Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Gốm Việt Nam doc
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
81.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1260

Tài liệu Gốm Việt Nam doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Gốm Việt Nam

Gốm ra đời cùng với thời kỳ đồ đá mới. Từ đó, gốm là người làm chứng đáng tin cậy cho mỗi

thời kỳ văn hóa, cho mỗi tầng văn hóa khảo cổ. Cho đến nay, gốm vẫn phát triển mạnh. Những

điều đó làm cho sự hiểu biết của con người đối với gốm qua nhiều loại, nhiều thời kỳ, nhiều xuất

xứ khác nhau, quả là vô cùng khó khăn, phức tạp, và cũng đầy hấp dẫn. Chưa một ai dám cho

mình đủ khả năng xác minh đúng mọi loại gốm ở mọi trường hợp. Tuy nhiên, một số điều thông

thường trong việc tìm hiểu gốm, tưởng cũng nên bước đầu trao đổi thống nhất, để công cuộc

sưu tầm, nghiên cứu gốm dễ được mở rộng, và đi dần vào chiều sâu.

Với ý nghĩa đó, bài này cốt mong góp được đôi phần bổ ích trong niềm tự hào vốn quí của dân

tộc, trong nghiệp vụ nghiên cứu, bảo vệ cổ vật nói chung, gốm cổ nói riêng trước tình hình mới

khi mà diện sưu tầm đã được mở rộng khắp cả nước.

Xung quanh vấn đề các loại gốm, các loại màu, các loại men

a. Các loại gốm: Gốm có nhiều loại. Chủ yếu có ba loại chính: đất nung, sành, sứ.

Sành có thể chia ra sành cứng, do xương đất đã cháy cứng, không còn bị ngấm nước.

Sành xốp, do xương đất mới kết dính nhưng chưa thật chín, còn bị ngấm nước. Trong sành

cứng có loại sành nâu (như đồ chum, vại), có loại sành trắng (như bát sành trắng).

Sứ khác sành trắng ở chỗ khi nung chín với độ mỏng nhất định, xương đất trở nên "thấu minh"

(tức là ánh sáng xuyên qua).

Giữa ba loại chính, thường có loại trung gian, như loại nửa đất nung, nửa sành; loại nửa sành,

nửa sứ.

Xét về lịch sử phát triển đồ gốm, thì đồ đất nung có trước tiên, phổ biến từ thời đại đồ đá mới.

Muộn hơn cả là sứ.

Về đất nung, có thuyết cho rằng buổi sơ khai, người ta đắp đất mỏng bên trong cái giỏ đan rồi

đem nung. Giỏ đan bằng nan cây bị cháy, còn lại hình đất bên trong đã được nung chín. Đây là

căn cứ vào những mảnh gốm nguyên thủy đào được mà mặt ngoài có mang rõ dấu hình đan.

Như vậy, nghệ thuật gốm đi từ đơn giản tiến dần đến phức tạp.

Có thuyết cho rằng nghệ thuật gốm đi từ phức tạp đến đơn giản. Vì thật khó mà biết được loài

người sử dụng đất sét từ bao giờ. Nhưng khi con người đang ở thời đại thơ ấu - cũng như đứa

bé - vốn hay bắt chước tự nhiên với sự vụng về của mình. Qua những cuộc khai quật ở Hit-xác￾lích (Hissarlik, thuộc vùng Tiểu Á châu), ở Mê-hi-cô, Yu-ca-tan (châu Mỹ - nền văn minh May-a),

người ta thấy những hình thù gốm xưa nhất nặn bằng tay phức tạp, bắt chước hình dáng loài

vật, người. Chỉ khi người ta phát chế ra bàn xoay, thì chính đồ gốm mới đi từ phức tạp đến đơn

giản.

Bàn xoay cách đây 5.000 năm đã thấy ở Ai Cập; cách đây 4500 năm đã thấy ở Tiểu Á châu. Ở

Trung Quốc, đời Ân Thương cách đây 4000 năm đã biết sử dụng bàn xoay rất thành thạo (Văn

hóa Long Sơn). Ở Việt Nam, đồ gốm di chi Phùng Nguyên cách đây 4000 năm đến 5000 năm,

cũng đã chứng minh việc sử dụng bàn xoay quen thuộc. Nhưng có điều lạ là không phải bàn

xoay trở nên phổ biến khắp nơi. Gốm châu Mỹ chưa hề làm bằng bàn xoay trước cuối thế kỷ 15.

Ở Việt Nam, đồng bào Chăm thuộc vùng Phan Rang, đến nay vẫn chưa sử dụng bàn xoay để

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!