Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Linguistic Semantics An Introduction docx
MIỄN PHÍ
Số trang
66
Kích thước
451.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1746

Tài liệu Linguistic Semantics An Introduction docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Linguistic Semantics: An Introduction

Ngữ nghĩa học dẫn luận

• Tác giả: John Lyons

• Người dịch: Nguyễn Văn Hiệp

LỜI NÓI ĐẦU

CÁC KÍ HIỆU VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

PHẦN 1 – TỔNG QUAN

Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ

1.0. Dẫn nhập

1.1. Nghĩa của ‘nghĩa’

1.2. Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học

1.3. Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ

1.4. Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Ngữ ngôn’ và ‘Lời nói’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’

1.5. Từ: dạng thức và ý nghĩa.

1.6. Câu và phát ngôn; văn bản, hội thoại và diễn ngôn

1.7. Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa

PHẦN 2 – NGHĨA TỪ VỰNG

Chương 2: Từ với tư cách là đơn vị mang nghĩa

2.0. Dẫn nhập

2.1. Dạng thức và biểu thức

2.2. Đồng âm và đa nghĩa: lưỡng nghĩa từ vựng và lưỡng nghĩa ngữ pháp

2.3. Đồng nghĩa

2.4. Từ-dạng thức thực và từ-dạng thức hư

2.5. Nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp

Chương 3: Định nghĩa về nghĩa của từ

3.0 Dẫn nhập

3.1. Sở thị và nghĩa hệ thống

3.2. Biểu thức cơ bản và không cơ bản

3.4. Điển mẫu ngữ nghĩa

Chương 4: Cách tiếp cận cấu trúc

1

4.0 Dẫn nhập

4.1. Nghĩa học cấu trúc

4.2. Phân tích thành tố

4.3. Cơ sở thực tiễn cho cách phân tích thành tố

4.4. Dẫn ý và thế giới khả hữu

4.5. Quan hệ về nghĩa hệ thống và định đề ngữ nghĩa

PHẦN 3 – NGHĨA CỦA CÂU

Chương 5: Câu có nghĩa và câu vô nghĩa

5.0Dẫn nhập

5.1. Tính ngữ pháp, tính khả chấp và tính có nghĩa

5.2. Tính có nghĩa của câu

5.3. Tính khả chỉnh và tính chuyển dịch

5.4. Tính thẩm định và thẩm định luận

5.5. Mệnh đề và nội dung mệnh đề

5.6. Ý nghĩa phi thực tại và thuyết xúc cảm

5.7. Điều kiện chân trị

5.8. Trùng ngôn và mâu thuẫn

Chương 6: Nghĩa câu và nội dung mệnh đề

6.0Dẫn nhập

6.1. Nghĩa chủ đề

6.2. Câu đơn và câu phức hợp

6.3. Hàm chân trị (1): phép hội và phép tuyển

6.4. Hàm chân trị (2): hàm ý

6.5. Hàm chân trị (3): phép phủ định

6.6. Kiểu câu, kiểu tiểu cú và thức

6.7. Nghĩa của câu nghi vấn và câu trần thuật

6.8. Những kiểu câu phi trần thuật khác: câu cầu khiến, câu cảm thán, câu ý nguyện

v.v...

Chương 7: Hình thức hoá nghĩa câu

7.0Dẫn nhập

7.1. Nghĩa học hình thức và ngữ nghĩa học

7.2. Tính hợp tố, đẳng cấu ngữ nghĩa và ngữ pháp, tiết kiệm dạng thức biểu hiện

7.3. Cấu trúc sâu và sự biểu diễn ngữ nghĩa

7.4. Quy tắc chiếu xạ và hạn chế lựa chọn

7.5. Ngữ pháp MONTAGUE

7.6. Thế giới khả hữu

2

PHẦN 4 – NGHĨA CỦA PHÁT NGÔN

Chương 8: Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung

8.0Dẫn nhập

8.1. Phát ngôn

8.2. Hành động tạo lời

8.3. Lực ngôn trung

8.4. Nhận định, hỏi và cầu khiến

Chương 9: Ngôn bản và diễn ngôn; ngữ cảnh và văn cảnh

9.0. Dẫn nhập

9.1. Câu-ngôn bản

9.3. Nghĩa của phát ngôn và ngữ cảnh

9.4. Hàm ý và hàm ngôn quy ước

9.5. Hàm ngôn hội thoại

9.6. Ngữ cảnh là gì?

Chương 10: Tính chủ quan của phát ngôn

10.0. Dẫn nhập

10.1. Quy chiếu

10.2. Tính trực chỉ và trực chỉ

10.3. Phạm trù ngữ pháp thời

10.4. Phạm trù ngữ pháp thể

10.5. Tình thái, biểu thức tình thái và thức

10.6. Tính chủ quan và tác thể tạo lời

John Lyons (1995). Linguistic Semantics: An Introduction. Cambridge University

Press.

URL: http://ngonngu.net?p=150

Linguistic Semantics: An Introduction

Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ

• Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và

nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ

năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và

diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa

3

1.0.Dẫn nhập

Trong chương này, chương được xem là cơ sở của toàn bộ Phần 1, ta đề cập đến những

khái niệm cơ bản nhằm đặt ngữ nghĩa học trên một nền tảng lí thuyết vững chắc. Mặc dù

đây là một trong những chương dài nhất của cuốn sách và lại bao gồm một số vấn đề đôi

khi mang tính đòi hỏi khá cao đối với những ai chưa quen với ngữ nghĩa học, tôi cũng

đã cố ý không chia chương này ra thành 2 chương (hoặc nhiều hơn), bởi vì tôi muốn

nhấn mạnh đến một điều là các vấn đề được đề cập ở đây đan quyện vào nhau và trước

sau đều quan yếu như nhau.

Những độc giả gặp một số vấn đề khó hiểu từ những trang đầu tiên không nên quá bận

tâm về chúng. Họ có thể trở lại với chúng khi đọc ba phần tiếp theo của cuốn sách và sẽ

thấy những phân biệt đa dạng về thuật ngữ nêu ra ở chương này được thực sự ứng dụng

như thế nào. Quả thật, đây là cách duy nhất để chắc rằng ta hiểu chúng. Việc nêu ra từ

đầu sách những phân biệt quan yếu về hệ thuật ngữ cơ sở và về quy ước trình bày sẽ

giúp độc giả tham khảo chúng dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp họ hiểu dễ dàng hơn

bản chất của hệ khái niệm và khung thuật ngữ mà tôi sử dụng, nếu đem so sánh với

những tác giả khác được dẫn ra trong mục ‘Những gợi ý tham khảo tiếp theo’.

Ta bắt đầu và kết thúc chương này với câu hỏi cơ bản nhất, câu hỏi mà nghĩa học, cả

ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ, đều mong muốn tìm thấy một câu trả lời thoả đáng cả về lí

thuyết lẫn kinh nghiệm: nghĩa là gì? Câu hỏi này được đặt ra một cách không chuyên

môn trong mục 1.1; trong mục 1.7 ta điểm lại tóm tắt một vài trong số những câu trả lời

khái quát mà các nhà triết học, ngôn ngữ học và các khoa học khác đã đưa ra trong quá

khứ và gần đây.

Giữa hai mục này tôi chen vào mục 1.2, dành cho cái mà tôi gọi là siêu ngôn ngữ của

ngữ nghĩa học và mục 1.3, dành cho việc xác lập phạm vi của ngữ nghĩa học, ở một mức

độ chi tiết hơn những gì mà tôi đã nêu trong Lời nói đầu. Việc nên có một mục riêng để

xem xét mối quan hệ giữa ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ chỉ là một điều

mong đợi. Điều quan trọng là độc giả thấy được rằng có nhiều cách, trong đó cái địa hạt

của ngữ nghĩa học, một mặt được người nghiên cứu định nghĩa như một phần của nghĩa

học rộng hơn và mặt khác, như một phần của ngôn ngữ học; và độc giả cũng nên thấy

được ngay từ đầu cách định nghĩa về ‘ngữ nghĩa học’ của tôi là có khác so với các tác

giả khác.

Thuật ngữ ‘siêu ngôn ngữ’ và tính từ tương ứng của nó, như ta sẽ thấy trong các chương

sau của sách này, ngày nay được sử dụng khá rộng rãi khi thảo luận về những vấn đề cụ

thể của ngữ nghĩa học. (Hai thuật ngữ này sẽ được giải thích đầy đủ trong mục 1.2) Tuy

nhiên, các nhà lí thuyết và thực hành ngữ nghĩa học thường không thảo luận, một cách

hiển ngôn và dưới hình thức những thuật ngữ chung, mối liên hệ giữa siêu ngôn ngữ

hàng ngày của ngữ nghĩa học và siêu ngôn ngữ có tính chuyên môn hơn mà họ dùng

4

trong các công trình của mình. Tôi dành ở đây một số trang để bàn về vấn đề này, bởi vì

tôi nhận thấy tầm quan trọng của nó đã không được thừa nhận rộng rãi như đáng ra nó

phải được thừa nhận.

Ba mục tiếp theo sẽ dành cho một số phân biệt, giữa ngôn ngữ và lời nói, ‘langue’ và

‘parole’, ‘ngữ năng’ và ‘ngữ thi’, giữa hình thức và nghĩa, giữa câu và phát ngôn, là

những phân biệt mà hiện nay đều được thừa nhận, ở những mức độ chung nào đó, là

thuộc vốn thuật ngữ của nhà ngôn ngữ học, mặc dù chúng thường không được định

nghĩa theo một cách giống nhau. Một lần nữa, tôi phải dành thêm một số trang, nhiều

hơn thường lệ, cho một số những phân biệt này. Tôi cũng phải tìm cách làm rõ những gì

thường hay bị lẫn lộn, một mặt, khi thảo luận về câu và phát ngôn, và mặt khác khi thảo

luận về ngữ năng và ngữ thi. Tất nhiên, tôi tìm cách giải thích những khác biệt này trong

bối cảnh hiện nay, gắn với những ứng dụng cụ thể của chúng trong nghĩa học (và ngữ

dụng học) và gắn với việc dùng chúng để tổ chức cuốn sách này.

Đọc tiếp: 1.1. Nghĩa của ‘nghĩa’

URL: http://ngonngu.net?p=131

Linguistic Semantics: An Introduction

Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ (1)

• Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và

nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ

năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và

diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa

1.1. Nghĩa của ‘nghĩa’

Theo truyền thống, nghĩa học được định nghĩa là sự nghiên cứu nghĩa; và đây chính là

định nghĩa mà ta chấp nhận ngay từ đầu. Nhưng có phải tất cả các kiểu loại ý nghĩa đều

nằm trong phạm vi của nghĩa học, hay chỉ có một số trong chúng mà thôi? Trong ngữ

cảnh như vậy thì ‘nghĩa’ biểu thị cái gì?

Giống như nhiều từ tiếng Anh khác, danh từ ‘nghĩa’ và động từ phái sinh ‘có nghĩa, có

ý’ được dùng trong một loạt ngữ cảnh khác nhau và với vài ý nghĩa khác biệt nhau. Lấy

ví dụ trường hợp của động từ, nếu ta nói

(1) Mary means well,

5

(Mary tỏ thiện ý)

ta hàm ý rằng Mary có chủ ý tốt, rằng cô ta có ý không gây hại. Tuy nhiên, hàm ý về chủ

định này tất sẽ bị mất đi trong một phát ngôn như:

(2) That red flag means danger.

(Lá cờ đỏ ấy biểu thị sự nguy hiểm)

Khi nói câu này, người ta tất không hề hàm ý rằng lá cờ có ý gây nguy hiểm cho bất kì

ai; người ta thông báo rằng lá cờ đó được dùng (thể theo một quy ước đã được xác lập

trước đó) để chỉ ra rằng có sự nguy hiểm đâu đó chung quanh nó, chẳng hạn như có một

đường nứt trên sườn đồi đầy tuyết hoặc có mìn sắp nổ ở công trường đá bên cạnh.

Tương tự với cái cách dùng động từ ‘có nghĩa’ ở trường hợp lá cờ đỏ, ít nhất là ở một

phương diện nào đó, là cách dùng nó trong phát ngôn sau:

(3) Smoke means fire.

(Có khói nghĩa là có lửa)

Trong (2) và (3) một cái gì đó được coi là tín hiệu (sign) của một cái khác: nhờ sự hiện

diện của tín hiệu, là lá cờ hoặc khói, bất kì ai với hiểu biết cần thiết tối thiểu đều có thể

suy đoán về điều mà tín hiệu đó biểu thị (signifies), tuỳ theo trường hợp, là sự nguy

hiểm hoặc lửa.

Thế nhưng giữa (2) và (3) lại có một khác biệt quan trọng. Trong khi khói là một tín

hiệu tự nhiên (natural) của lửa, liên hệ một cách có nguyên do với cái mà nó biểu thị,

thì lá cờ đỏ là dấu hiệu quy ước (conventional) để biểu thị sự nguy hiểm: nó là một biểu

trưng (symbol) được con người xác lập. Những sự phân biệt này, một mặt giữa cái có

chủ định và không chủ định, mặt khác giữa cái có tính tự nhiên và cái do quy ước, hay

có tính biểu trưng, từ lâu và cho đến hiện nay vẫn là trọng tâm của những khảo cứu lí

thuyết về nghĩa.

Việc động từ ‘có nghĩa, có ý’ (‘mean’) được dùng với những nghĩa khác nhau trong

phạm vi các ví dụ mà tôi vừa dẫn ra là một điều hiển nhiên, xuất phát từ cái thực tế rằng

câu:

(4) Mary means trouble

là một câu nói mơ hồ: nó có thể được hiểu như trong (1) Mary means well (Mary tỏ

thiện ý) hoặc như trong (3) Smoke means fire (Có khói nghĩa là có lửa). Quả thật, với

một ít tưởng tượng, có thể nghĩ ra một ngữ cảnh, hay một tình huống trong đó động từ

‘có nghĩa, có ý’ trong phát ngôn (4) Mary means trouble có thể được giải thuyết một

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!