Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĂN VÀO, TỈ LỆ TIÊU HÓA, CÂN BẰNG NI-TƠ VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 221-228…
221
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĂN VÀO, TỈ LỆ TIÊU HÓA,
CÂN BẰNG NI-TƠ VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG LÁ CHUỐI
LÀM THỨC ĂN CHO DÊ
Nguyễn Hữu Văn
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tóm tắt. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu vuông latinh gồm có 4 dê, 4 khẩu phần ăn là A
(LC): chỉ cho ăn lá chuối; B (LC–RUK): LC có bổ sung thêm RUK (là hỗn hợp Rỉ
mật+Urê+Khoáng, với lượng là 2g/kg khối lượng cơ thể); C (LC–SLK): LC có bổ sung
thêm sắn lát khô (với lượng bằng 1% khối lượng cơ thể tính theo vật chất khô ); D (LC–
RUK–SLK): LC có bổ sung thêm RUK (với lượng là 2g/kg khối lượng cơ thể) và sắn lát
khô (với lượng bằng 1% khối lượng cơ thể tính theo chất khô). Khi dê được cho ăn khẩu
phần hoàn toàn lá chuối thì chúng thu nhận được một lượng khoảng 2,62% tính theo DM so
với khối lượng cơ thể. Nhưng khi được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn lát khô, hoặc
cả RUK và sắn lát khô thì lượng ăn vào tăng lên, tương ứng là 2,98; 2,83; và 2,87% tính
theo DM so với khối lượng cơ thể. Tỉ lệ tiêu hóa DM, OM, và CP ở dê khi cho ăn khẩu
phần hoàn toàn lá chuối lần lượt là 62,0; 64,6; và 59,1%. Tỉ lệ tiêu hóa các thành phần dinh
dưỡng này được nâng cao khi dê được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn lát khô, hoặc
cả RUK và sắn lát khô. Ở dê chỉ được cho ăn lá chuối thì lượng N thải ra theo phân chiếm tỉ
lệ 40,8%, thải ra qua nước tiểu chiếm tỉ lệ 40,6%, và còn lại cho tích lũy chiếm tỉ lệ 18,5%
so với lượng thu nhận. Khi được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn lát khô, hoặc cả
RUK và sắn lát khô thì tỉ lệ N thải ra theo phân và nước tiểu có xu hướng giảm, ngược lại tỉ
lệ N tích lũy tăng đáng kể (p<0,05).
Từ khóa: cân bằng ni-tơ, dê, lá chuối, tỉ lệ tiêu hóa.
I. Đặt vấn đề
Nghề nuôi dê đang được nhiều địa phương trong cả nước quan tâm phát triển
nhằm góp phần nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ ưu thế của loài
vật nuôi này là vốn đầu tư ban đầu thấp, dễ nuôi, sinh sản nhanh, ít bệnh tật (Cục Chăn
nuôi, 2006).
Dê ăn theo lối vặt, khả năng lựa chọn thức ăn rất tinh tế, nhưng cũng là loài vật
rất phàm ăn, ăn được hầu hết các loại cây trồng và cây cỏ tự nhiên nên chúng có thể phá
phách hoa màu, ăn trụi cây cối nếu quản lý chăn thả không tốt. Tập quán chăn nuôi dê ở
nước ta chủ yếu theo hình thức chăn thả quảng canh, đòi hỏi phải có diện tích bãi chăn