Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO ĐỘ CAO CỦA BỘ PHÙ DU (INSECTA - EPHEMEROPTERA) Ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 209-220
209
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO ĐỘ CAO CỦA BỘ PHÙ
DU (INSECTA - EPHEMEROPTERA) Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
Hoàng Đình Trung, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Huỳnh Đức Khanh,
Mai Thị Thảo Nhi, Phan Thị Thùy Dương, Nguyễn Anh Toàn
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Bài báo này nhằm cung cấp những dẫn liệu về đa dạng sinh học thành phần loài
côn trùng Phù du (Insecta - Ephemeroptera) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nghiên cứu được
tiến hành từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011 tại các thủy vực Bạch Mã, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Kết quả phân tích và định loại mẫu thu được tại 08 điểm khảo sát đã xác định
được 61 loài Phù du thuộc 33 giống và 10 họ. Trong đó, họ Heptagenidae chiếm ưu thế nhất
với 21 loài (chiếm 28,57% tổng số loài), 11 giống (chiếm 33,33% tổng số giống). Họ
Baetidae có 10 loài (chiếm 16,39%), 6 giống (chiếm 18,18%); Họ Potamanthidae với 8 loài
(chiếm 13,11%), 3 giống (chiếm 9,09%). Các họ còn lại có số loài và số giống không cao.
Thành phần loài côn trùng ở nước phân bố theo độ cao tại Bạch Mã có sự phân bố không
đồng đều. Tần số bắt gặp các loài ở vùng giữa nguồn chiếm ưu thế hơn so với đầu nguồn và
cuối nguồn, số lượng các họ côn trùng Phù du ở vùng giữa nguồn thì thấp hơn so với hai vùng
còn lại.
1. Mở đầu
Bạch Mã là một trong những Vườn Quốc gia ở miền Trung được chính phủ Việt
Nam phê duyệt năm 1991 theo quyết định 214/CP, với diện tích 22.031ha, nơi chuyển tiếp
giữa Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Sau đó theo quyết định 01/QĐ -TTg ngày 02 tháng
01 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh, mở rộng diện tích Vườn với
quy mô vùng lõi là 37.487 ha và vùng đệm là 58.676 ha, thuộc địa giới hành chính hai
tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Vườn Quốc Bạch Mã có hệ thống thủy văn dày đặc
với nhiều suối lớn nhỏ phân bố từ vùng đệm cho tới đỉnh. Mật độ sông suối khoảng
2.000km/km2
, dòng chảy trong khu vực chính của Vườn từ đai cao 100m đến 1400m với
tổng chiều dài các con suối chính là 45,09km. Việc bảo tồn các nguồn gen quý hiếm và
tính đa dạng sinh học ở cấp độ loài ở vùng Bạch Mã là mối quan tâm của các nhà khoa
học và các cấp ban ngành liên quan. Việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng ở nước
thuộc các thủy vực Vườn Quốc gia Bạch Mã đã được tiến hành, song còn chưa đầy đủ và
tản mạn, trong khi đó nhóm côn trùng nước là một trong các quần xã sinh vật cấu thành
hệ sinh thái của Vườn. Chính vì vậy, tiến hành nghiên cứu côn trùng nước ở Bạch Mã là