Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đề tài t:Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài tham dự cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008
Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công
mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam
http://svnckh.com.vn 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng với tốc
độ rất cao. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã làm giảm đáng kể tình trạng nghèo
đói (giảm tỷ lệ đói nghèo từ 58% năm 1993 xuống còn 19.5% vào năm 2004, rồi
16% năm 2006), tỷ lệ số người quá nghèo ( theo tiêu chí thiếu lương thực) giảm từ
25% xuống còn 11% vào năm 1993 và năm 2000. Cuộc sống của người dân nói
chung cũng có những cái thiện đáng kể.
Mặc dù vậy, sự phát triển này không đồng đều, sự tăng lên của thu nhập không
đồng nhất và sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng. Khoảng cách chênh lệch
giữa nông thôn và thành thị, giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số ngày càng
nới rộng. Điều này đã làm giảm đáng kế chất lượng và hiệu quả của đường lối tăng
trưởng giảm nghèo mà Việt Nam đang theo đuổi.
Hiểu và trăn trở với thực trạng đó, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng thực hiện
mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo ở Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng đến bất
bình đẳng thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa người Kinh và người dân
tộc thiểu số và giữa các vùng trên toàn quốc.
Hy vọng nghiên cứu có thể đóng góp một phần vào việc thúc đẩy quá trình tăng
trưởng giảm nghèo ở Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đem đến được một cái nhìn tổng quan
về tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam, từ đó đưa ra được một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng giảm nghèo.
http://svnckh.com.vn 2
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là trả lời được những câu hỏi sau:
- Tăng trưởng giảm nghèo là gi? Tại sao phải hướng tới mục tiêu tăng trưởng
giảm nghèo?
- Thực trạng đói nghèo thay đổi như thế nào trong bối cảnh có tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam?
- Các yếu tố nào làm hạn chế tăng trưởng hướng tới giảm nghèo tại Việt Nam?
- Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo Viêt
Nam là như thế nào?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Người nghèo ở Việt Nam và tác động của tăng trưởng đối với họ
- Khả năng tham gia vào quá trình tạo nên và hưởng lợi từ tăng trưởng của
người nghèo Việt Nam.
- Các thành phần tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng giảm
nghèo tại Việt Nam
+ Chính phủ và hệ thống chính sách và chi tiêu công của chính phủ
+ Các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ tín dụng cho người nghèo
+ Những người, tổ chức và cơ quan thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các nội dung về tăng trưởng giảm nghèo, các yếu tố làm hạn
chế tăng trưởng giảm nghèo và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo
tại Việt Nam
- Không gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chất lượng tăng trưởng và giảm nghèo tại Việt Nam.
http://svnckh.com.vn 3
- Thời gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của Viêt Nam trong
giai đoạn có tăng trưởng kinh tế từ sau Đổi mới đến nay, đặc biệt là từ năm 1990
đến năm 2006.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
- Phương pháp và phân tích thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích - tổng hợp để hệ thống hoá các
vấn đề lý luận cũng như đánh giá về thực trạng của tăng trưởng giảm nghèo
ở Việt Nam.
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được kết cấu gồm 4 chương, mỗi chương lần lượt trả lời 4 câu
hỏi được nêu ở phần 2.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Mỗi chương gồm có ba phần: phần mở đầu – giới thiệu chung về nội dung,
nhiệm vụ của chương và mối quan hệ giữa nó với các chương khác trong toàn bài
nghiên cứu, phần nội dung chính của chương và phần tóm tắt cuối chương.
http://svnckh.com.vn 4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TĂNG TRƢỞNG GIẢM NGHÈO
Chương 1 có nhiệm vụ đưa ra những cơ sở lý luận của vấn đề tăng trưởng
giảm nghèo, làm tiền đề cho các chương sau của nghiên cứu. Nội dung của chương
gồm có:
- Khái niệm nghèo đói và các chỉ số đánh giá tình trạng nghèo đói
- Khái niệm, tầm quan trọng của tăng trưởng giảm nghèo và các chỉ số đánh
giá tăng trưởng giảm nghèo
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng giảm nghèo và bất bình đẳng
I. Khái niệm nghèo đói
1. Một số quan điểm về nghèo đói
Nghèo đói là tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diên. Không có một định
nghĩa duy nhất về nghèo đói mà khái niệm nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều
khía cạnh khác nhau.
1.1.Định nghĩa về đói nghèo
Quan điểm của trường phái phúc lợi:
Theo trường phái này, xã hội có hiện tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá
nhân trong xã hội không có được một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để
đảm bảo một cuộc sống tối thiếu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó. [8, trang
177] 1
Quan điểm của trường phái nhu cầu cơ bản
1 Xem “Cách ghi chú tài liệu tham khảo” trong mục “Danh mục tài liệu tham khảo”, trang 58.
http://svnckh.com.vn 5
Đây là một quan điểm về đói nghèo thường được nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam, sử dụng. Khái niệm được đưa ra tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực
châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng
9/1993, theo đó “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội
thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa
phương” [15, trang 152].
Quan điểm của trường phái năng lực
Theo trường phái này, phạm vi của đói nghèo càng được mở rộng. Giá trị
cuộc sống của con người không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thoả dụng hay thoả
mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự
do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn.[8,
trang 179]
Nhìn chung, theo WB, định nghĩa nghèo đói ngày càng được mở rộng, và từ
năm 1980 đến nay, một người bị coi là nghèo khi anh ta bị thiếu thốn về năng lực
và cơ hội, bao gồm tiêu dùng, dịch vụ xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương.
1.2. Phƣơng pháp đánh giá nghèo khổ
Để đánh giá nghèo khổ, các nước sử dụng hai khái niệm về đói nghèo, đó là
nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ tương đối.
1.2.1. Nghèo khổ tuyệt đối
Khái niệm Nghèo khổ tuyệt đối nhằm “biểu thị một mức thu nhập (chi tiêu)
tối thiểu cần thiết để đảm bảo những nhu cầu vật chất cơ bản ...để mỗi người có thể
“tiếp tục tồn tại”.[15, trang 153] Thước đo nghèo khổ tuyệt đối cho biết số người
sống dưới một ngưỡng nghèo nhất định không thay đổi theo thời gian và không
gian.
Mỗi nước sử dụng những thước đo đói nghèo tuyệt đối riêng, phù hợp với
trình độ phát triển và các chuẩn mực xã hội của mình. Nhìn chung, có hai loại
http://svnckh.com.vn 6
thước đo đói nghèo tuyệt đối được sử dụng ở Việt Nam, đó là chuẩn nghèo của thế
giới do WB quy định và chuẩn nghèo của Việt Nam
Chuẩn nghèo của WB
Chuấn nghèo tuyệt đối do WB quy định là 1USD/ngày/người và 2USD
ngày/người được tính theo ngang giá sức mua ( PPP) năm 1993. Trong đó, ngưỡng
1USD/ngày/người thường được sử dụng cho các nước kém phát triển, chủ yếu là ở
châu Phi; ngưỡng 2USD/ngày/người thường được dùng cho các nền kinh tế có mức
thu nhập trung bình như Đông Á và Mỹ Latinh [1, trang 28].
Chuẩn nghèo của Việt Nam
Chuẩn nghèo của Việt Nam thay đổi theo thời gian.
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 thì chuẩn nghèo
quốc gia của giai đoạn 2001 – 2005 là 80.000đ/người/tháng (tương đương 0.17
USD/ngày) đối với khu vực nông thôn; 100.000đ/người/tháng ( tương đương
0.21USD/ngày) đối với khu vực đồng bằng; và 150.000đ/người/tháng (tương
đương 0.32 USD/ngày) đối với khu vực thành thị.
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 quy định chuẩn nghèo
quốc gia của giai đoạn 2006 – 2010 thì ở khu vực nông thôn, những hộ có mức thu
nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở
xuống là hộ nghèo. Còn tại khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân
từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ
nghèo.
1.2.2. Nghèo khổ tƣơng đối
Nghèo tương đối được xét trong tương quan xã hội. Đó là tình trạng sống
dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được tại những địa điểm và thời gian xác
định.