Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Nuôi cá lóc cao sản trên vùng duyên hải docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nuôi cá lóc cao sản trên vùng duyên hải
Nguồn: vietlinh.com.vn
Vùng đất duyên hải tỉnh Nghệ An chủ yếu là đất pha cát bạc màu, giá trị
kinh tế khi trồng cây nông nghiệp rất thấp. Những năm gần đây, trên chính vùng
đất ấy đã cho thu nhập rất cao (1 - 1,5 triệu đồng/m2) từ nghề nuôi cá lóc đen cao
sản.
Tại phường Nghi Hòa (thị xã Cửa Lò) đất pha cát bạc màu, chủ yếu bỏ
hoang hoặc chỉ trồng cây lấy củi trong khi đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Là người dân nơi đây, vốn xuất thân từ ngành Thủy sản, ông Nguyễn Long Vân đã
tự bỏ kinh phí đi tham quan học tập trong và ngoài nước về cách nuôi trồng thủy
sản.
Sau 2 năm ông nuôi thử nghiệm nhiều loại thủy sản tại vườn nhà, kết quả
cho thấy cá lóc đen là vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương, có giá trị kinh tế
hơn. Được sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thủy sản, ông Nguyễn
Long Vân đã triển khai các dự án: "Nghiên cứu, ứng dụng Tiến bộ khoa học-công
nghệ, xây dựng mô hình nuôi thủy hải sản trên đất vườn ven biển Nghệ An"
(2006), "Nuôi cá lóc cao sản hướng công nghiệp công nghệ mới" (2007) và "Công
trình nuôi cá lóc đen qua đông" (2008). Hiện tại, gia đình ông Long Vân có 10 bể
xi măng với diện tích 600m2, tạo thành một vườn trại nuôi thủy sản nước ngọt quy
mô lớn nhất phường, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Cá lóc đen là loại chóng lớn ở thời kỳ 1-2 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng
trung bình 0,1- 0,15kg/con/tháng; tháng thứ 3 trở đi tăng trung bình mỗi tháng
0,15kg/con/tháng. Chúng thường ăn lẫn nhau nên tỷ lệ hao hụt lớn. Qua thời gian
nuôi ban đầu, ông Long Vân thường phân loại cá vượt đàn nuôi riêng. Về thiết kế
bể nuôi: tường bể cao 0,80m, với diện tích khoảng 30m2 - 60m2 phù hợp với mật