Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam (M&A) doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam: Nhìn từ bên mua và bên bán
Mua bán (acquisition) và sáp nhập (merger) doanh nghiệp (M&A) là một phần tất yếu của
bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào và là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh
nghiệp. Quan trọng hơn, đó là cách thức chủ yếu để các doanh nghiệp mở rộng và
phát triển hoạt động kinh doanh của mình và đem lại thu nhập cho chủ sở hữu và các
nhà đầu tư. Nguyên tắc M &A là tạo ra giá trị cho cổ đông bao trùm và lớn hơn tổng
giá trị hiện tại của hai doanh nghiệp khi hai doanh nghiệp tồn tại riêng rẽ.
1. Khái niệm về M &A theo quy định của pháp luật Việt Nam
Hoạt động M &A ở Việt Nam được quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau và hiện chưa có một khung pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất điều chỉnh lĩnh vực này.
Các giao dịch M &A, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể liên quan và chịu sự điều chỉnh của các
quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, về chứng khoán, về cạnh tranh, về đầu tư và luật hợp đồng.
Thuật ngữ “mua bán” và “sáp nhập” là hai khái niệm luôn đi kèm với nhau nhưng lại thường bị
nhầm lẫn hoặc được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù hai thuật ngữ này có sự khác biệt cơ bản
về bản chất. Hai hoạt động này khác nhau và hệ quả pháp lý của chúng cũng khác nhau.
Trong những năm gần đây, hoạt động M &A trở nên sôi động hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, các
giao dịch này chủ yếu là các giao dịch mua lại. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tại hội thảo về vấn đề này diễn ra ngày 11/6 vừa qua tại Hà Nội, năm 2005
chỉ có 18 vụ M &A với tổng giá trị là 61 triệu đôla Mỹ, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị các
thương vụ là 245 triệu đôla Mỹ. Năm 2007, Việt Nam có hơn 90 vụ M &A với giá trị giao dịch là
hơn 1, 7 tỷ đôla Mỹ và năm 2008, đã có gần 40 vụ sáp nhập và mua lại với tổng giá trị gần 30
triệu đôla Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong 5 đến 10 năm tới, sẽ có từ 30%
đến 50% doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ sáp nhập hoặc bị sáp nhập với các đối tác khác. Hoạt
động M &A tiếp tục diễn ra sôi động do đây là một hình thức đầu tư ngày càng phổ biến và tiện
lợi; do sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua; do nhà đầu tư nước
ngoài đánh giá cao những cơ hội đầu tư tại Việt Nam cũng như do những cam kết của Chính
phủ Việt Nam trong lộ trình thực hiện khi gia nhập WTO; và do những ảnh hưởng quốc tế với sự
góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
Mặc dù thuật ngữ “M &A” được sử dụng rất thông dụng ở Anh quốc cũng như ở Hoa Kỳ nhưng
trên thực tế, lại không có một định nghĩa pháp lý nào về việc sáp nhập hai công ty thành một
công ty. Do đó, các giao dịch thường được cơ cấu thành giao dịch mua cổ phần hoặc mua tài sản.
Với các nước có hệ thống dân luật như Trung Quốc, khi nói đến một giao dịch “M &A” có nghĩa
là đề cập đến một giao dịch khi một doanh nghiệp được thành lập ở Trung Quốc sẽ, bằng việc
mua lợi ích trong phần vốn chủ sở hữu hiện tại, đặt mua thêm phần vốn phát hành bổ sung, mua
tài sản hoặc nợ, giành lấy hoặc có được quyền kiểm soát thực tế của doanh nghiệp đã được thành
lập và vẫn đang tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.
Trên thực tế, nếu một doanh nghiệp mua lại hoàn toàn một doanh nghiệp khác và đóng vai trò là
người chủ sở hữu mới thì giao dịch đó được gọi là mua lại (acquisition). Dưới góc độ pháp lý,
công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty mua lại sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh
doanh của công ty kia và cổ phiếu của công ty mua lại vẫn được giao dịch bình thường. Sáp
nhập, theo nghĩa đơn giản nhất, là việc hai công ty thường là có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng
tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp. Cổ phiếu của hai công ty này sẽ
không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu mới thay thế.
Ở Việt Nam, M&A là việc mua bán một tài sản, ví dụ như mua bán một nhà máy, một bộ phận
doanh nghiệp hoặc thậm chí là toàn bộ doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 không đưa