Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Nông Văn Vân và cuộc nổi dậy ở Việt Bắc pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nông Văn Vân và cuộc nổi dậy chống Nguyễn ở Việt Bắc
Nông Văn Vân (? - 1835) là thủ lĩnh cuộc nổi dậy của các dân tộc vùng
Việt Bắc trong lịch sử Việt Nam. Cuộc nổi dậy nổ ra từ ngày 2 tháng 7
năm 1833 đến 11 tháng 3 năm 1835 thì bị quan quân nhà Nguyễn dập tắt,
sau khi tìm thấy Nông Văn Vân bị chết cháy ở trong rừng. Mặc dù vậy, theo
các nhà nghiên cứu, thì Nông Văn Vân quả là một thủ lĩnh tài ba, bởi ông đã
lôi kéo được một số tù trưởng và các dân tộc thiểu số cùng theo, khéo lợi
dụng địa thế rừng núi hiểm trở trong tấn công và phòng ngự, làm cho tướng
sĩ triều đình phải đối phó vất vả và chịu nhiều tổn thất nặng nề. Có thể nói,
đây là một cuộc đấu tranh rộng và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số ở
thế kỷ 19.
1. Xuất thân:
Nông văn Vân là người Tày ở Cao Bằng, con tri châu Nông Văn Bật. Họ
Nông, vốn nhiều đời làm thổ quan ở Cao Bằng. Đến khi cha mất, Nông Văn
Vân được nối thay sang làm tri châu Bảo Lạc, là một châu vùng cao thuộc
tỉnh Tuyên Quang.
Vào đời vua Minh Mạng, các quan lại do triều đình cử đến [1] thường hay
nhũng nhiểu, nên các thổ quan và người dân ở đây rất căm ghét, chỉ chờ dịp
nổi lên đánh đuổi.
Tháng 5 năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi (em vợ Nông Văn Vân) vì bất
mãn đã khởi binh chiếm lấy thành Phiên An ở Gia Định. Vua Minh Mạng
lập tức cử quân đi đánh dẹp, đồng thời lệnh cho quan lại ở Cao Bằng truy nã
vợ con và họ hàng Lê Văn Khôi đang cư ngụ ở đó.
Theo sử liệu thì:
Viên án sát Cao Bằng liền ra lệnh bắt 14 người thân thuộc Lê Văn Khôi, sai
đào mả ông nội (Bế Văn Sĩ) và cha đẻ (Bế Văn Viên hay Kiện) của Lê Văn
Khôi rồi đốt hài cốt ra tro. Nông Vân Vân lúc bấy giờ đang làm tri châu Bảo
Lạc cũng bị triệu về tra hỏi...
2. Khởi binh chống nhà Nguyễn:
Sẵn lòng căm ghét, Nông Văn Vân liền vận động các người thân cùng chí
hướng, các tù trưởng bất mãn, những người dân bị áp bức, được khoảng sáu
ngàn người cùng đứng lên chống Nguyễn.