Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Hen phế quản 2 ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khuyến cáo hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc - Cần Thơ 2005 4
HEN PHẾ QUẢN
PHẦN A: CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT TẠI HỘI NGHỊ
Những thông báo đầu tiên về Hen phế quản (gọi tắt: Hen) xuất hiện từ thời
cổ đại Trung Hoa (thời Tam hoàng Ngũ đế 3000-2500 TCN). Trải qua
5000 năm, mãi đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, từ năm 1992 mới mở
đầu một thời kỳ với những tiến bộ mang tính đột phá trong phòng chống
hen. Năm 1993 ra đời “Công ước quốc tế về chẩn đoán và quản lý hen”,
tiếp theo là “Chiến lược toàn cầu kiểm soát hen - GINA” năm 1998, hoàn
chỉnh 2000, 2002, 2004, và gần đây nhất “Chương trình kiểm soát hen
triệt để - GOAL” được công bố tháng 2/2004.
I. ĐỊNH NGHĨA
GINA 2004 định nghĩa như sau: Hen là một tình trạng viêm mạn tính đường
thở, với sự tham gia của nhiều tế bào viêm. Tình trạng viêm nói trên làm
tăng phản ứng đường thở gây ra các cơn khò khè, ho, nặng ngực và khó thở
lặp đi lặp lại thường xẩy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các biểu hiện đó
luôn thay đổi và có thể hồi phục tự nhiên hoặc do điều trị.
Cần lưu ý:
- Lâm sàng: Khó thở là triệu chứng chính, xuất hiện từng cơn vào ban
đêm hoặc sáng sớm, khó thở chậm, khó thở ra hoặc biểu hiện bằng các
triệu chứng khác như khò khè, ho. Nghe phổi trong cơn có ran rít ran
ngáy. Các triệu chứng này có thể tự hết hoặc do điều trị.
- Thông khí phổi: Có rối loạn thông khí tắc nghẽn biểu hiện qua đo chức
năng thông khí phổi. Các rối loạn này có hồi phục hoàn toàn tức là:
FEV1 tăng trên 12% hoặc 200 ml sau khí dung 200 - 400 mcg thuốc
giãn phế quản tác dụng nhanh (salbutamol).
- Tính tăng phản ứng phế quản cũng là một đặc điểm của hen có thể
đánh giá bằng test histamin hoặc axetylcholin – Tuy nhiên do test có thể
gây một số tai biến nên ít được sử dụng trong thực hành hàng ngày.
- Về phương diện sinh lý bệnh, Viêm mạn tính đường thở với nhiều tế
bào ái toan là nét đặc trưng của viêm trong hen, khác biệt với tình trạng
viêm trong các bệnh lý khác của hệ hô hấp.