Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Giáo trình kế toán chi phí : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ 1 ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
89
Kích thước
454.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1823

Tài liệu Giáo trình kế toán chi phí : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ 1 ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Giáo trình kế toán chi phí

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ

TOÁN CHI PHÍ

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ 1

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ

Nghiên cứu kế toán chi phí giúp cho chúng ta thấy rõ vai trò của nhà quản trị lẫn vai trò của kế

toán viên trong quản lý chi phí ở một tổ chức. Nhà quản trị thực hiện các giai đoạn nào của quá

trình quản lý ? Kế toán chi phí có thể giúp cho nhà quản trị như thế nào trong các giai đoạn này ?

Quyển sách này đề cập đến những câu hỏi đó. Trong chương này chúng ta xem xét vai trò của kế

toán chi phí ở đâu trong một tổ chức, và chủ yếu đề cập đến tổ chức là công ty sản xuất, trên cơ sở

đó làm nền tảng để nghiên cứu các chương tiếp theo.

MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ

Mục đích

Kế toán là một hệ thống thông tin chủ yếu và đáng tin cậy nhất ở hầu hết các tổ chức, hệ thống này

cung cấp tho6nng tin nhằm 5 mục đích chính sau:

Mục đích 1: Phục vụ cho việc đề ra các chiến lược tổng quát và kế hoạch dài hạn: gồm quá trình

phát triển đầu tư vào sản phẩm mới và đầu tư cho tài sản hữu hình, vô hình (bằng sáng chế, nhãn

hiệu, con người…)

Mục đích 2: Cung cấp thông tin liên quan đến các giai đoạn phân bổ nguồn lực như sản phẩm và

trọng tâm khách hàng và định giá, thường được thực hiện qua các báo cáo về khả năng sinh lời của

sản phẩm dịch vụ, loại nhãn hiệu, khách hàng, kênh phân phối v.v…

Mục đích 3: Phục vụ cho việc lập kế hoạch chi phí và kiểm soát chi phí của các mặt hoạt động,

được thực hiện qua các báo cáo về các khoản thu, chi, tài sản và trách nhiệm của các bộ phận và

những khu vực trách nhiệm khác.

Mục đích 4: Đo lường kết quả và đánh giá con người. Gồm những so sánh kết quả thực tế với kế

hoạch. Nó có thể dựa vào các thước đo tài chính và phi tài chính.

Mục đích 5: Thỏa mãn các quy định và yêu cầu pháp lý, các quy định và chế độ thường ấn định

các phương pháp kế toán phải tuân thủ. Những báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định của

chế độ kế toán, cũng như chịu ảnh hưởng của các Cơ quan Nhà nước, như vụ chế độ kế toán hoặc

hội đồng chuẩn mực kế toán.

Tong 5 múc đích trên, kế toán quản trị tập trung vào các mục đích từ 1 đến 4, kế toán tài chính chú

trọng vào mục đích 5. Kế toán chi phí cung cấp thông tin phục vụ cho kế toán quản trị và kế toán

tài chính, nên kế toán chi phí hướng đến cả 5 mục đích nói trên.

Chức năng của kế toán chi phí

Để đạt được những mục tiêu nói trên, kế toán chi phí cung cấp thông tin hỗ trợ cho một số chức

năng khác nhau về mặt tổ chức – kiểm soát hoạt động, tính giá thành sản phẩm, kiểm soát quản lý

và kiểm soát chiến lược – được trình bày qua bảng tóm tắt dưới đây:

CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ

Kiểm soát hoạt động Cung cấp thông tin phản hồi về tính hiệu quả và chất lượng của

các công việc hoàn thành.

Tính giá thành sản phẩm sản

xuất và tiêu thụ

Đo lường giá vốn của các nguồn lục đã sử dụng để sản xuất một

sản phẩm hay dịch vụ, tiêu thụ và chuyển giao sản phẩm hay

dịch vụ đó cho khách hàng.

Kiểm soát quản lý Cung cấp thông tin về kết quả của các nhà quản lý và các đơn vị

kinh doanh.

Kiểm soát chiến lược Cung cấp thông tin về kết quả tài chính và kết quả có tính cạnh

tranh lâu dài, các điều kiện thị trường, thị hiếu của khách hàng,

và các cải tiến về mặt kỹ thuật của công ty.

Nhu cầu thông tin về chi phí của các cấp quản trị thì khác nhau. ở cấp thi hành, là cấp chế tạo

nguyên liệu thành thành phẩm hay thực hiện dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thông tin cần thiết

chủ yếu nhằm để kiểm soát và cải tiến các thao tác. Thông tin không tổng hợp và thường xuyên,

thông tin có tính vật chất và hành động hơn là tài chính và kinh tế. Ở những cấp quản trị cao hơn,

như các cấp quản trị trung gian, là cấp giám sát công việc và được ra các quyết định về các nguồn

lực tài chính và vật chất, sản phẩm, dịch vụ, và khách hàng. Những nhà quản trị này có thể không

cần được thường xuyên cung cấp thông tin kế toán, nhưng thông tin có mức tổng hợp hơn. Họ sử

dụng những thông tin này để nhận diện những dấu hiệu cảnh báo về các lĩnh vực hoạt động khác

với kế hoạch cũng như những quyết định tốt hơn.

Các Ủy viên hội đồng quản trị, là cấp quản trị cấp cao được cung cấp thông titn viề chi phí có tính

tổng hợp các giao dịch và các sự kiện xảy ra ở từng cấp thi hành, khách hàng và từng bộ phận; họ

sử dung những thông tin nay để hỗ trợ cho các quyết định có hiệu quả lâu dài đối với công ty. Các

uy viên thường nhận thông tin về chi phí ít thường xuyên hơn vì họ sử dung thông tin cho các

quyết định có tính chiến lược nhiều hơn là có tính tác nghiệp. Trước đây, các nhà quản trị cấp cao

có thói quen chỉ sử dụng thông tin tài chính để đánh giá mặt kinh tế của các sự kiện xảy ra trong tổ

chức.

PHÂN BIỆT KẾ TOÁN CHI PHÍ, KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Các chuyên ngành kế toán

Kế toán cung cấp hệ thống thông tin đáng tin cậy cho nhiều đối tượng sự dụng khác nhau. Nhu cầu

thông tin của các nhóm người sử dụng thông tin khác nahu để ra quyết định có thể khái quát qua

sơ đồ sau:

NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA TỪNG NHÓM SỬ DỤNG ĐỐI VỚI TỪNG

LOẠI QUYẾT ĐỊNH

NHÓM SỬ DỤNG QUYẾT ĐỊNH CÓ NHU CẦU THÔNG TIN

Cổ đông Mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu

Chủ nợ Tăng, giảm hoặc giữ nguyên mức tín dụng nợ

Nhân viên Đệ trình yêu cầu tăng lương, thay đổi việc làm

Chính phủ Tính thuế, đánh giá tác động của công ty đến môi

trường kinh doanh

Khách hàng Mua sản phẩm của công ty

Nhà quản trị Xác định trình độ và hiệu quả để điều hành hoạt

động kinh doanh

Công chúng Đánh giá tác động về kinh tế và xã hội của công ty

Như vậy, rõ ràng những người cần ra các quyết định khác nhau luôn luôn có nhu cầu thông tin

không giống nhau. Ví dụ: Thông tin cho biết về việc công ty không chấp hành an toàn lao động

theo quy định có thể ảnh hưởng đến các quyết định của nhân viên, nhưng lại không được sự quan

tâm của khách hàng. Phân biệt nhu cầu thông tin của những đối tượng sử dụng khác nhau là một

khó khăn lớn đối với kế toán viên hoặc những người cung cấp thông tin khác mà muốn thõa mãn

tất cả đối tượng này bằng một báo cáo duy nhất hoặc bằng một số lượng báo cáo ít nhất.

Do thông tin kế toán có thể đáp ứng cho nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng khác nhau nên kế

toán được chia thành một số chuyên ngành sau:

Kế toán tài chính (KTTC)

Kế toán tài chính đặt trọng tâm vào việc ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã xảy

ra trong quá khứ, để phục vụ cho quá trình soạn thảo các báo cáo tài chính theo quy định chung.

Kế toán tài chính phản ánh sự hình thành và vận động của tài sản, nguồn vốn; quá trình kinh

doanh và kết quả của quá trình kinh doanh trong một đơn vị cụ thể, nhằm cung cấp thông tin cho

quản lý va chủ yếu cho những người bên ngoài công ty.

Kế toán chi phí (KTCP)

Là một lĩnh vực của kế toán có liên quan chủ yếu với việc ghi chép và phân tích các khoản mauc5

chi phí (nhằm tính giá thành và kiểm soát chi phí) và dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch (nhằm mục

đích lập kế hoạch và là căn cứ để dánh giá). Đôi khi kế toán chi phí còn được gọi là kế toán quản

trị vì nó cung cấp thông tin phục vụ cho chức năng quản trị, trong đó chủ yếu cho chức năng kiểm

soát và đánh giá chi phí kinh doanh cả quá khứ và tương lai.

Kế toán quản trị (KTQT)

Kế toán quản trị đặt trọng tâm giải quyết các vấn đề quản tri ở công ty. Do vậy kế toán quản trị

thiết kế thông tin kế toán nhằm cung cấp cho các nhà quản trị dùng vào việc hoạch định, điều hành

và ra quyết định kinh doanh sẽ xảy ra trong tương lai.

Phân biệt giữa kế toán chi phí, kế toán tài chính và kế toán quản trị

Người t thương phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính. Kế toán quản trị đo lường và báo

cáo các thông tin có tính chất tài chính cũng như các loại thông tin khác (phí tài chính) có tác dụng

hổ trợ cho các nhà quản trị hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Kế toán tài chính bị gò bó trong

các quy định pháp lý. Chế độ kế toán quy định các nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí, các

khoản mục được xếp vào các loại tài sản, công nợ hay định ra các quy định pháp lý về lập báo

cáo… Kế toán chi phí đo lường và báo cáo thông tin chi phí và những thông tin khác có liên quan

đến quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực của tổ chức, do đó kế toán chi phí cung cấp

thông tin cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Để phân biệt rõ kế toán chi phí, kế toán tài chính và kế toán quản trị, chúng ta nghiên cứu các

laoi5 thông tin do chúng cung cấp qua minh họa 1.1.

Mục tiêu của minh họa 1.1 nhằm khái quát các căn cứ phân biệt có tính chất phổ biến, thông dung

để làm rõ các loại thông tin, qua đó làm cơ sở định hướng để tạo lập thông tin trên các báo cáo của

kế toán tài chính, kế toán quản trị và kế toán chi phí.

Minh họa 1.1: SƠ ĐỒ PHÂN BIỆT CÁC LOẠI THÔNG TIN KẾ TOÁN

QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ TRONG CÔNG TY SẢN XUẤT

Tất cả các tổ chức đều cần thông tin kế toán để tồn tại và phát triển. Trong chương trình này,

chúng ta chỉ tập trung vào các tổ chức có mục đích lợi nhuận, mà đặc biệt là các công ty sản xuất,

vì 2 lý do:

Phần lớn các nhân viên kế toán chi phí làm việc trong các công ty sản xuất.

Căn cứ

phân biệt

Thông tin kế toán

Loại

thông tin

KTTC KTCP KTQT

Đối tượng

sử dụng chủ

yếu

Bên ngoài

doanh nghiệp

Bên trong và

ngoài DN

Bên trong doanh

nghiệp

Đặc điểm

thông tin

Cố định, quá

khứ, nguyên

tắc

Đáp ứng theo

yêu cầu

Linh hoạt, thích

hợp, tương lai

Báo cáo sử

dụng

Báo cáo tài

chính

- B/C CPSX

- Phiếu CP bộ

phận

Báo cáo theo

yêu cầu quản trị

Kỳ báo cáo Định kỳ quy

định

Định kỳ và

thường xuyên

Định kỳ và

thường xuyên

Phạm vibáo

cáo

Toàn bộ DN Chủ yếu bộ phận

Kế toán chi phí là một chuyên ngành đặc biệt của kế toán, được thiết kế cho quá trình báo cáo các

hoạt động kinh doanh của công ty.

Đăc điểm hoạt động của công ty sản xuất

Cơ cấu tổ chức của công ty sản xuất

Công ty sản xuất có ba chức năng chính hay ba mặt hoạt động trong quá trình kinh doanh đó là:

Sản xuất: bao gồm quá trình chế tạo thành phẩm để bán cho người tiêu dùng.

Bán hàng: bao gồm các hoạt động cần thiết để tiêu thụ sản phẩm.

Quản lý hành chính: bao gồm quá trình liên kết các hoạt động sản xuất với hoạt động bán hàng và

các hoạt động khác phát sinh tai công ty.

Tất cả các hoạt động đều đóng góp vào sự thành công của công ty. Người ta thương cho rằng hoạt

động sản xuất và bán hàng là hoạt động trực tiếp, có vai trò quan trọng trong các hoạt động ở công

ty, còn hoạt động nhân sự, kỹ thuật, tài chính là hoạt động gián tiếp có tính chất hành chính. Các

hoạt động thường được chia nhỏ thành nhiều bộ phận gắn với các quyền hạn và trách nhiệm cụ thể

công việc. Việc phân chia nhỏ các bộ phận tùy thuộc vào quan điểm phân quyền và đặc điểm, điều

kiện kinh doanh của từng công ty.

Cơ cấu tổ chức của công ty sản xuất có thể khía quát qua sơ đồ sau:

Minh họa 1.2 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DNSX

Qua sơ đồ trên cho ta thấy Tổng Giám đốc là nhà quản trị có toàn quyền trong điều hành hoạt

động sản xuất kinh doanh, phân quyền cho các Giám đốc có quyền điều hành các mặt hoạt động,

trong phạm vi và quyền hạn được giao. Theo quyền hạn đó Giám đốc phân quyền cho các bộ phận

cấp dưới là các bộ phận , phân xưởng sản xuất, các phòng ban…

Thông thường những người ở vị trí gián tiếp hoàn thành các chức năng quản lý hành chính của

công ty và hỗ trợ cho những ở vị trí trực tiếp. Theo nguyên tắc chung phần lớn các công ty là

không ai được phá vỡ hệ thống, mắt xích quyền hạn trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra.

Quá trình hoạt động của công ty sản xuất

Quá trình hoạt động của công ty sản xuất có thể mô tả là quá trình mà theo đó tổ chức liên kết các

thị trường để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất, va2ban1 sản phẩm. Chi phí của quá trình này

bao gồm tất cả các khoản chi phí cần thiết để đưa sản phẩm vào vị thế có thể bán được, nghĩa là

chúng bao gồm các chi phí mua vào, sản xuất, tiêu thụ, hành chính và tài chính. Quá trình này

được minh họa qua sơ đồ sau:

Minh họa 1.3 : QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DNSX

Tổng Giám

đốc

Giám đốc

Sản xuất

Giám đốc

Kinh doanh

Giám đốc

Nhân sự

Giám đốc

Tài chính

Giám đốc

Kỹ thuật

- Các FXSX

- Quản lý

kho

- Q. lý thu

mua

- Bảo trì

- Quản lý các

bộ phận KD

(Cửa hàng A,

B, C…)

- Phòng Q.

lý nhân

viên

- Đề đạt

khen

thưởng

- Kế toán

- Thủ quỹ

- Kiểm

toán

- P.K. tra

chất lượng

- P.N. cứu

PTS xuất

Mua các

nguồn lực

− Đất đai

− Nhà xưởng

− Máy móc

thiết bị

− Nguyên

vật liệu

− Năng

lượng

− Lao động

− Các dịch

vụ khác…

Tồn trữ các

nguồn lực

− Đất đai

− Nhà xưởng

− Máy móc

thiết bị

− Nguyên

vật liệu

− Dầu, than

..

Quá

trình

sản

xuất

Tồn

kho

thành

phẩm

Bán

thành

phẩm

Quá trình hoạt động qua sơ đồ trên gồm 5 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Mua các nguồn lực

Quá trình bắt đầu tổ chức, mua các yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất. Công ty thường mua

các yếu tố sản xuất theo khối lượng đủ để đề phòng thiếu hụt đình trệ quá trình sản xuất.

Có hai nguồn lực cần phân biệt: Loại thứ nhất chúng ta thường gọi là nguồn lực lâu dài hay cố

định, như đất đai nhà xưởng, máy móc thiết bị. Nguồn lực cố định tạo thành năng lực sản xuất của

công ty, nó biểu hiện đến mức tối đa. Loại thứ 2 liên quan đến yếu tố sản xuất ngắn hạn như

nguyên vật liệu, năng lượng… chúng được tiêu dùng nhanh chóng trong quá trình sản xuất, còn

nguồn lực lao động đượcbỏ qua không thuộc loại dài hạn hay ngắn hạn; nghĩa là lao động không

phải lực lượng tồn trữ sản xuất.

Giai đoạn 2: Tồn trữ nguồn lực

Khi các yếu tố đầu vào của các quá trình sản xuất được mua, chúng được dự trữ để chờ đưa vào

quá trình sản xuất. Tồn trữ các yếu tố đầu vào dễ nhận diện nhất là nguyên liệu cất giữ trong kho,

tùy vào nhu cầu sản xuất, đặc điểm của từng loại nguyên liệu mà công ty mua vào dự trữ cho sản

xuất.

Dự trữ các nguồn lực dài hạn và ngắn hạn phụ thuộc vào bản chất của quá trình sản xuất, cũng như

các mức giá trên thị trường của các yếu tố đó.

Giai đoạn 3: Quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất được bắt đầu từ quá trình chuyển nguyên liệu từ kho vào phân xưởng sản xuất,

ở đó chúng được kết hợp với máy móc, sức lao động, năng lượng, phụ liệu và các nguồn lực khác

theo tỷ lệ nhất định để tạo ra thành phẩm.

Độ dài của chu kỳ sản xuất (quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành thành phẩm) sẽ phụ thuộc

vào bản chất của quá trình đó.

Dù cho phương pháp hoặc tốc độ quá trình sản xuất như thế nào, kỹ thuật của quá trình đó cơ bản

là giống nhau. Ở đầu vào các yếu tố đưa vào quá trình theo các tỷ lệ và ở đầu kia, thành phẩm tạo

ra.

Giai đoạn 4: Sự tồn trữ thành phẩm

Vào giai đoạn hoàn thành quá trình sản xuất thành phẩm được chuyển vào kho để đem bán. Mục

đích của công ty là đảm bảo sao cho có sự cân đối giữa số lượng thành phẩm với số lượng có thể

tiêu thụ. Số lượng thành phẩm trong kho ở bất kỳ thời điểm nào cũng đại diện cho số lượng thành

phẩm hoàn thành, nhưng chưa tiêu thụ được.

Giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạt động là bán thành phẩm cho khách hàng. Quá trình tiêu thụ

được xem là chấm dứt khi thành phẩm đã giao cho khách hàng. Giai đoạn này của quá trình sẽ bao

gồm các yếu tố đầu vào, các yếu tố của quá trình tiêu thụ, tiếp thị và quản lý hành chính.

Quá trình vận động của chi phí trong công ty SX

Công ty sản xuất cung cấp sản phẩm hữu hình, mà chúng hình thành từ nguyên vật liệu được mua

từ các công ty sản xuất hoặc công ty thương mại. Đến cuối kỳ, tồn kho của công ty sản xuất gồm

nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Quá trình vận động của chi phí trong công ty

sản xuất được khái quát qua sơ đồ sau:

CHI PHÍ BCĐKT KQHĐKĐ

T

N

G

C

HI P

HÍ S

N

X

U

T

KIN

H

D

O

A

N

H

Mua NVL TỒN KHO

NVL

Chi phí SXTT

khac

TỒN KHO

SPDD

Doanh thu

Tồn kho

thành

phẩm

Giá vốn

CPSX gián tiếp hàng bán

CPKHTSCĐ

TSCĐ

Lãi gộp

CP đầu tư

vào TSCĐ

CP HĐKD

khác

CP HĐKD phát

sinh trong kỳ

Lãi HĐKD

(-)

(=)

(-)

(=)

(1) (2) (3) (4) (5)

Sơ đồ trên nhằm minh họa quá trình vận động của chi phí ở công ty sản xuất, bao gồm các loại chi

phí của các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, với quá trình vận động của chúng qua các

báo cáo tài chính.

Từ sơ đồ trên cho ta thấy mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh. Căn cứ trên mối quan hệ đó, giá vốn hàng bán ở công ty sản xuất có thể được xác định qua

các bước sau:

Giá vốn

hàng bán =

Trị giá TP

tồn kho ĐK +

Giá trị TP

nhập kho -

Giá trị TP

tồn kho CK

Trị giá TP

nhập kho =

Trị giá SP dd

ĐK +

Tổng CPSX

phát sinh -

Trị giá SP

dd CK

Tổng CPSX

phát sinh =

CPNVLTT

trong kỳ

+ CPNCTT

trong kỳ

+ CPSXC

trong kỳ

KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG MÔI TRƯƠNG CẠNH TRANH TOÀN CẦU

Khởi sự vào giữa thập nie6n, các công ty sản xuất ở Bắc Mỹ và Châu Âu phải đối đầu với sự cạnh

tranh gay gắt với các công ty nước ngoài có ưu thế hàng hóa chất lượng cao và giá thấp. Các mạng

lưới toàn cầu huy động và chi tiêu vốn để mua và vận chuyển nguyên liệu, và để phân phối thành

phẩm cho phép những nhà sản xuất giỏi nhất dù đóng ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tiếp cận

với những thị trường nội địa trên khắp thế giới. Trong môi trường toàn cầu hiện nay, một công ty

có chi phí và chất lượng ngang băng với các đối thủ cạnh tranh nội địa chưa đủ để có thể tồn tại và

thịnh vượng nếu chi phí, chất lượng và sản phẩm của công ty đó không tốt như các công ty hàng

đầu trên thế giới.

Các hệ thống trước đây mà các công ty đã sử dụng trong nhiều thập niên để đo lường chi phí sản

phẩm ngày nay đã cung cấp những thông tin bị bóp méo nhiều. Những hệ thống này không thể

phân bổ một cách chính xác chi phí của những nguồn lực gián tiếp khổng lồ cần thiết để thiết kế,

sản xuất, tiếp thị,bán, giao sản phẩm và dịch vụ. Những sai sót do hệ thống tính giá thành gây ra vì

không còn phản ảnh được mặt kinh tế của các hoạt động hiện hành đã khiến các nhà quản lý, các

nhà thiết kế, và các nhà điều hành trực tiếp không có được các quyết định đúng đắn.

Những yêu cầu mới đối với thông tin kế toán chi phí

Trong môi trường cạnh tranh mãnh liệt, các nhà quản lý của cả các tổ chức dịch vụ lẫn các công ty

sản xuất đầu cần có thông tin chính xác, thích hợp về các chi phí thực tế. Đối với các công ty sản

xuất, các nhà quản lý cần thông tin để làm các việc sau:

Giúp các kỹ sư thiết kế những sản phẩm mà có thể được sản xuất một cách hiệu quả.

Báo hiệu nơi nào trong các hoạt động sản xuất cần cải tiến về chất lượng, năng suất, và tốc độ.

Hướng dẫn các quyết định về cơ cấu sản phẩm.

Lựa chọn các nhà cung cấp.

Thương lượng giá, đặc điểm sản phẩm, chất lượng, phương thức giao hàng, và dịch vụ với khách

hàng…

Các nhà quản lý ở các công ty dịch vụ cần đo lường một cách chính xác chi phí và khả năng sinh

lời của các loại sản phẩm, các bộ phận thị trường, và từng loại sản phẩm và khách hàng. Cả các

nhà quản lý các công ty sản xuất lẫn công ty dịch vụ đều cần các hệ thống kiểm soát hoạt động

mà có thể giúp họ cải tiến chi phí, cải tiến chất lượng, và giảm thời gian làm việc của nhân viên.

Ngày nay kế toán viên chi phí thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi thông tin tốt hơn bằng cách sử dung hệ

thống tính giá thành dựa trên hoạt động, là hệ thống đo lường chính xác hơn chi phí của các

hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, và khách hàng. Các hệ thống kiểm soát chi phí dựa trên hoạt động

là hệ thống cung cấp thông tin phản hồi đúng lúc để nhận biết và cải tiến chi phí, là hệ thống liên

kết các quyết định và hành động hiện hành với các lợi ích tài chính lâu dài.

Hệ thống tính giá thành dựa trên hoạt động

Ngày nay, các tổ chức sản xuất và dịch vụ đang vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên

hoạt động gọi tắt là ABC, để giải quyết hạn chế của các hệ thống tính giá thành truyền thống trong

việc phân bổ một cách chính xác các khoản chi phí gián tiếp của họ. Ngày nay có rất nhiều

công ty sản xuất có chi phí gián tiếp gấp 5, 10 lần chi phí lao động trực tiếp. Các hệ thống tính giá

thành truyền thống phân bổ những khoản chi phí để lộ những sai lầm lớn trong chi phí phân

bo613cho sản phẩm và khách hàng.

Các hệ thống tính giá thành dựa trên các hoạt động (ABC) tránh được những phân bổ chủ quan và

những nhầm lẫn về chi phí theo sau bằng cách: Trước hết phân bố chi phí của các nguồn nhân lực

cho những hoạt động có sử dung các nguồn lực đó. Sau đó chi phí của hoạt động được phân bổ

cho sản phẩm, dịch vụ và khách hàng mà gây ra nhu cầu hoặc được hưởng lợi từ những hoạt động

đã hoàn thành đó. Điều này có nghĩa là chi phí mua nguyên liệu được phân bổ cho các mặt hàng

mua vào, chi phí thiết kế sản phẩm được phân bổ cho những sản phẩm mới được thiết kế, và chi

phí hỗ trợ khách hàng được phân bổ cho cá nhân khách hàng.

Quản lý dựa trên hoạt động

Lúc đầu các công ty sử dụng phương pháp tính giá thành dựa trên hoạt động để phân tích các số

liệu tài chính trước đây. Họ phân bổ các chi phí hoạt động kinh doanh của kỳ gần nhat61cho sản

phẩm và dịch vụ sản xuất và khách hàng được phục vụ trong kỳ đó. Quá trình này cho phép các

nhà quản lý nhận biết chi phí thực tế của các hoạt động và quy trình thực hiện trong kỳ vừa qua và

khả năng sinh lợi của các loại sản phẩm, dịch vụ và khách hàng của kỳ trước đó. Thông tin này trở

thành thông tin căn bản để hành động, thường được xem như quản lý dựa trên hoạt động

(ABM) trong kỳ sắp đến. ABM bao gồm rất nhiều quyết địh để thực hiện các công việc sau:

Điều chỉnh phương pháp tính giá, cơ cấu sản phẩm, và cơ cấu khách hàng

Củng cố mối quan hệ giữa khách hàng với nhà cung cấp

Cải tie5n1 mẫu mã của sản phẩm và dịch vụ

Thực thi các hoạt động hiệu quả hơn

Loại bỏ nhu cầu phải thực hiện một số hoạt động nhất định mà không tạo ra giá trị đối với khách

hàng

Thí dụ ABM quản lý dực trên hoạt d9o6ng556bao gồm những nỗ lực hiện nay để tái bố trí và cải

tiến các quá trình kinh doanh và đầu tư vào những công nghệ mới mà làm giảm chi phí thực hiện

các hoạt động chủ yếu.

Ngày nay các công ty hàng đầu còn vận dụng các hệ thống tính giá thành dựa trên hoạt động của

họ tròng các mô hình dự báo. Thay vì chỉ nhập các số liệu lịch sử vào hệ thống tính giá thành dực

trên hoạt động, các công ty này đã sử dụng các số liệu dự toán để ước tính chi phí của hoạt động

trong kỳ tương lai. Ngoài ra họ còn ước tính chi phí tương lai của việc sản xuất sản phẩm và phục

vụ khách hàng. Những con số dự báo này giúp các nhà quản trị có các quyết định tốt hơn trước khi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!