Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỖN HỢP NGUYÊN LIỆU GỖ TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI) VÀ GỖ KEO LAI (ACACIA
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỖN HỢP NGUYÊN LIỆU GỖ TRÀM (MELALEUCA
CAJUPUTI) VÀ GỖ KEO LAI (ACACIA HYBRID) ĐỂ SẢN XUẤT VÁN DĂM
Bùi Duy Ngọc
Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nhu cầu sử dụng ván dăm ở Việt Nam ngày càng tăng. Gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi)
là nguồn nguyên liệu tiềm năng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể đáp ứng một phần
nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ván dăm. Ván dăm được làm từ 100%
nguyên liệu gỗ Tràm có chất lượng chưa cao nhưng cũng đáp ứng yêu cầu ván dăm thông dụng
sử dụng ở điều kiện khô (theo TCVN – P1.2007). Ván dăm được sản xuất từ hỗn hợp dăm gỗ
tràm (M. cajuputi) và keo lai (A. hybryd) theo tỷ lệ khối lượng 60/40 có chất lượng đáp ứng
yêu cầu sản phẩm ván dăm không chịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm (theo TCVN - P3.2007).
Từ khóa: Ván dăm, gỗ Tràm, gỗ Keo lai.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu đối với sản phẩm ván nhân tạo nói chung và ván dăm nói riêng ở Việt Nam
không ngừng nâng cao. Theo số liệu của FAOSTAT DATABASE – 2006 thì nhu cầu của xã
hội đối với sản phẩm ván dăm ở nước ta như sau:
Bảng 1. Nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm ván dăm ở Việt Nam
Năm Sản lượng hàng năm (m3
) Ghi chú
Sản xuất
trong nước
Nhập khẩu
nước ngoài
Nhập khẩu chủ yếu từ các nước: Nga, Đài Loan,
Indonexia, Malaysia, Newzeland.
2000 2.000 49.000
2001 2.000 64.000
2002 2.000 20.000
2003 43.500 20.000
2004 48.000 126.401
Theo đề xuất mới đây của ngành lâm nghiệp đối với ván nhân tạo, từ nay đến năm 2015, chỉ
nên đầu tư sản xuất ván dăm và ván sợi (MDF) sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng, với tổng
sản lượng ván nhân tạo dự kiến 800.000m
3
sản phẩm/năm. Trong đó, 50 – 60% là ván dăm [1].
Như vậy, việc tìm ra nguồn nguyên liệu mới để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của ngành công
nghiệp sản xuất ván dăm là rất cần thiết.
Cây Tràm là loài cây trồng rừng chủ yếu trên vùng đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu
Long; tổng diện tích rừng Tràm bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có trên
200.000ha. Gỗ Tràm là một nguồn nguyên liệu tiềm năng cần được nghiên cứu sử dụng cho
sản xuất công nghiệp. Nguyên liệu gỗ Tràm có các thông số về hình thể, khối lượng thể tích
đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho sản xuất ván dăm thông dụng, ngoại trừ tỷ lệ vỏ khá cao