Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu “Hâm Nóng Toàn Cầu” và Sức Khỏe pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
186.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1633

Tài liệu “Hâm Nóng Toàn Cầu” và Sức Khỏe pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

“Hâm Nóng Toàn Cầu” và Sức Khỏe

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Câu Chuyện Thầy Lang)

“Vào cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng cao hơn bây giờ khoảng một thước và

nhiều tiểu bang thấp ven biển Hoa Kỳ (như Louisiana và Florida) sẽ bị nhận chìm. Lý do

là trái đất ngày một nóng, làm rã các băng đảo ở Bắc cực, nước tràn vào biển khơi”.

Đó là kết quả nghiên cứu của nhiều khoa học gia, trong đó có tiến sĩ địa chất Jonathan

Overpeck, Đại học Arizona ở Tuscon, được công bố trên tạo chí Science vào tháng 3 năm

2006.

Hội nghị giữa 2500 các nhà khoa học, kinh tế và chuyên viên hoạch định chính sách của

120 quốc gia đã họp tại Bangkok, Thái Lan, vào tháng 5 năm 2007. Hội nghị đã đưa ra

khuyến cáo mạnh mẽ rằng, thế giới phải tìm cách thay đổi lối sống và thói quen sử dụng

nhiên liệu, phải dùng các nguồn năng lực thiên nhiên như mặt trời, gió hoặc từ nguyên tử

năng…để có thể mang mức độ khí thải nhà kính hiện nay xuống bằng với mức độ năm

2000. Nếu không thì khí thải này sẽ tăng thêm 90% vào thập niên 2030.

Tuần lễ cuối tháng 9 năm 2007 vừa qua được giới truyền thông Hoa Kỳ mệnh danh là

“Tuần Lễ Khí Hậu”, vì liên tục diễn ra các hội họp thảo luận về “hâm nóng toàn cầu” và

giới hạn khí thải nhà kính. Hội họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc với 80 lãnh đạo các quốc

gia. Hội họp tại Tòa Bạch Ốc với lãnh đạo 8 quốc gia kỹ nghệ cao. Đa số đều đồng ý về

mức độ trầm trọng của thay đổi khí hậu nhưng rất bất đồng với nhau về phải làm gì bây

giờ.

Trong dịp này, tại diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo chính quyền

Bangladesh, tiến sĩ Fakhruddin Ahmed phát biểu: “Cần phải có ngay các biện pháp quyết

liệt để ngăn chặn sự gia tăng khí thải nhà kính, Nếu không, nhiệt độ trái đất sẽ gia tăng,

băng đá tan rã, nước biển dâng cao, 1/3 lãnh thổ Bangladesh sẽ nằm dưới nước biển và

25-30 triệu dân chúng nơi đây phải rời bỏ làng xóm, bơ vơ không nhà cửa”.

Theo Avis Robinson, Phó Giám đốc EPA: “Nhân loại đã thay đổi nhiệt độ của trái đất

bằng cách làm tăng mức độ khí thải nhà kính trong không gian”.

Nói chung, các khoa học gia đều đồng ý là sự thay đổi khí hậu trái đất đã thực sự xảy ra

và ảnh hưởng tới toàn cầu, đặc biệt là từ giữa thế kỷ thứ 18, với cuộc cách mạng Công

nghệ Kỹ thuật.

Thực ra, đã có nhiều thời kỳ thay đổi nhiệt độ trên trái đất từ nhiều tỷ năm vừa qua và sẽ

tiếp tục thay đổi. Nhưng sự thay đổi hiện nay do loài người gây ra thì rõ ràng hơn và hậu

quả là khí quyển của trái đất ngày một ấm hơn.

Trong suốt thế kỷ 20, nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng khoảng 0.6°C.

Với chiều hướng hiện tại, các khoa học gia ước lượng rằng vào thế kỷ tới, nhiệt độ toàn

cầu sẽ tăng từ 1.°4C – 5.°8 C. Họ cũng đồng ý rằng, chỉ một gia tăng rất nhỏ của độ nóng

toàn cầu cũng đã đủ để đưa tới thay đổi thời tiết, khí hậu và từ đó ảnh hưởng tới đời sống

của mọi sinh động thực vật trên trái đất. Ảnh hưởng xấu tốt này cũng thay đổi tùy từng

vùng và thời gian và tùy theo khả năng thích nghi của mỗi xã hội.

Lý do đưa tới “Hâm Nóng Toàn Cầu” là sự gia tăng khí thải nhà kính (Greenhouse Gases

Emission) và các sinh hoạt của loài người.

Nhà kính là một loại nhà mái bằng kính để bảo vệ rau trái trồng ở trong khỏi bị hư hỏng

bởi thời tiết.

“Khí Thải Nhà Kính–Greenhouse Gases” được dùng để chỉ các loại hơi có khả năng chặn

giữ sức nóng trong khí quyển, như hơi nước, carbon dioxýt…Khả năng này là “hiệu ứng

nhà kính- Greenhouse Effects). Hiệu ứng nhà kính có vai trò điều hòa nhiệt độ không khí,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!