Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
![Tài liệu T và TT-PTKT [nhóm 3 ] pptx](https://storage.googleapis.com/cloud_leafy_production/1687763910673_1687763908864_558-0.png)
Tài liệu T và TT-PTKT [nhóm 3 ] pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhóm 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ
QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN
KINH TẾ.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Đầu tư
1.1. Khái niệm
Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra. Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt
được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư
phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Trên góc độ kinh tế học vĩ mô: Đầu tư là hoạt động mua “tư bản hiện
vật” như máy móc, xây dựng nhà xưởng … nhằm thay thế một phần tài sản
đã hao mòn để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Tóm lại Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào các hoạt
động nào đó nhằm đem lại lợi ích hoặc mục tiêu, mục đích của chủ đầu tư.
1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại đầu tư theo các tiêu chí khác nhau:
Theo đối tượng đầu tư, theo chủ thể đầu tư, theo nguồn vốn đầu
tư….Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng ta sẽ phân loại thành:
1
Lớp Đầu tư 50C
Nhóm 3
- Đầu tư phát triển : là đầu tư không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của
người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc
chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm
hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri
thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm vì mục tiêu
phát triển.
- Đầu tư tài chính: là đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của
người đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của nền kinh tế thông
qua sự đóng góp tài chính tích lũy của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư
phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và thúc đẩy quá
trình lưu thông phân phối các sản phẩm do các kết quả của đầu tư phát triển
tạo ra.
- Đầu tư thương mại: là loại đầu tư người có tiền mua hàng hóa và bán
với giá cao hơn để hưởng chênh lệch.
2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
2.1. Khái niệm
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy
mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc
độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự
gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Như vậy, bản chất của tăng trưởng
là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
2.1.2. Phát triển kinh tế
2
Lớp Đầu tư 50C
Nhóm 3
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình biến đổi cả về lượng và chất,
nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã
hội ở mỗi quốc gia. Như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do
các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh
tế được khái quát theo ba tiêu thức:
Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng
thu nhập bình quân trên đầu người.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế
Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển
Nói đến tăng trưởng kinh tế người ta thường liên tưởng đến việc gia
tăng về số lượng các chỉ tiêu kinh tế. Chẳng hạn như các chỉ tiêu về GDP,
GNP, cán cân thương mại, sản lượng sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,...
Còn đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế, ngoài các chỉ tiêu về số lượng
người ta còn quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng như: công bằng xã hội,
khoảng cách giàu nghèo, trình độ dân trí, dịch vụ công ích,...
Tăng trưởng kinh tế chưa chắc đã là phát triển kinh tế. Ngược lại phát
triển kinh tế là đã bao hàm cả tăng trưởng kinh tế. Chỉ khi tăng trưởng kinh
tế tích lũy được đến một lượng nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất khi
đó người ta xem như là phát triển kinh tế. Điều này tuân theo quy luật vận
động của sự phát triển. Phát triển kinh tế là hình thức cao hơn của tăng
trưởng kinh tế.
Tăng trưởng chỉ đơn thuần là tăng về lượng (GDP; GNP; FDI.....)
3
Lớp Đầu tư 50C
Nhóm 3
Còn phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tăng trưởng xã
hội....hay nói cách khác là tăng cả chất và lượng.
Phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững, hai mặt tác động
lẫn nhau, tăng trưởng được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn
hạn và dài hạn. Về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển
theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu.
Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con
người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm,
cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm
nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Phải rất coi
trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, không
gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc
bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều
kiện để phát triển nhanh và bền vững.
II. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG
& PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng & phát triển kinh tế
1.1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung của nền kinh tế
1.1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển:
Các yếu tố cấu thành tổng cung của nền kinh tế: Theo Ricardo (1772-
1823) nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó ông cho rằng các
yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong từng
ngành và phù hợp với trình độ với một trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố
4
Lớp Đầu tư 50C
Nhóm 3
này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, không thay đổi. Trong ba yếu
tố này đất đai là yếu tố quan trọng nhất.
Sự giới hạn tăng tổng cung của nền kinh tế: do đất đai là yếu tố quan
trọng nhất nhưng chính đất đai mới là giới hạn của tăng trưởng. Khi sản xuất
nông nghiệp ra tăng trên những đất đai màu mỡ hơn giá lương thực thực
phẩm sẽ tăng lên. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng tăng lên
tương ứng, lợi nhuận của nhà tư bản có xu hướng giảm. Nếu cứ tiếp tục như
vậy cho đến khi lợi nhuận hạ thấp, không thể bù đắp được rủi ro trong kinh
doanh làm cho nền kinh tế trở nên bế tắc.
Đầu tư làm giảm sự giới hạn đó: Ricardo cho rằng muốn hạn chế giới
hạn đó thì chỉ có cách xuất khẩu hàng công nghiệp để mua lương thực rẻ hơn
từ nước ngoài, hoặc phát triển công nghiệp để rồi tác động vào nông nghiệp.
Muốn vậy, chúng ta phải đầu tư sang lĩnh vực công nghiệp để thúc đẩy tăng
trưởng ngành công nghiệp. Điều này thể hiện vai trò của đầu tư trong việc
tăng trưởng ngành nông nghiệp dẫn đến làm giảm sự giới hạn tăng trưởng
chung.
Hạn chế của lý thuyết: các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự
do được một bàn tay vô hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã
hội. Thị trường với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều
chỉnh những mất cân đối của nền kinh tế để xác lập những cân đối mới. Như
vậy Ricardo chưa thấy vai trò của chính phủ cũng như các chính sách đầu tư
phát triển của nhà nước. Theo ông chính phủ không có vai trò gì trong tăng
trưởng kinh tế thậm chí hạn chế sự tăng trưởng.
1.1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx (1818-1883):
5
Lớp Đầu tư 50C