Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Thơ của Phạm Tiến Duật doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thơ là tiếng nói của tâm hồn, được chắt lọc từ trí tuệ, từ lòng người, rung cảm theo thời
gian, nhịp sống và không thể tự dối mình. Thơ anh thông minh, nhạy cảm và tinh tế.
Hàng triệu người ra trận cũng đều có tâm trạng như anh. Hầu như bài thơ nào của anh
cũng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, yêu những khoảng rừng xanh ngát, nhưng tiếng gió
của rừng chiều, nhớ về đồng đội với lòng thông cảm yêu thương, gợi nhớ quê hương yêu
dấu... Bài thơ tiêu biểu „Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” của anh đã có mặt trong ba
lô hàng triệu người ra trận, là nguồn nghị lực, dũng khí động viên, thôi thúc họ.
Tâm trạ̣ng của nhà thơ đồng cảm với tâm trạng của người lính:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Về bài thơ này, có người đã nhận xét một cách quan liêu, hời hợt, bảo Phạm Tiến Duật ca
tụng bom đạn, chiến tranh, tô hồng cuộc sống thiếu thốn, mất mát... Thoắt một cái, gần
33 năm qua đi, chiến tranh càng lùi sâu vào quá khứ, nhưng những con người dạo ấy vẫn
tỏa sáng trong nền văn học, mỹ học với nhiều phẩm chất tuyệt vời. Những ai hiểu biết về
giá trị cuộc sống, về con người, phải chăng, đều có chút nuối tiếc phẩm chất con người
trong thời chiến và bừng ngộ những giá trị văn hóa của nó, trong sự đối chiếu với những
cái nhỏ nhen, lố bịch, thảm hại của con người tầm thường, dùng đồng tiền làm thước đo
phẩm giá.
Với cái nhìn như thế, chúng ta mới có thể tái thẩm định được một cách đúng đắn những
giá trị thơ ca mà Phạm Tiến Duật và các thi sĩ cùng thời đã sáng tạo - đó là nền văn hóa
thời chiến tranh.
Thế đấy, giữa chiến trường
Nghe tiếng bom rất nhỏ
("Tiếng bom ở Seng Phan")
Hay như anh đã viết:
Cái vết thương xoàng mà đi viện
Hàng còn chờ đó tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
(“Nhớ”)
Trong những năm tháng chiến tranh, Phạm Tiến Duật không có thơ khóc đồng đội, đồng
chí. Cũng có thể anh đã viết, nhưng anh đã giấu đi, không cho in. Không phải riêng anh,
mà ít nhà thơ đã viết điều đó, hoặc giả, nếu có viết về cái mất mát đau thương, cái chết thì
người đọc vẫn như được tăng sức mạnh, tăng thêm dũng khí, và càng căm thù những kẻ
gây nên mất mát đau thương, chết chóc. Chẳng hạn, như Hoàng Lộc, trong „Viếng bạn”,
một bài thơ hay của chín năm trường kỳ kháng chiến:
1