết kế chính sách tiền tệ và điều kiện cung ứng tiền. Khi mà giới hạn
của sự phát triển kinh tế quốc gia, sản lượng tiềm năng vẫn còn chưa khai thác hết, năng lực
mở rộng, sản lượng tiềm năng và đường giới hạn khả năng sản xuất của mỗi nước vẫn còn, thì
cho đến lúc ấy, tất cả những nỗ lực của chính sách tiền tệ hầu như đều hướng về sự ổn định và
tăng cường khả năng khai thác, sáng tạo của nền kinh tế.
Trên đại thể, mục tiêu của chính sách tiền tệ và điều tiết, hay nói khác hơn, mục tiêu
của NHTW, có thể quy về các nhóm sau đây:
13.2.1.1. Chính sách tiền tệ phải phục vụ cho mục đích bảo đảm nền kinh tế có tăng
trưởng kinh tế thực tế
Tăng trưởng kinh tế thực tế (real - economic grow) là phần tăng trưởng có được (lớn
hơn không) sau khi lấy phần tăng trưởng danh nghĩa, trừ đi phần tăng giá trong tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế thực tế dương cao như Hoa Kỳ trong các năm 1983 - 1988, 1993 - 1994,
Hàn Quốc trong các năm 1986 - 1990 và 1992 - 1994 là đồng nghĩa với việc giải quyết các
mục tiêu kinh tế khác của chính sách tiền tệ như giảm thất nghiệp, gia tăng thu nhập quốc dân
và mở rộng tiềm năng sản xuất, chống suy thoái…
13.2.1.2. Chính sách tiền tệ phải hướng về việc ổn định giá cả
Giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế. Khi giá cả lạm phát
thấp, mức tăng thu nhập nhân dân thực tế sẽ dương, do vậy đời sống người lao động tốt hơn.
Nhân dân tin tưởng vào chính quyền và chính sách của nhà nước. Giá cả có tỷ lệ lạm phát
thấp sẽ đồng thời làm cho lãi suất thực tế dương và lãi suất danh nghĩa (nominal interest rates)
sẽ thấp hơn. Sản xuất sẽ có vốn với chi phí hạ về mặt dài hạn và do đó nền kinh tế sẽ có sức
bật đầu tư về lâu dài. Khi giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp, hiện tượng đầu cơ sẽ biến mất, giá trị
đồng tiền nội địa sẽ được ổn định.
Ngược lại, khi giá cả lạm phát cao, thu nhập của người lao động không tăng kịp so với
phần tăng giá, làm cho đời sống của họ thêm khó khăn. Nạn đầu cơ phát sinh sẽ tạo cho một
Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh
332
bộ phận giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân trở nên nghèo hơn. Khoảng cách giàu
và nghèo lớn dần và nhân dân mất niềm tin vào chính quyền.
Ổn định giá cả, vì thế, là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chính sách
tiền tệ. Đó là lý do giải thích vì sao “tăng trưởng nhanh với giá cả ổn định” (high economic
growth with stable prices) luôn luôn là phương châm của mọi chính sách tiền tệ, của việc điều
tiết cung ứng tiền.
13.2.1.3. Chính sách tiền tệ phải tạo cho nền kinh tế một nền tảng tài chính ổn định
(stable financial background)
Milton Friedman cho rằng, tạo một nền tảng tài chính ổn định, để hệ thống ngân hàng
và tổ chức tín dụng có thể hoạt động có hiệu quả và hỗ trợ một cách tốt nhất cho tăng trưởng
kinh tế cao, lạm phát thấp, cũng như hạn chế các khuyết tật của hệ thống tài chính là mục tiêu
chủ đạo của chính sách tiền tệ. Ngoài những mục tiêu nói trên, nền tảng tài chính ổn định
được hiểu là bằng các chính sách tiền tệ, NHTW phải điều hòa hoạt động của hệ thống tài
chính trong nước một cách gián tiếp. Tăng cường hiệu quả cho nó, kể cả thu nhập thông tin,
hướng dẫn, ngăn ngừa rủi ro cho các tổ chức tài chính trong chiều hướng quản lý hoạt động
của nó phù hợp với các mục tiêu kinh tế của nền kinh tế. Bản thân hệ thống tài chính có
những mục tiêu riêng, và nhiều khi những mục tiêu này đối chọi với mục tiêu chung của nền
kinh tế. Do vậy, vai trò của chính sách tiền tệ là làm hài hòa một cách tối ưu giữa các mục tiêu
nói trên. Để phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung của nền kinh tế mà không làm tổn hại, hay hạn
chế khả năng phát triển của hệ thống tài chính, chúng ta sẽ thấy trong phần cuối chương,
NHTW Cộng hòa Liên bang Đức (Deutsche BundesBank) đã thành công và thất bại như thế
nào trong vai trò điều tiết để đạt được mục tiêu thứ 3 này.
13.2.1.4. Chính sách tiền tệ phải góp phần liên tục mở rộng sản lượng tiềm năng
của nền kinh tế quốc gia
Trong mỗi quốc gia, sản lượng tiềm năng (Potential output) phụ thuộc vào các biến số
như đất đai - tài nguyên thiên nhiên - nguồn lực con người - tiềm năng khoa học kỹ thuật và
vốn. Với những đại lượng cho trước về các thành phần nói trên, nền kinh tế có những giới hạn
tối đa về khả năng sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ các loại. Đất đai và tài nguyên thiên nhiên
thì không mở rộng được, mà chỉ có thể hiệu quả hóa. Cho nên sự mở rộng đến bao nhiêu và
bao giờ về sản lượng tiềm năng, phụ thuộc vào 3 biến số sau cùng.
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là phải góp phần khai thác và phát triển các
nguồn lực nói trên một cách hiệu quả nhất, sao cho số lượng đơn vị sản phẩm được tạo ra từ
mỗi đơn vị con người, khoa học kỹ thuật, vốn, đất đai và tài nguyên phải không ngừng được
tăng lên theo thời gian. Để làm được điều đó, chính sách cung ứng tiền phải ngày càng linh
động, chính xác và hiệu quả trong quản lý và điều tiết lưu lượng tiền tệ.
13.2.2. Các phương thức điều tiết kinh tế hiện nay
Xuất phát từ những mục tiêu điều tiết kinh tế ở trên, vai trò điều tiết vĩ mô của NHTW
thể hiện ở chỗ điều tiết cung ứng tiền phù hợp, để thúc đẩy nền kinh tế vươn tới những tiêu
chuẩn đã vạch ra. Thông thường cung ứng tiền điều tiết kinh tế thông qua các mục tiêu trung
gian (intermediate targets). Phổ biến nhất là lãi suất - tỷ giá hối đoái và dự trữ (biểu đồ 13.2).