Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Phát hành trái phiếu chuyển đổi làm tăng giá trị Vietcombank! pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phát hành trái phiếu chuyển đổi làm tăng giá trị Vietcombank!
Huỳnh Thế Du
Ngày 23/06/2005, Thời báo Kinh tế Việt Nam đăng bài "Cổ phần hóa Vietcombank: Phát
hành trái phiếu có thể giảm giá trị doanh nghiệp?". Trong bài viết này tác giả cho rằng nếu
phát hành cổ phiếu có thể làm giảm giá trị doanh nghiệp. Chuyên gia kinh tế tài chính
Huỳnh Thế Du, giảng viên của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright bác bỏ điều này
và chứng minh hệ quả ngược lại: phát hành trái phiếu chuyển đổi chắc chắn làm tăng giá
trị của doanh nghiệp.
Điều này có thể giải thích bởi ba lý do đơn giản sau:
Thứ nhất, phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi làm tăng tỷ lệ đủ vốn của
Vietcombank
Chúng ta biết rằng, hai trong những vấn đề rất lớn mà các ngân hàng thương mại nhà nước
đang gặp là (1) không đủ vốn theo các chuẩn mực quốc tế - tiêu chuẩn Basel (Basel hiểu
một cách đơn giản là các tiêu chuẩn được thống nhất bởi Hiệp hội ngân hàng quốc tế nhằm
đánh giá, xếp loại các ngân hàng. Đây là tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế
giới hiện nay); (2) hiệu quả của việc quản trị ngân hàng (banking governance) rất thấp.
Việc cổ phần hoá Vietcombank nói riêng, các ngân hàng thương mại nhà nước nói chung
nhằm khắc phục hai vấn đề này.Ở đây chưa nói đến quản trị ngân hàng mà chỉ đề cập đến
tiêu chí đủ vốn của việc phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi.
Theo quy định trong Basel, vốn để tính tỷ lệ vốn tối thiểu hay hệ số đủ vốn (CAR - Capital
Adequacy Ratio) của một ngân hàng được chia làm hai loại.
Vốn nòng cốt - vốn cấp I (core capital - tier 1): Loại vốn này có thể hiểu một cách đơn
giản chính là vốn tự có của doanh nghiệp như cách hiểu thông thường hiện nay, nó bao
gồm vốn cổ phần (hay vốn điều lệ đối với ngân hàng thương mại nhà nước) và lợi nhuận
giữ lại*.
Vốn bổ sung - vốn cấp 2 (supplymentary capital - tier 2) bao gồm một số loại nợ thứ cấp
như: giá trị tài sản đánh giá lại, quỹ dự phòng rủi ro chung, các loại công cụ lai giữa nợ và
vốn ... Trái phiếu có khả năng chuyển đổi thuộc vốn cấp hai.
Một ngân hàng được xem là đủ vốn khi tỷ lệ vốn cấp 1 chia cho tài sản có điều chỉnh rủi ro
(mỗi loại tài sản có một trọng số rủi ro khác nhau. Ví dụ tiền mặt tại quỹ có trọng số rủi ro
bằng 0%; các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo cho các doanh nghiệp có trọng số
rủi ro bằng 100%...) tối thiểu bằng 4% và tỷ lệ vốn cấp 1 + vốn cấp 2 chia cho tài sản có
điều chỉnh rủi ro tối thiểu bằng 8%.
Trong thực tế, người ta thường quan tâm đến tỷ lệ thứ hai hơn (giới hạn ràng buộc giữa
vốn cấp 1 và vốn cấp 2 là tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1). Con số 8% mà
các phương tiện thông tin đại chúng, các chuyên gia tài chính ngân hàng hay đề cập đến
chính là con số thứ hai nêu trên.