Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Nền giáo dục của Việt Nam từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 19 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪ XƯA ĐẾN NAY
1) Nền giáo dục của Việt Nam từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 19
Thăng Long thời kỳ phong kiến là trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước. Đây chính là nơi hội
tụ, đào tạo nguồn nhân tài cho hệ thống quan lại trung ương. Đã có rất nhiều nhà Nho nổi tiếng
của Thăng Long qua các triều đại như Chu Văn An, Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát…
Đất nước ta trải qua nghìn năm Bắc thuộc, rồi ngay cả khi xây dựng nhà nước độc lập dưới chế
độ phong kiến nhưng đất nước vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục phương Bắc mà chủ
yếu là Trung Quốc.
Hệ thống giáo dục qua các triều đại phong kiến đều dựa trên tư tưởng của Nho giáo. Những môn
học, những hình thức thi cử, tuyển chọn quan lại cho hệ thống chính quyền cai trị từ trung ương
đến địa phương đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ Trung Quốc phong kiến.
Giờ học Địa lý
Ở thời kỳ này, các triều đại phong kiến Đại Việt xây dựng Nhà nước theo mô hình Nhà nước Nho
giáo của Trung Hoa. Từ cơ cấu luật pháp, hành chính đến giáo dục, văn chương và nghệ thuật
đều rập khuôn theo mẫu Trung Hoa .
Trong giáo dục thì thực hành chế độ khoa cử, dùng chữ Hán và chữ Nho, đào tạo nhân tài phục
vụ cho bộ máy hành chính của các Hoàng Triều và xây dựng những cổ lệ phong kiến địa phương
theo Nho giáo. Mỗi khoa thi có 3 kỳ thi quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Tài
liệu dùng để giảng dạy, học tập và thi cử gồm các tài liệu chính của Nho học Trung Hoa là: Tứ
thư, Ngũ kinh và Sử Trung Hoa (tức Bắc sử ). Riêng thời Nguyễn (1802-1919) có thêm tài liệu
do người Việt biên soạn là: Sơ học vấn tân, Âu học ngũ ngôn thi và Nam sử. Phương pháp giáo
dục chủ yếu là dạy, học thuộc lòng.