Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần IV- Chương 11&12 docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh
284
PHẦN IV
TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
TRONG NỀN KINH TẾ
Chương 11 - Chính sách tiền tệ
285
Chương 11 - CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
11.1. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của tiền tệ về lưu
lượng, chi phí và giá trị. Vì những thay đổi nói trên tác động đến giá cả hàng hóa và giá trị tài
sản, thu nhập của nhân dân, cho nên, nó trực tiếp làm biến chuyển mức sống của họ giữa 2
cực khó khăn, đắt đỏ và thuận lợi, tiện nghi. Do đó, bằng cách tạo ra các biến động về tiền tệ,
người ta hoàn toàn có thể hướng dẫn những biến động nhất định trong đời sống và sinh hoạt
kinh tế của cả một cộng đồng. Mối quan hệ ấy đã làm cho những biến động về tiền được gọi
là: “Chính sách tiền tệ”.
Có hai chức năng cơ bản của tiền tệ. Đó là chức năng làm trung gian trao đổi, thanh
toán, dự trữ giá trị trong đời sống và hoạt động kinh tế. Dĩ nhiên, tiền càng nhiều về số lượng
thì những hoạt động trên càng diễn ra thuận lợi hơn. Bởi lẽ, khi tiền có nhiều trong tay mỗi
người, chi phí để có tiền sẽ trở nên thấp xuống, giá trị của tiền thấp theo. Nhưng điều cơ bản
là khi chi phí của tiền thấp, mọi người trở nên dễ có tiền hơn. Khuynh hướng chi tiêu sẽ tăng
lên. Nhu cầu về hàng hóa sẽ thúc dẩy giá cả lẫn hoạt động sản xuất phát triển nhanh hơn.
Ngược lại, khi tiền từ trạng thái nhiều bỗng trở nên khan hiếm, sự thiếu hụt của tiền sẽ làm
cho chi phí để có được nó trở nên cao hơn vì con người cần phải đánh đổi nhiều công sức và
thì giờ hơn trước để sở hữu tiền. Chi phí cao làm tiền trở nên có giá trị. Người ta buộc phải dè
dặt và thận trọng trong chi tiêu. Sự hạn chế như thế sẽ làm cho hoạt động tiêu dùng giảm sút.
Giá cả hàng hóa xuống dẫn đến hàng hóa thừa hơn sức mua. Hệ quả là năng lực sản xuất suy
giảm theo.
Do tiền không tự nó sinh ra mà cũng không tự nó biến đi, mọi thay đổi nói trên đều
do bàn tay của hệ thống ngân hàng tạo ra nó mà chúng ta gọi là “Chính sách tiền tệ”.
Trong trường hợp thứ nhất, sự thừa thãi của tiền kích thích tiêu xài và tăng trưởng kinh tế.
Người ta gọi đấy là “Chính sách tiền tệ nới lỏng” (Easy - Monetary Policy)1
. Trường hợp
sau, sự khan hiếm và đắt đỏ của tiền nằm trong “Chính sách tiền tệ thắt chặt” (Tight -
Monetary Policy). Chính sách tiền tệ thắt chặt ngược lại với chính sách nới lỏng ở chỗ nó
làm cho tiền trở nên thiếu hụt về số lượng, đắt đỏ về chi phí. Hiểu một cách đơn giản và
dễ nhớ nhất: Chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho tiền khan hiếm. Chính sách tiền tệ nới
lỏng làm cho tiền trở nên thừa.
Sự dao động giữa hai cực nói trên là đường đi vĩnh cửu của chính sách tiền tệ. Và chỉ
sự dao động giữa hại cực này đã đủ làm thay đổi đời sống nhân dân và sinh hoạt kinh tế của
họ. Những biến chuyển này tốt hơn hay xẫu hơn phụ thuộc vào tính hợp lý hay không hợp lý
của chính sách tiền tệ đối với tình hình thực tế của nền kinh tế. “Khi mà điều tốt vẫn còn là kẻ
thủ của điều tốt nhất thì mọi chính sách tiền tệ hay sự thay đổi về tiền, chỉ thực sự có ý nghĩa
nếu nó đem đến sự tốt nhất từ điều tốt chứ không phải đi từ điều tốt nhất trở về tốt.”
11.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ CUNG ỨNG TIỀN
Ngày nay, các nhà kinh tế gọi tên những thay đổi về tiền như: số lượng, chi phí, giá
trị… là những thay đổi trong cung ứng tiền. Như vậy, thay đổi trong chính sách tiền tệ có
nghĩa chính xác là thay đổi trong cung ứng tiền (Money Supply).
Cung ứng tiền thay đổi vì 2 nguyên nhân:
1) Nhu cầu về tiền của nền kinh tế.
2) Chính sách điều tiết kinh tế của hệ thống ngân hàng.
Khi nói đến chính sách điều tiết của hệ thống ngân hàng tức là nói đến chính sách của
NHTW, bởi lẽ NHTW là cơ quan lãnh đạo quyền lực nhất của toàn bộ hoạt động ngân hàng
1
Milton Friedman - “The Role of monetary Policy” - American Economic review, March 1968 - P.14
Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh
286
và tài chính. Chúng ta sẽ lần lượt đi vào từng phần các lý thuyết định lượng về nhu cầu và
cung ứng tiền từ xưa đến nay. Bởi vì chính sách tiền tệ bắt đầu từ việc phải xác định cho được
số lượng cầu và cung tiền tệ cần có cho mối thời kỳ của nền kinh tế.
11.2.1. Nhu cầu về tiền tệ
11.2.1.1. Thế nào là nhu cầu về tiền
Nhu cầu về tiền (Demand for money) xuất hiện từ khi tiền ra đời và làm trung gian
trao đổi thay thế cho hình thức buôn bán barter. Người ta cần tiền vì một sự thật rất đơn giản
là tiền có thể giúp họ trao đổi những vật này để lấy những vật khác nhằm đáp ứng nhu cầu đời
sống của họ. Sự cần tiền hình thành nên nhu cầu về tiền.
Thực ra nhu cầu về tiền trong nhân dân nói chung không trực tiếp quyết định đến mức
cung ứng tiền hay chính sách tiền tệ. Lý do nằm ở chỗ quyền in và phát hành ra nhiều hay ít
giấy bạc, tiền ngân hàng chỉ phụ thuộc trực tiếp vào thái độ và cách quyết định của nhà nước
mà hệ thống ngân hàng là thiết chế thừa hành. Tuy nhiên, có một điều vô cùng quan trọng là
nhu cầu về tiền sẽ quyết định trực tiếp đến giá cả hàng hóa, lãi suất, hoạt động kinh tế. Và đến
lượt nó, những điều này lại làm thay đổi thái độ và quyết định của hệ thống ngân hàng trong
cung ứng tiền. Có nghĩa, nhu cầu về tiền gián tiếp quyết định mức cung ứng tiền hay chính
sách tiền tệ.
Giả định rằng vì lý do nào đấy, nhu cầu cất giữ tiền mặt trong nhân dân đột nhiên tăng,
để có được tiền mặt mọi người sẽ phải: bán hàng hóa hoặc tài sản như trái phiếu, cổ phiếu, đất
đai hay rút tiền từ ngân hàng về, hoặc vay mượn. Quá trình ấy nhanh chóng làm cho tiền trở
nên khan hiếm. Khi tiền khan hiếm thì chi phí để có tiền tăng cao làm cho sản xuất khó khăn,
giá cả hàng hóa giảm và lãi suất lên cao. Tình trạng vừa giảm phát giá cả vừa trì trệ sản xuất
sẽ buộc chính phủ và NHTW phải thay đổi chính sách tiền tệ của mình. Trong trường hợp
ngược lại, nếu nhân dân đột nhiên không muốn giữ tiền mặt nhiều nữa, cố gắng vất bỏ tiền sẽ
rơi vào các cách:
1) Mua hàng hóa, chứng khoán, bất động sản thật nhanh
2) Tranh thủ gửi vào ngân hàng
3) Thanh toán tất cả các khoản nợ cũ
Khi mọi người đều tích cực làm như vậy, tiền trở nên thừa thãi. Lãi suất sẽ hạ và giá
cả hàng hóa, chứng khoán các loại sẽ leo thang. Những diễn biến trên tiếp tục làm cho đến
một lúc nào đó, chính cái giảm của lãi suất và sự tăng giá cả, đạt tới giới hạn khiến nhân dân
không còn muốn bỏ tiền mua hàng hóa hoặc gửi vào ngân hàng. Hơn nữa, sự tăng giá hàng
hóa sẽ buộc chính phủ và NHTW phải can thiệp vào cung ứng tiền. Có nghĩa là phải thay đổi
về chính sách tiền tệ.
Nhu cầu tiền tệ của nhân dân không trực tiếp làm thay đổi lượng cung tiền, nhưng như
thế đã gián tiếp tác động đến giá cả và sản lượng. Đó là tầm quan trọng và ảnh hưởng của nhu
cầu tiền đến chính sách tiền tệ. Để hiểu về nhu cầu tiền tệ, chúng ta lần lượt đi vào phân tích
các nhân tố chi phối và các cách xác định nhu cầu tiền.
11.2.1.2. Đối tượng và lý do cần tiền
Bởi vì tiền là một loại tài sản, trong tiền hàm chứa giá trị hàng hóa như vải vóc, quần
áo, thóc lúa, đường, sữa, xe cộ, nhà cửa, rượu vang và tất cả các loại hàng hóa khác. Cho nên,
mọi người dân đều cần tiền vì tiền có thể đổi thành mọi loại hàng hóa cần cho sự sống và phát
triển của họ.
Lý do cần tiền nằm ở rất nhiều chỗ dưới giác độ kinh tế. Nhân dân cần tiền để mua
sắm, giao dịch đầu tư. Các doanh nghiệp cần tiền vừa để sản xuất kinh doanh, vừa để chi
tiêu cho chính sinh hoạt của tổ chức. Chính phủ cần tiền để trả lương, mua sắm trang thiết
bị, tổ chức quốc phòng, an ninh, xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội và quan hệ đối
ngoại… Nói chung mọi lý do cần tiền có thể quy về các nhu cầu tồn tại và giao dịch để
phát triển.
Chương 11 - Chính sách tiền tệ
287
11.2.2. Các cách định lượng nhu cầu về tiền
Mọi người đều cần tiền. Nhưng không phải ai ai cũng đều muốn cất giữ tiền. Giữa
việc có nhu cầu về một loại hàng hóa với ham muốn cất giữ nó, là hai vấn đề khác nhau. Hơn
nữa, nhu cầu về hàng hóa là một chuyện, nhưng có thể kiếm được hàng hóa ấy không lại là
chuyện thứ hai. Chính ham muốn giữ tiền trong tay mới hình thành nên nhu cầu về tiền. Do
vậy vấn đề trước tiên phải xác định là động cơ của việc cất giữ tiền trước khi đi vào các lý
thuyết định lượng về nhu cầu tiền.
11.2.2.1. Động cơ của việc cất giữ tiền
Năm 1939, cả nước Mỹ chỉ có 7,598 tỷ USD tiền mặt nằm trong tay nhân dân. Năm
1960, con số này đã vọt lên 32,869 tỷ USD. Năm 1980 là 112 tỷ USD. Đến tháng giêng năm
1996 là 373,6 tỷ USD, gấp hơn 12 lần năm 1960 và gần 50 lần năm 1939.
Vì sao người Mỹ cất giữ tiền trở nên nhiều hơn một cách quá nhanh như vậy. Dĩ nhiên
trong sự tăng lên của lượng tiền do nhân dân cất giữ nói trên có sự đóng góp của mức lạm
phát giá cả và dân số tăng nhiều hơn giữa 2 thời điểm 1939 và 1996. Nhưng đây chỉ là lý do
phụ. Lý do chính nằm ở sự biến động của các nhân tố về:
11.2.2.1.1. Động cơ giao dịch và thanh toán
Người ta thích cất giữ tiền mặt bởi vì tiền mặt giúp cho họ thực hiện các loại mua,
bán, cho mượn, đóng lệ phí, du lịch được dễ dàng. Trái phiếu khác như cổ phiếu, trái phiếu
kho bạc, chứng thư tiền gửi… cũng có thể chuyển thành tiền mặt. Nhưng dù ít đến đâu thì
việc chuyển các loại tài sản nói trên sang tiền mặt vẫn mất thì giờ và công sức hơn là cầm
chính tiền mặt trong tay.
Do tiền mặt là loại hình có khả năng thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản, cầm
tiền mặt bao giờ cũng dễ tiêu xài hơn bất kỳ việc cầm loại tài sản nào khác. Số lượng tiền mặt
mà nhân dân muốn cầm hoặc giữ trong túi, trong nhà, nhiều hay ít, sẽ phụ thuộc vào những dự
định chi tiêu ngắn hạn, thí dụ như trong vài ngày đến 1 tuần sắp tới. Những dự định tiêu xài
ấy xuất phát từ sự tiên liệu trước về các loại chi tiêu (đi du lịch, mua thêm vật dụng, hàng hóa,
cho bạn bè vay, đóng học phí cho con cái, cho chính mình, ăn điểm tâm…). Khi tiên liệu về
những loại tiêu xài này trong thời gian sắp tới, giá cả hoặc chi phí thanh toán của hàng hóa sẽ
là điều quyết định số lượng tiền họ nên giữ hoặc cần giữ.
Ngoài ra, lượng thu nhập hàng tháng hoặc hàng năm cũng sẽ tham gia quyết định số
lượng tiền cất giữ cho thanh toán của nhân dân. Những người có thu nhập cao sẽ thấy có
nhiều việc để tiêu xài hơn, cũng như, có nhiều tiền để sử dụng hơn. Do vậy, họ sẽ giữ lại tiền
mặt nhiều. Ngược lại, nhân dân có thu nhập thấp buộc phải tiết kiệm. Bởi lẽ họ không có
nhiều tiền để mà tiêu. Họ chỉ có thể giữ lại những khoản tiền mặt ít hơn cho những sử dụng
thực sự cần thiết, còn thì gửi vảo ngân hàng hoặc mua trái phiếu để kiếm thêm thu nhập.
Tóm lại, để tiện lợi và khỏi mất công trong những giao dịch thanh toán gần nhất, nhân
dân cần giữ lại một số tiền mặt chứ không gửi cả vào ngân hàng hoặc mua các loại tài sản
sinh lãi khác. Số lượng tiền mà họ cần giữ lại phụ thuộc vào thu nhập và giá cả hàng hóa hoặc
chi phí của những giao dịch được tiên liệu trước.
11.2.2.1.2. Ý thức dự phòng
Trong nền kinh tế thị trường, ai cũng hiểu rằng giữ tiền mặt thì tiện lợi nhất cho việc
thanh toán, giao dịch. Nhưng vì tiền mặt có lãi suất khác không, nên chi phí phải trả giá cho
những tiện lợi nói trên là lượng tiền lãi mà đáng lẽ bạn có được nếu đem số tiền mặt ấy gửi
vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu. Nếu trong một tháng, gửi 1 triệu VND vào ngân hàng
hoặc mua trái phiếu nhà nước, bạn sẽ có được tiền lãi là 20.000 VND. Thì đó chính là khoản
thiệt hại, hoặc chi phí mà bạn phải trả giá nếu thích cất giữ 1.000.000 VND bằng tiền mặt mà
không gửi ngân hàng hoặc đầu tư vào phiếu nợ sinh lãi.
Giữ tiền mặt như thế rất thiệt so với giữ các tài sản khác. Nhưng người ta vẫn thích
giữ tiền mặt vì ngoài động cơ thuận tiện thanh toán và giao dịch nói trên, nó còn là vấn đề tùy
thuộc ý thức dự phòng. Giữ trái phiếu để có lãi suất thì hấp dẫn thật. Nhưng nếu con bạn ốm
vào lúc nửa đêm, bạn không có tiền mặt, trong khi bệnh viện lại không nhận thanh toán bằng